Da đầu ngón tay bị khô nứt: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Bên cạnh các yếu tố tác động ngoài môi trường khiến da đầu ngón tay bị khô nứt như thời tiết, ánh nắng, sinh hoạt,. nó còn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn như chàm da, viêm da, nấm da cần được điều trị kịp thời. Lời khuyên dành cho bạn là dưỡng ẩm thật tốt, đeo găng tay bảo hộ hoặc tránh tiếp xúc tối đa với các hóa chất, nguồn nước không đảm bảo.

BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
Cố vấn chuyên môn
BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam
Xem hồ sơ

Da đầu ngón tay bị khô nứt có lẽ sẽ là tình trạng bạn thường gặp nhất vào mùa đông, hoặc khi thời tiết thay đổi. Nhưng nó cũng có thể là một biểu hiện do bệnh lý da liễu tác động. Cùng Mega Gangnam tìm hiểu về nguyên nhân cụ thể dẫn tới tình trạng này và cách điều trị dứt điểm trong bài viết sau đây. 

Vì sao da đầu ngón tay bị khô nứt? 

Da tay bị khô nứt nẻ là tình trạng phần da ở đầu mỗi ngón tay có dấu hiệu bong tróc thành từng mảng da như tế bào chết hay có những vảy trắng trên đầu ngón tay. Thậm chí có không ít trường hợp đầu ngón tay bị nứt nẻ gây ra chảy máu. 

Lý do khiến da tay khô nứt ở đầu ngón tay có thể do nguyên nhân từ cách chăm sóc da hoặc một số bệnh lý từ bên trong. Bác sĩ Phạm Thu Phương lý giải nguyên nhân khiến vùng da tay của bạn bị khô nứt dựa trên 2 nguyên nhân chính: 

Da đầu ngón tay bị khô nứt do chăm sóc sai cách

Da khô: Khi bàn tay mất đi độ ẩm cần thiết sẽ dẫn tới tình trạng khô căng, bong tróc. Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới hiện tượng khô da nứt nẻ đầu ngón tay. Còn vì sao lại khiến da khô thì có thể là tác động của thời tiết hanh khô, bong tróc, thiếu dưỡng ẩm.. Điều này không chỉ làm cho đầu ngón tay bị nứt nẻ mà còn là nguyên nhân khiến cho các vùng da khác trên cơ thể bị xỉn màu, thiếu ẩm, nhăn chảy.. 

Nguyên nhân khiến da đầu ngón tay bị khô nứt là chăm sóc chưa đúng cách

Nguyên nhân khiến da đầu ngón tay bị khô nứt là chăm sóc chưa đúng cách

Rửa tay thường xuyên: Những người có tính chất công việc hoặc rửa tay thường xuyên, khi tiếp xúc với nước rửa cũng rất dễ làm khô da nứt nẻ đầu ngón tay. Việc làm này khiến cho độ ẩm tự nhiên trên da mất đi, dẫn tới tình trạng khô căng, bong tróc khó chịu. 

Những người có tính chất công việc đặc thù hoặc cần rửa tay, chạm nước thường xuyên, liên tục và hóa chất tẩy rửa có thể làm khô da nứt nẻ đầu ngón tay. Việc làm này làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên tay dẫn đến tình trạng khô căng, bong tróc khó chịu.

Tiếp xúc hóa chất thường xuyên: Bàn tay cần làm nhiều việc với hóa chất như nước rửa chén, tẩy rửa, lau sàn.. mà không dùng bao tay sẽ làm mất đi lớp ẩm trên da, khiến da bị tổn thương thậm chí viêm da. 

Tiếp xúc hóa chất thường xuyên là nguyên nhân tay khô tróc da

Tiếp xúc hóa chất thường xuyên là nguyên nhân tay khô tróc da

Ánh nắng mặt trời: Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, làn da có thể bị cháy nắng, mẩn đỏ, nhạy cảm và khô hơn, thậm chí có thể gây bong tróc và xước da. Tình trạng da cháy nắng cũng có thể tự phục hồi sau 1 thời gian nhưng bạn nên dùng kem chống nắng cho da tay để bảo vệ da tốt hơn. 

Ảnh hưởng của thời tiết: Thời tiết lạnh giá, khô hanh có thể làm da tay khô hơn, nứt nẻ và bong tróc nếu không được dưỡng ẩm đầy đủ. Trường hợp da đầu ngón tay bị khô nứt hay xảy ra với những ai làm việc trong môi trường nhiệt độ thấp. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần chú ý dưỡng ẩm nhiều hơn cho da bằng kem dưỡng chuyên dụng, dầu dưỡng hoặc sản phẩm có độ ẩm cao. 

Bệnh da liễu làm cho da tay bị khô bong tróc

Nấm da: Khi da bị nhiễm nấm sẽ có biểu hiện khô, nứt nẻ, bong tróc thấy rõ hơn. Hiện tượng này còn đi kèm với triệu chứng như ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu đặc biệt là khi cầm đồ vật hay chạm vào các đầu ngón tay. Xung quanh vùng da nứt nẻ còn có thể xuất hiện thêm dấu đỏ. Để điều trị vấn đề này, bạn bắt buộc phải sử dụng thuốc trị nấm theo chỉ định từ bác sĩ da liễu. 

Một số trường hợp bị nấm da tay cũng làm cho da khô, ngứa và bong tróc

Một số trường hợp bị nấm da tay cũng làm cho da khô, ngứa và bong tróc

Da tay khô bong tróc do thiếu hụt vitamin: Đây là tình trạng cơ thể đang bị thiếu hoặc thừa lượng vitamin cần thiết làm cho tình trạng da tay bị khô nứt nẻ nhiều hơn. Tình trạng cơ thể thiếu hay thừa nhóm vitamin cần thiết cũng dẫn đến hiện tượng khô da nứt nẻ đầu ngón tay. Khi này, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn hàng ngày theo cách khoa học, cân bằng hơn, bổ sung thêm vitamin B3 và kiểm soát lượng vitamin A nạp vào cơ thể và theo dõi tình trạng da nhé.

Chàm da: Bệnh da liễu này còn có tên gọi khác là viêm da cơ địa, triệu chứng thường gặp nhất là tay bị bong tróc. Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này có thể là do tiếp xúc nhiều với hóa chất có hại, da bị nhiễm khuẩn hoặc yếu tố di truyền. 

Tay khô tróc da có nguy hiểm không?

Tình trạng da tay bị khô bong tróc là tình trạng bình thường khi bạn tiếp xúc da trong điều kiện không đảm bảo. Nhưng nếu để kéo dài, bạn có thể gặp một số vấn đề ảnh hưởng như:

  • Viêm da dị ứng (chàm): Nếu để da tay bị khô nứt nẻ quá lâu và tiến triển nặng, có thể dẫn tới kích hoạt bệnh viêm da dị ứng, gây đỏ, nứt và viêm
  • Nhiễm trùng: Việc để cho da tay khô nứt dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng.

Những biến chứng này rất dễ xảy ra khi cơ chế bảo vệ da bình thường của bạn bị tổn thương. Ví dụ, da khô nghiêm trọng có thể gây ra vết nứt sâu và chảy máu, vi khuẩn xâm nhập dễ dàng.

Cách trị khô da tay tại nhà đơn giản 

Khi đã tìm được nguyên nhân khiến da tay bị khô nứt nẻ bạn có thể bổ sung một số mặt nạ cấp ẩm cho da để giảm hoặc ngăn ngừa khô da nứt nẻ.

Dùng lô hội làm mềm da

Nguyên liệu dưỡng da này rất dễ kiếm và thực hiện đơn giản. Chỉ cần dùng phần gel bên trong lá nha đam, xay nhuyễn cùng với viên vitamin E và đắp lên tay.  Bạn nên đeo thêm găng tay bọc ngoài để dưỡng chất từ mặt nạ hấp thụ tốt hơn nữa. Đây là cách làm dịu tay khô nứt nẻ, làm mềm da tay tức thì rất hiệu quả đấy.

Ủ dầu dừa

Dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm tốt và chứa nhiều vitamin dưỡng da mà bạn nên dùng. Chỉ cần dùng dầu dừa bôi đều lên toàn bộ bàn tay, nên massage nhẹ nhàng tập trung nhiều ở các đầu ngón tay bị khô. Ngoài dầu dừa, bạn cũng có thể áp dụng công thức với dầu oliu, dầu hạnh nhân,… để cấp ẩm và làm dịu da tay. Ủ dầu dừa còn được thực hiện ở các vùng da khác trên cơ thể được nhiều người chọn lựa.

Ủ da tay bằng dầu dừa cấp ẩm và giảm khô hiệu quả

Ủ da tay bằng dầu dừa cấp ẩm và giảm khô hiệu quả

Dưỡng da tay bằng mật ong

Mật ong vừa là loại mặt nạ chứa nhiều dưỡng chất vừa giúp ngăn tình trạng da mất nước, kháng viêm kháng khuẩn trong một số trường hợp liên quan tới da liễu. Mỗi tối trước khi đi ngủ, dùng 1 thìa mật ong thoa đều lên 2 bàn tay rồi massage nhẹ nhàng, nên thêm một chút nước cốt chanh, sau đó kiên trì làm mỗi ngày sẽ có hiệu quả đáng kể.

Dầu oliu 

Cho khoảng 4 muỗng canh dầu oliu vào một chiếc chậu vừa đủ, cho thêm 1 bát nước ấm, sau đó ngâm tay trong chậu từ 10-15 phút. Lúc này bạn có thể đi rửa sạch lại tay bằng nước ấm. Trước khi đi ngủ, thoa thêm một lớp dầu oliu lên da và đeo tất tay để dưỡng ẩm. Day bị khô nứt nẻ sẽ cải thiện đáng kể vào sáng ngày hôm sau.

Chuối dưỡng ẩm da tay bị khô 

Chuối có tác dụng dưỡng ẩm tốt nhờ những thành phần dưỡng chất vitamin, khoáng chất dồi dào. Để điều trị da khô nứt nẻ, bạn hãy lấy một quả chuối chín nghiền nhuyễn sau đó đắp trực tiếp lên vùng da bị khô. Để mặt nạ dưỡng trong khoảng 15 phút thì rửa lại bằng nước ấm. Lúc này bạn ngâm tay thêm khoảng 2 phút trong nước lạnh và lau khô lại bằng khăn sạch.

Điều trị da tay bị khô mất dấu vân tay bằng thuốc bôi + thuốc uống

Thuốc bôi và thuốc uống sẽ được sử dụng trong trường hợp da tay của bạn chuyển hướng thành bệnh lý. Có thể là viêm da hoặc tổn thương khác. Lúc này bệnh bùng phát mạnh và gây ngứa nhiều sẽ rất khó chịu. Tùy theo tình trạng cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như:

–  Thuốc bôi chứa corticoid: Đây là loại thuốc phổ biến trong điều trị viêm da. Thuốc nhanh chóng tác dụng giảm viêm, ngứa và tăng sinh tế bào sừng. Tuy nhiên, bạn không được lạm dụng thuốc chứa thành phần này vì có thể khiến da mỏng đi, teo, giãn mạch…

Thuốc bôi điều trị kháng khuẩn chống viêm khi da tay bị khô bệnh lý

Thuốc bôi điều trị kháng khuẩn chống viêm khi da tay bị khô bệnh lý

–  Thuốc ức chế calcineurin: Là các loại thuốc được dùng xen kẽ với corticoid để giảm tác dụng phụ khi điều trị. Chúng có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, làm sạch tổn thương mà tình trạng da đang gặp phải.

–  Thuốc sát trùng, khử khuẩn: Ở giai đoạn da tay nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể có thể chỉ định các loại thuốc bôi hoặc dung dịch chứa các thành phần có tính sát trùng, khử khuẩn như Zinc oxide, Chlorhexidine,… Thuốc   giúp cho bạn phòng ngừa bội nhiễm và làm dịu vùng da tổn thương.

–  Kháng sinh: Kháng sinh dạng bôi và dạng uống điều trị các tổn thương ở đầu ngón tay, có thể kết hợp với hoạt chất kháng nấm để ngăn ngừa nhiễm nấm da tay.

–  Thuốc bôi chứa axit salicylic: Axit salicylic là hoạt chất bạt sừng, bong vảy, có chứa axit salicylic nhằm cải thiện tình trạng thâm nhiễm, dày sừng, bong tróc… Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng sát trùng nhẹ, giảm và phòng ngừa bội nhiễm nấm trên bề mặt da.

Cải thiện da đầu ngón tay bị khô nứt dài lâu

Để duy trì đôi tay mềm mịn, đủ ẩm dài lâu không phải là điều dễ dàng nhưng cũng không phải là quá khó. Bạn cần bổ sung những thói quen sau đây để giảm thiểu tối đa mọi nguyên nhân tác động đến từ bên ngoài. Với các trường hợp da tay viêm hoặc nhiễm trùng, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và thăm khám kịp thời để điều trị. 

Dưỡng ẩm cho da tay thường xuyên và thay đổi thói quen sinh hoạt

Dưỡng ẩm cho da tay thường xuyên và thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần, từ 2 lít nước/ngày và uống nước kể cả khi không cảm thấy khát. 
  • Nên tăng cường chế độ ăn đa dạng, đầy đủ vitamin với nhiều loại rau củ màu sắc khác nhau, có thể kể tới như ớt chuông cải tím, cải cầu vồng.., 
  • Với những ai thường xuyên phải tiếp xúc với nước hoặc hóa chất, bạn có sự lựa chọn khác để thay đổi tính chất công việc này không? Nếu không thể, hãy luôn bảo vệ da tay một cách tối đa thông qua việc đeo găng tay, bôi kem dưỡng,.. Tuy nhiên, trong trường hợp da tay của bạn đang gặp phải bệnh lý cần được chữa trị, hãy tạm ngưng việc tiếp xúc với hóa chất này. Bởi nguy cơ da tay của bạn có thể không thể khỏi nếu tiếp xúc kéo dài. 
  • Sử dụng các kem dưỡng ẩm tốt, chứa HA, Glycerin,.. và dưỡng chất lành tính để cấp ẩm cho da tay, dưỡng ẩm dài lâu. 
  • Mỗi khi ra ngoài nên thoa thêm kem chống nắng cho tay để tránh các tác hại của tia UV lên da làm cho da lão hóa sớm, nhăn nheo, thô ráp.

Xem thêm: Da tay bị khô do đâu? 6+ Cách làm mềm da tay tức thì

Da đầu ngón tay bị khô nứt đến từ nhiều nguyên nhân nhưng bạn cũng sẽ có nhiều cách để cải thiện ngay tại nhà. Trong trường hợp da tay khô nứt gây khó chịu, đau đớn, ngay lập tức tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bạn nhé. Liên hệ để được Mega Gangnam hỗ trợ tư vấn qua HOTLINE 093 770 6666!

form đăng ký

    x
    BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
    BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG

    Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds