Tại sao mặt nổi nhiều mụn trứng cá? 3+ Cách điều trị hữu hiệu
Propionibacterium acnes (P. acnes) là một loại vi khuẩn phát triển quá mức sẽ gây viêm nhiễm, dẫn đến mụn. P. acnes làm phá vỡ bã nhờn trên da, tạo thành axit béo tự do, gây kích ứng da và viêm nang lông. Đặc biệt, chúng còn tạo ra các chất độc hại làm tổn thương da và khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Mụn trứng cá là một vấn đề da liễu phổ biến, xuất hiện ở mọi lứa tuổi ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, ngoại hình và công việc của mỗi người. Đây là nỗi phiền toái mà nhiều người chưa hiểu rõ tại sao mặt nổi nhiều mụn trứng cá tới vậy.
Mụn trứng cá là gì? Cơ chế hình thành mụn
Trước khi giải đáp câu hỏi tại sao mặt nổi nhiều mụn trứng cá, bạn có biết mụn trứng cá hình thành như thế nào không?
Bác sĩ Da liễu Phạm Thu Phương giải đáp về mụn trứng cá:
Mụn trứng cá là một dạng bệnh về nang lông tuyến bã, xuất hiện tổn thương do tăng tiết bã nhờn, đọng lại các lỗ chân lông. Đi kèm với đó là hiện tượng viêm nhiễm ở nang lông tuyến bã. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là ở độ tuổi dậy thì, hoặc người có cơ địa làn da dầu.
Cơ chế gây mụn trứng cá dựa trên 4 yếu tố sau:
- Tăng tiết bã nhờn trên da: Điều này xuất hiện bởi yếu tố nội tiết bên trong cơ thể và các yếu tố bên ngoài không liên quan đến nội tiết (da bị khô do dùng mỹ phẩm xà phòng, làn da dầu, mức độ tăng tiết bã nhờn…).
- Rối loạn sừng hóa ống bã: tức là tình trạng làm hẹp, thậm chí tắc đường thoát chất bã nhờn, khiến da bị ứ đọng chất bã dưới nang lông. Khi nnag lông bị sừng hóa, tuyến bã đọng lại thành nhân trứng cá. Ở các trường hợp bội nhiễm, tuyến bã sinh mủ, viêm nhiễm lan rộng thành mụn bọc, mụn viêm đỏ.
- Vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu và đặc biệt là vi khuẩn Curtobacterium acnes trong các ống tuyến bã. Đây là vi khuẩn gram dương kỵ khí, phát triển tốt nhất trong điều kiện pH bằng 5-5,6, nhiệt độ trung bình 30-37 độ C. Nếu bị tăng tiết bã nhờn, dày nang lông tuyến bã thì điều kiện vi khuẩn phát triển mạnh tạo thành mụn trứng cá.
- Tình trạng viêm nhiễm: Do xuất hiện của vi trùng sinh mụn, tạo ra các chất sinh học, chúng hoạt hóa hệ thống bổ thể, các bạch cầu đa nhân, gây tình trạng viêm nang lông.
Tại sao mặt nổi nhiều mụn trứng cá gây viêm?
Mụn trứng cá hình thành bởi vô số nguyên nhân chính, ảnh hưởng quá trình sinh hoạt bên trong lẫn bên ngoài của mỗi người.
Thay đổi nội tiết tố
Nội tiết tố ảnh hưởng tới quá trình viêm và nổi mụn chủ yếu là do nội tiết Androgen (testosterone, dihydrotestosterone): kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, tăng tiết dầu, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông; nội tiết tố estrogen và Progesterone: làm tăng tiết bã nhờn, dẫn tới tình trạng viêm nang lông.
Quá trình thay đổi nội tiết tố xảy ra ở các nhóm đối tượng như mới dậy thì, nồng độ Androgen tăng cao dẫn đến mụn trứng cá, phụ nữ giai đoạn mang thai khi nồng độ estrogen và progesterone tăng cao hoặc giai đoạn tiền mãn kinh: lúc này nồng độ estrogen giảm mạnh, androgen tăng, làm quá trình mụn gây viêm ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Di truyền
Nếu bố mẹ bạn có tiền sử bị mụn trứng cá, hoặc làn da đề kháng yếu, cơ địa dễ mụn viêm, bạn có nguy cơ cao bị mụn hơn so với những người khác. Các gen di truyền ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến bã nhờn, khả năng miễn dịch da đặc biệt là sự phát triển của vi khuẩn P. acnes.
Vi khuẩn hình thành gây mụn
Propionibacterium acnes (P. acnes) là tên gọi của một loại vi khuẩn sống ở bề mặt da của tất cả mọi người. Khi vi khuẩn này có thể phát triển quá mức chúng sẽ gây viêm nhiễm, dẫn đến mụn. P. acnes làm phá vỡ bã nhờn trên da, tạo thành axit béo tự do, gây kích ứng da và viêm nang lông. Đặc biệt, chúng còn tạo ra các chất độc hại làm tổn thương da và khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Quá trình tăng tiết bã nhờn
Những người sở hữu làn da da dầu – nhờn là loại da có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, sản xuất dầu nhiều hơn bình thường. Về bản chất dầu nhờn không xấu, nhưng việc tăng tiết quá mức dẫn tới bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
Nguyên nhân nào khiến da nhờn hơn ở mỗi người chính bởi nội tiết tố hoặc chế độ ăn nhiều dầu mỡ, căng thẳng..
Tế bào chết trên da nhiều
Tế bào da chết có thể tích tụ trên da và làm bít tắc mọi chân lông, bụi bẩn đọng lại và dẫn đến mụn. Tế bào chết cũng có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn P. acnes sinh sôi mạnh hơn trở thành mụn viêm.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đặc biệt ảnh hưởng tới quá trình hình thành mụn. Một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống nhiều đường, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn và sữa ngọt có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá.
Theo báo cáo 2021, NCKH Da liễu – Làm đẹp Hoa Kỳ, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (GI) làm tăng lượng đường trong máu đột ngột.
Đây là nguyên nhân kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, dẫn tới bít tắc lỗ chân lông, mụn hình thành. Sữa và các sản phẩm từ sữa chứa nhiều đường có thể chứa hormone tương tự như androgen, kích thích tuyến bã nhờn.
Stress, căng thẳng
Nghe hơi vô lý nhưng khi bạn bước vào giai đoạn căng thẳng, stress kéo dài, cơ thể sản xuất ra nhiều hormone cortisol. Điều này kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, suy yếu hệ miễn dịch khiến vi khuẩn dễ dàng tấn công. Khả năng viêm nhiễm dễ xảy ra.
Môi trường tác động tới làn da gây mụn
Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân khiến da hình thành mụn nhanh chóng. Ví dụ: Bụi bẩn, khói bụi, hóa chất bám vào da gây mụn. Ngoài ra, còn có yếu tố tác động từ ánh nắng mặt trời cũng kích thích tuyến bã nhờn do tia UV, gây sạm nám và nguy cơ hình thành mụn rõ rệt.
Nước bẩn trong vệ sinh hoặc nước chưa qua xử lý cũng rất dễ làm mặt nổi mụn, trong nước bẩn chứa nhiều vi khuẩn, tạp chất gây hại cho da và làm viêm da nặng hơn, trong đó có mụn trứng cá.
Tại sao mặt nổi nhiều mụn trứng cá – do sử dụng mỹ phẩm
Một số mỹ phẩm chứa thành phần kích ứng da, làm giảm sức đề kháng cho da dẫn tới mụn. Những loại da không phù hợp cũng làm cho nguy cơ nổi mụn trứng cá nhiều hơn, ví dụ như mỹ phẩm tăng tiết dầu, sử dụng mỹ phẩm hết hạn, mỹ phẩm trôi nổi..
Giai đoạn điều trị bệnh bằng thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ra mụn trong trường hợp bạn điều trị lâu dài.
- Corticosteroid: Dùng lâu dài có thể làm tăng tiết bã nhờn, dẫn đến mụn và giảm đề kháng cho da, gây ra tình trạng giãn mao mạch, ửng đỏ, kích ứng.
- Lithium: Một thành phần thuốc dùng để điều trị rối loạn lưỡng cực, cũng có thể gây ra mụn trứng cá.
Điều trị mụn trứng cá sao cho hiệu quả nhất?
Bác sĩ Da liễu Phạm Thu Phương cho biết, có nhiều cách để điều trị mụn trứng cá, nhưng với các trường hợp mụn mọc liên quan tới nguyên nhân nội tiết tố hoặc người bị mụn không thay đổi lối sống, chế độ ăn,… thì nguy cơ mụn bị lại là rất lớn. Cho dù việc chăm sóc da mụn tại các cơ sở y tế chuyên khoa mang lại hiệu quả thì việc duy trì chăm sóc da tại nhà vẫn là điều bạn không được bỏ qua.
Chăm sóc da tại nhà giảm mụn trứng cá
Các lưu ý sau đây là cách để bạn giảm thiểu tình trạng mụn viêm lan rộng cũng như ngăn ngừa tình trạng mụn mọc trên da.
- Duy trì thói quen rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Tẩy tế bào chết cho da, làm sạch nang lông từ 1-2 lần mỗi tuần.
- Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da khỏi UV và ô nhiễm môi trường có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn mỗi ngày.
- Tránh sờ tay lên da quá nhiều hoặc tự ý nặn mụn viêm, làm cho mụn lan rộng.
Sử dụng sản phẩm trị mụn không kê đơn (hoặc theo toa)
Các sản phẩm trị mụn ở dạng vừa được bác sĩ chỉ định tùy theo tình trạng cơ địa mỗi người.
- Benzoyl peroxide: Loại bỏ vi khuẩn P. acnes và giúp làm khô da.
- Axit salicylic: Tác dụng tẩy tế bào da chết cho da mụn và thông thoáng lỗ chân lông để hấp thu dưỡng chất, mụn gom cồi.
- Retinoids: Giúp thúc đẩy quá trình tái tạo da nhanh hơn và giảm viêm.
- Axit azelaic: Giúp giảm viêm ở tình trạng mụn tấy đỏ, và làm sáng da.
- Kháng sinh: Một số trường hợp các bác sĩ cho người bệnh uống kháng sinh để điều trị giảm viêm
Điều trị mụn trứng cá bằng liệu pháp y khoa
Các cơ sở y khoa và thẩm mỹ da liễu sử dụng hàng loạt phương pháp công nghệ cao điều trị mụn, làm thông thoáng bề mặt da và tăng hàng rào bảo vệ da, tránh mụn tái phát.
- Liệu pháp ánh sáng: Sử dụng ánh sáng xanh hoặc đỏ để tiêu diệt vi khuẩn P. acnes, từ đó da được điều trị giảm viêm và thoa thuốc.
- Lột da hóa học: Sử dụng các hóa chất nhằm loại bỏ tế bào chết, bong tróc bề mặt da và kích thích sản sinh collagen mới.
- Thuốc tiêm: Tiêm corticosteroid tại các vùng da mụn để giảm viêm (dùng cho trường hợp mụn nang mụn mủ chỉ định chuyên khoa).
- Liệu trình chăm sóc da chuyên sâu trị mụn: Bác sĩ tại các cơ sở chuyên khoa da liễu tiến hành thực hiện nặn mụn và thoa thuốc, đắp mặt,.. duy trì liệu trình để làm sạch da thường xuyên, tránh mụn để lại sẹo và bùng phát trở lại.
Thay đổi lối sống sinh hoạt
Một chế độ sinh hoạt tốt sẽ mang lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, bao gồm cả làn da.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều thực phẩm gợi ý tốt cho da như trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt. Từ bỏ đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn trong thời gian điều trị mụn, sau đó cần ăn hạn chế tối đa.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ 7-8 tiếng giảm căng thẳng và cho da có thời gian tái tạo tế bào, hấp thu dưỡng chất.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục là liệu pháp đơn giản hạn chế mụn cực kỳ hiệu quả. Tập thể dục còn giúp giảm căng thẳng và cải thiện lưu thông máu, tốt cho sức khỏe da.
- Giảm căng thẳng: Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá, tìm kiếm các giải pháp để làm giảm tình trạng stress.
Lưu ý khi điều trị mụn trứng cá
Bất cứ trường hợp điều trị mụn trứng cá nào cũng cần được theo dõi và xử lý sớm, tránh tình trạng lan rộng và để lại sẹo về sau. Để làm được điều này, bạn nên làm theo một số gợi ý từ Mega Gangnam:
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu (thăm khám tình trạng mụn và đưa ra phương pháp cụ thể) nhằm loại bỏ sạch mụn.
- Không nên tự ý sử dụng thuốc trị mụn, thuốc bôi, thoa khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.
- Mụn trứng cá là tình trạng da có thể kéo dài nên bước điều trị cũng không nên quá nóng vội. Chưa kể, bạn cũng cần từ bỏ một số thói quen gây hại cho làn da nếu muốn duy trì gương mặt mịn màng, không nốt mụn về sau.
Trong chế độ sinh hoạt hàng ngày, bạn cũng cần chú ý thói quen không tốt ảnh hưởng tới làn da. Một số gợi ý thay đổi sau đây có thể rất tốt cho bạn trong việc hạn chế nốt mụn trứng cá quay trở lại.
- Sử dụng khăn mặt sạch rửa mặt, nên thay khăn hoặc dùng bông tẩy trang để lau mặt.
- Thay vỏ gối, chăn ga thường xuyên.
- Giữ tóc sạch không nên để tóc che quá nhiều vùng mặt như trán, má khiến da bít tắc.
- Rửa tay thường xuyên trước khi chạm vào mặt
- Tránh trang điểm quá đậm hoặc thường xuyên sử dụng mỹ phẩm gây bít tắc, khiến da không thông thoáng.
Xem thêm: Da bị mụn nên uống vitamin gì nhanh khỏi?
Tại sao mặt nổi nhiều mụn trứng cá và cách điều trị, cùng các lưu ý trong cách chăm sóc giảm mụn viêm đã được giải đáp trong bài viết của Mega Gangnam. Nếu muốn trực tiếp thăm khám tình trạng da và đưa ra phác đồ giải quyết vấn đề da liễu trên da mặt bạn, vui lòng liên hệ HOTLINE 093 770 6666.
Các bài viết liên quan
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 10+ công thức xông da mặt trị mụn ẩn hiệu quả, đúng cách