Mụn nhọt ở mông nguy hiểm ra sao? Nguyên nhân & Cách điều trị
Tình trạng mụn nhọt có thể phát triển ở bất cứ khu vực nào trên cơ thể của chúng ta. Tuy nhiên, ngoại trừ vùng mặt thì mọi người dường như không quá để tâm đến loại mụn này. Hậu quả thường thấy nhất chính là các nốt mụn tan đi, để lại những nốt thâm, theo thời gian các đám thâm mụn này tạo thành những khu vực tổn thương, rất khó để chữa lành. Các chuyên gia cho rằng mụn nhọt khá nguy hiểm, nếu chúng ta không điều trị đúng cách, đặc biệt là mụn ở những khu vực nhạy cảm như mụn ở mông. Vậy có phương pháp nào khắc phục mụn nhọt ở mông triệt để mà không để lại sẹo thâm, gây mất thẩm mỹ? Cùng khám phá ngay!
Biểu hiện của mụn mông là gì?
Trên thực tế, mụn nhọt xuất hiện ở vùng mông không phải là vấn đề quá hiếm gặp và có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, thuộc độ tuổi nào. Tình trạng này tương đối phổ biến ở trẻ em trong giai đoạn sơ sinh với sức đề kháng kém hoặc ngay cả người trưởng thành cũng thường xuyên bắt gặp dấu hiệu mụn nhọt trên cơ thể. Với vị trí nhạy cảm như vùng mông thì điều này càng trở nên khó chịu hơn bao giờ hết khi mà chúng ta ngồi hoặc nằm. Thậm chí đây còn là những điều bắt buộc để đáp ứng các hoạt động sống của cơ thể.
Thông thường, các nốt mụn nhọt ở vùng mông thường đi kèm với tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy hay thậm chí là đau rát. Ban đầu các nốt mụn này tương tự như mụn cám với kích thước khá bé và nhân trắng đục bên trong. Theo thời gian, cùng với sự cọ xát của quần áo, khó khăn trong việc quan sát và điều trị khiến các nốt mụn bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm, tạo nên tình trạng sưng phù, tấy đỏ và hình thành nên những nốt mụn nhọt với kích thước lớn dần.
Trường hợp mụn phát triển nặng hơn chúng ta có thể nhận thấy cảm giác đau nhói rõ rệt, nhọt sưng to, hình thành nhân mủ lớn và mẩn đỏ những vùng xung quanh. Nếu chúng ra không có phương pháp điều trị sớm, mụn sẽ bị vỡ ra, lây lan nhanh chóng sang những vùng da khác, kết hợp với tình trạng lở loét gây nhiễm trùng nặng hơn, thậm chí là hoại tử da. Sau khi điều trị khỏi, những vị trí xuất hiện mụn sẽ để lại những vết sẹo lớn, thâm đen, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến chúng ta mất tự tin khi diện những bộ cánh khoe vòng ba.
Nổi mụn nhọt ở mông có nguy hiểm không?
Xét trên góc độ y khoa, mụn nhọt mọc ở mông có thể được xem là một dạng bệnh lý viêm nhiễm thường xuất hiện trên bề mặt da. Tuy nhiên, dạng mụn nhọt có chứa nhân mủ đi kèm cảm giác đau rát chủ yếu xuất hiện ở vùng mông. Các bác sĩ đánh giá mức độ gây biến chứng nguy hiểm cho cơ thể là không quá cao. Trường hợp không có biện pháp điều trị thì dạng mụn này phát triển rất nhanh, gây đau rát, khó chịu kéo dài và ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ.
Với các thao tác hàng ngày, khả năng mụn nhọt ở vùng mông diễn biến theo chiều hướng nặng hơn là khá cao. Ban đầu chỉ là một nốt mụn nhỏ nhưng theo thời gian, kết hợp cùng những điều kiện lý tưởng, các vi khuẩn trên bề mặt có thể tạo nên rất nhiều nốt mụn nhọt ở hai bên mông. Cần thiết phải có những biện pháp cắt đứt sự lan tỏa này như sử dụng thuốc hay mặc đồ thông thoáng, hạn chế va chạm. Hơn thế nữa, vùng mông không phải là môi trường thuận lợi để triệt tiêu vi khuẩn gây hại nên nếu bị ảnh hưởng bởi một số bệnh lý rất có thể bạn sẽ bị nhiễm trùng máu, viêm loét nghiêm trọng, cực kỳ ảnh hưởng đến thể trạng sức khỏe.
Cần xác định những nguyên nhân gây nên sự phát triển của mụn nhọt ở mông, từ đó tìm ra phương pháp điều trị kịp thời.
Nguyên nhân dẫn đến xuất hiện mụn nhọt ở mông
Mụn nhọt ở mông có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
1. Các bệnh về da
Trường hợp cơ địa không tốt thường xuyên mắc phải một số bệnh ngoài da như bệnh viêm nang lông, viêm lỗ chân lông, áp xe da, dày sừng nang lông… Cũng là một trong những lý do tạo điều kiện cho da vùng mông dễ hình thành mụn nhọt.
Trong đó, các bác sĩ nhận định nguyên nhân gây mụn nhọt vùng mông chủ yếu tiến triển lên từ việc che chắn khá kỹ bởi quần áo cũng như các hoạt động ngồi, nằm hàng ngày nên mồ hôi tiết ra có xu hướng tồn đọng lại. Bên cạnh đó, việc không được chăm sóc đúng cách khiến cho các tế bào da chết, bụi bẩn, vi khuẩn liên tục tích tụ gây bít tắc lỗ chân lông. Kết hợp của những điều kiện trên khiến cho vùng da ở mông nảy sinh nhiều vấn đề như viêm lỗ chân lông, viêm nang lông hoặc tệ hơn nữa là mụn nhọt. Hiện tượng cọ xát liên tục với quần cũng khiến các nốt mụn phát triển nhanh hơn, gây tổn thương sâu.
2. Sự thay đổi nội tiết
Các nghiên cứu cho thấy đa phần các tình trạng mụn nhọt nặng đều xuất hiện ở nữ giới. Lý giải cho điều này, các chuyên gia cho rằng nữ giới có nội tiết tố thường xuyên thay đổi vào một số thời kỳ hoặc bị rối loạn bởi nhiều tác nhân. Điều này khiến cho tuyến dầu, mồ hôi tiết ra nhiều hơn, trong khi da vùng mông lại tương đối dày, khiến cho tuyến dầu ở khu vực này phải hoạt động mạnh mẽ hơn. Tình trạng quá tải kéo dài đã khiến cho mụn nhọt phát triển ở vùng mông với tốc độ nhanh chóng.
3. Thói quen ăn uống
Việc chúng ta bao nhiêu thực phẩm, nguồn năng lượng vào cơ thể ảnh hưởng khá nhiều đến các chức năng bên trong. Chẳng hạn như sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa đường, chất béo, đồ ăn nhanh khiến cho việc đào thải của chức năng gan bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các độc tố không thể bị loại bỏ tích tụ trong cơ thể làm tăng nguy cơ hình thành mụn nhọt.
4. Vệ sinh không đúng cách
Thực tế là không có nhiều người thực sự quan tâm đến việc tẩy da chết hay điều trị viêm nang lông, viêm lỗ chân lông ở vùng mông. Chỉ khi các bệnh lý phát triển nặng hơn người ta mới quan tâm nhiều đến việc điều trị. Đồng thời, việc mặc quần áo bị ướt, dính mồ hôi hoặc không thay đồ thường xuyên cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến sự hình thành mụn nhọt ở vùng mông.
5. Căng thẳng tâm lý
Chắc hẳn chúng ta đều biết những ảnh hưởng của vấn đề tâm lý đối với sức khỏe. Tình trạng căng thẳng cực độ kéo dài có thể khiến cơ thể dễ tổn thương trước sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh hơn. Trường hợp này, mụn có xu hướng hình thành nhanh hơn, bao gồm cả khu vực mông.
5. Do di truyền
Yếu tố di truyền có khả năng tạo ra áp lực và sự ảnh hưởng lên mọi vấn đề trong cơ thể người dù là những bệnh lý nghiêm trọng nhất cho đến một đặc điểm bất kỳ trên cơ thể. Bởi vậy nên nếu người thân trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ có mụn nhọt ở mông thì khả năng rất cao bạn cũng sẽ phải đối mặt với điều đó.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho mụn nhọt tại vùng mông hình thành và phát triển. Cần xác định vấn đề của mình nằm trong nhóm nguyên nhân nào để có phương hướng điều trị và khắc phục nhanh chóng. Tránh để sự phát triển của chúng leo thang, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể.
Cách trị mụn nhọt mông nhẹ bằng nguyên liệu thiên nhiên
Theo nhận định chuyên môn của bác sĩ tại phòng khám quốc tế Mega Gangnam, nếu như tình trạng mụn nọt ở mông ở mức độ nhẹ, bạn có thể tham khảo và điều trị bằng các nguyên liệu thiên nhiên có sẵn ở nhà và hiệu quả như sau:
1. Xử trí mụn nhọt mông bằng tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ là một trong những phương pháp tự nhiên giúp giảm viêm và chữa trị mụn nhọt ở mông. Dưới đây là cách xử lý mụn nhọt mông bằng tinh bột nghệ:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: tinh bột nghệ: 1-2 muỗng canh, nước ấm: 1-2 thìa
Bước 2: Trộn tinh bột nghệ với nước ấm
– Cho tinh bột nghệ vào một tô hoặc một chén nhỏ.
– Thêm 1-2 thìa nước ấm vào tinh bột nghệ.
– Trộn đều cho đến khi hỗn hợp trở thành một chất sệt.
Bước 3: Thoa hỗn hợp tinh bột nghệ lên vùng da bị mụn nhọt
– Sử dụng đầu ngón tay hoặc một que tre nhỏ để lấy hỗn hợp tinh bột nghệ.
– Thoa đều hỗn hợp lên vùng da bị mụn nhọt và để yên trong vòng 15-20 phút.
– Sau đó, rửa sạch với nước ấm.
2. Trị mụn nhọt mông sưng to bằng nha đam
Nha đam là một trong những loại thảo dược tự nhiên có tính chất chống viêm và kháng khuẩn, có thể giúp làm giảm việc sưng to và đau đớn khi bị mụn nhọt ở mông. Sau đây là cách sử dụng nha đam để trị mụn nhọt mông sưng to:
– Tìm một nhánh nha đam tươi và cắt một miếng vừa đủ để bao phủ lên vết mụn nhọt.
– Làm sạch vùng da xung quanh vết mụn nhọt bằng nước và xà phòng.
– Cạo lớp vỏ bên ngoài của miếng nha đam bằng dao hoặc kéo cắt.
– Áp dụng miếng nha đam lên vết mụn nhọt và giữ nó trong khoảng 20-30 phút để da hấp thụ tinh chất trong nha đam.
Sau khi đã giữ nha đam đủ lâu, rửa sạch lại vùng da bằng nước lạnh.
3. Lá mồng tơi trị mụn nhọt sưng to ở mông
Lá mồng tơi là một loại rau có tính năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm viêm rất tốt, vì vậy nó có thể được sử dụng để giảm viêm và làm dịu các triệu chứng của mụn nhọt ở mông.
Để sử dụng lá mồng tơi trong việc điều trị mụn nhọt ở mông, bạn có thể làm như sau:
– Rửa sạch lá mồng tơi với nước.
– Giã nhuyễn lá mồng tơi để lấy nước ép.
– Dùng bông tăm hoặc bông gòn thấm nước ép lá mồng tơi và đắp lên vùng da bị mụn nhọt.
– Giữ nguyên đến khi bông tăm khô hoặc trong khoảng 10-15 phút.
– Rửa lại vùng da bằng nước sạch và lau khô.
Bạn có thể lặp lại quá trình này 2-3 lần mỗi ngày để giảm thiểu sưng tấy và làm dịu vùng da bị mụn nhọt.
4. Hành tây điều trị nhọt ở mông
Hành tây là một trong những phương pháp truyền thống được sử dụng để giảm đau và viêm nhiễm của mụn nhọt ở mông. Hành tây chứa chất kháng viêm và chất chống oxy hóa, có thể giúp làm giảm viêm và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mụn.
Để sử dụng hành tây để điều trị mụn nhọt ở mông, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:
– Lấy một củ hành tây và cắt thành những lát mỏng.
– Đặt các lát hành tây lên vùng da bị mụn nhọt và dùng băng dính hoặc băng thun để giữ chúng ở đó.
– Để lại hành tây trên vùng da trong khoảng 15-20 phút, sau đó gỡ bỏ.
– Rửa lại vùng da bằng nước ấm và lau khô.
5. Trị mụn nhọt ở mông cấp tốc bằng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà có tính kháng khuẩn và chống viêm nên được sử dụng để trị mụn nhọt ở mông cấp tốc.
Cách sử dụng tinh dầu tràm trà để trị mụn nhọt ở mông như sau:
– Bước 1: Chuẩn bị tinh dầu tràm trà và một ít nước ấm.
– Bước 2: Lấy một ít tinh dầu tràm trà và thoa đều lên nhọt mông bị sưng to.
– Bước 3: Sau đó, dùng bông tắm thấm đều vào nước ấm và vắt để ráo nước.
– Bước 4: Áp bông tắm lên vùng da mông bị sưng to và giữ trong khoảng 5-10 phút.
– Bước 5: Lặp lại quá trình này 2-3 lần mỗi ngày để có kết quả tốt nhất.
Phương pháp trị mụn nhọt ở mông khác chuẩn y khoa
Trong điều kiện chăm sóc da không lý tưởng, các nốt mụn có xu hướng bị chèn ép dữ dội, dẫn đến hiện tượng sưng to, mưng mủ, tạo cảm giác cực kỳ đau đớn, khó chịu. Thời điểm này, việc tự nặn mụn là vô cùng nguy hiểm bởi bạn không thể đảm bảo các yếu tố vô trùng, cùng với việc mất quá nhiều máu, cơ thể gần như phải chịu những áp lực rất lớn. Cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra vấn đề, mức độ tổn thương từ đó có được hướng điều trị ngay lập tức.
Điều trị mụn theo hướng y khoa bằng cách sử dụng thuốc bôi
Trường hợp mụn nhọt vùng mông chỉ dừng lại ở mức độ sưng đỏ, chưa bị vỡ ra hoặc không quá đau đớn thì bạn chưa cần thiết phải đến cơ sở y tế. Các bác sĩ gợi ý cách khắc phục mụn nhọt tạm thời nếu không thể đến viện để chích rạch mụn mủ như sau:
- Đợi cho đến khi nhân mụn chín hẳn và trồi lên khá cao mới thực hiện chích mủ.
- Vệ sinh vùng mông thật sạch với nước muối sinh lý và sử dụng các dung dịch có tính sát khuẩn nhưng an toàn với làn da.
- Sử dụng loại cồn iod từ 3-5% để thoa lên những vị trí xuất hiện mụn nhọt.
- Không sử dụng tay đụng chạm vào phần có mụn vì có thể khiến đầu mụn bị chai, cứng, khó xử lý.
- Đợi trong khoảng vài ngày nếu nhân mụn mủ đẩy lên trên bề mặt có thể nặn được (vệ sinh tay, dụng cụ và vùng da cần điều trị). Sau đó sử dụng thuốc bôi kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng da. Mặc dù vậy, tốt hơn hết là bạn vẫn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được điều trị.
Nếu các nốt mụn vừa mới phát triển, không quá gây đau nhức hoặc chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống. Cần có phương pháp điều trị để đẩy nhanh tốc độ hồi phục, tránh tuyệt đối các diễn biến xấu có thể xảy ra. Những loại thuốc sát trùng được đề xuất bởi các bác sĩ mà bạn có thể cân nhắc sử dụng bao gồm: Eosine, Fucidin, dung dịch sát trùng betadine, dung dịch sát khuẩn rivanol 1%, một số thuốc đặc trị có chứa salicylic axit, hoặc benzoyl peroxide…
Để điều trị mụn nhọt ở mông dù bằng cách nào đi chăng nữa thì điều thực sự cần thiết chính là tham khảo ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ da liễu. Điều này nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra và bạn chưa biết cách phải khắc phục như thế nào. Không nên chủ quan khi xuất hiện mụn nhọt trên cơ thể bởi chúng ta không thể biết chắc tình trạng cơ địa của mình như thế nào. Tốt hơn hết là không nên tự mua thuốc kháng sinh hay bất kỳ loại thuốc nào khác nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Ngoài các phương pháp điều trị trên, bạn có thể tham khảo thêm các công nghệ thẩm mỹ chuyên sâu điều trị mụn nổi tiếng như: phương pháp trẻ hóa da bằng laser tại Mega Gangnam. Trong những năm gần đây, việc sử dụng laser để trị mụn được ưa chuộng do có nhiều lợi ích đáng kể. Laser giúp cải thiện sẹo trên da gây ra bởi mụn, đồng thời còn ngăn ngừa sự hình thành sẹo sau khi phẫu thuật và kích thích sự phát triển của tế bào da một cách khỏe mạnh.
Các biện pháp ngăn ngừa mụn nhọt ở mông
Để tránh tình trạng mông thường xuyên nổi mụn nhọt, cần có các phương án phòng tránh ngay từ bước đầu. Điều này cũng giúp bảo vệ da được tốt hơn, hạn chế các vết rạn, mụn nhọt, thâm sẹo và nhiều vấn đề khác đối với khu vực da nhạy cảm như thế này.
Lựa chọn trang phục thoải mái cũng giúp giảm mụn nhọt ở mông
– Tẩy tế bào da chết: Hoạt động trao đổi chất của cơ thể khiến quá trình đào thải tạp chất và tế bào chết diễn ra liên tục. Trong khi đó,da ở vùng mông không được chú trọng quá nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn, tạp chất ở lại trên bề mặt và sản sinh ra các thành tố gây hại cho da. Nên sử dụng các hoạt chất có khả năng loại bỏ tế bào chết và diệt khuẩn như axit glycolic trong những sản phẩm chuyên dụng để giúp lỗ chân lông được thông thoáng hơn.
– Dưỡng ẩm cho mông: Hiện tượng dày sừng nang lông, viêm lỗ chân lông hoặc thường xuyên bong tróc da cũng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn sản sinh và làm hại da. Do vậy, không thể không quan tâm đến việc dưỡng ẩm cho da vùng mông. Khu vực này không cần thiết phải sử dụng những sản phẩm chứa quá nhiều hoạt chất dưỡng. Tuy nhiên, bạn có thể tìm kiếm những loại sữa dưỡng thể, kem dưỡng chuyên dụng có chứa axit lactic. Thành phần này có công dụng khá tốt cả về dưỡng ẩm lẫn tẩy tế bào chết cho da.
– Chọn quần áo phù hợp: Mọi người có xu hướng lựa chọn những bộ trang phục theo sở thích cá nhân. Đây là điều mà không ai có thể ngăn cản được. Tuy nhiên, với những bạn có cơ địa thường xuyên nổi mụn nhọt thì nên lựa chọn những bộ quần áo thoải mái, không nên bó quá sát. Đồ lót nên sử dụng loại cotton thoáng khí, dễ chịu, hạn chế loại quá chật.
– Hạn chế tác động mạnh với làn da: Da vùng mông thực tế khá dày, nhưng theo thời gian cùng với việc cọ xát, mụn nhọt thường xuyên nổi lên thì đã mỏng yếu đi khá nhiều chính vì vậy nên tẩy tế bào chết, mặc quần áo nên hạn chế các động tác quá mạnh khiến da liên tục chà xát, liên tục tổn thương, dễ nảy sinh thêm mụn.
– Hạn chế thức ăn cay nóng gây mụn: Thực phẩm chứa quá nhiều đường, nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh hay nhiều gia vị cay, ngọt được chứng minh có khả năng gây mụn, nhất là tình trạng mụn nhọt. Những loại thực phẩm này khiến các cơ quan như gan phải hoạt động quá mức, nóng trong người, cùng với các vật chất bên trong khiến mụn phát ra tại nhiều nơi như mặt, bắp tay, mông. Cần thường xuyên bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ và tập luyện để nâng cao thể chất, phòng tránh mụn.
– Tắm ngay sau khi hoạt động thể chất mạnh: Sau một ngày làm việc mệt mỏi hay tham gia luyện tập thể thao thì bạn nên tắm sớm để loại bỏ sạch bụi bẩn, mồ hôi, dầu thừa tích tụ trên bề mặt da. Đây là cách cứu cánh cho vùng mông bởi làn da không được thông thoáng, lỗ chân lông bít tắc càng lâu thì mụn càng nổi lên nhanh hơn.
– Tránh tình trạng mặc quần áo ướt, quần áo đẫm mồ hôi: Những yếu tố này làm tăng nguy cơ mụn nhọt nổi lên. Đồng thời, hạn chế được tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh, gây ảnh hưởng đến các hệ cơ quan trong cơ thể.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho các bạn những thông tin về cách điều trị mụn nhọt ở mông. Mọi thông tin về các vấn đề da liễu và dịch vụ thẩm mỹ vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ.
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?