Mũi bị khô tróc vảy là do đâu? Chăm sóc sao cho nhanh khỏi?

Da mũi bị khô tróc vảy là tình trạng tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở tất cả mọi người. Tuy nhiên, đầu là nguyên nhân khiến da vùng mũi bị khô và tróc vảy trắng? Tham khảo bài viết này để được giải đáp và cung cấp các hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc tại nhà vô cùng đơn giản!

Nguyên nhân da mũi bị không tróc vảy là gì? Điều trị và chăm sóc như thế nào hiệu quả?

Nguyên nhân da mũi bị không tróc vảy là gì? Điều trị và chăm sóc như thế nào hiệu quả?

Nguyên nhân khiến mũi bị khô tróc vảy trắng là gì?

Như đã đề cập ở trên, có nhiều nguyên nhân khiến da mũi bị khô tróc vảy trắng và hầu hết trong số đó đến từ sự tác động của các yếu tố cá nhân, ảnh hưởng từ môi trường. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp hiếm gặp da mũi khô ráp, bị nẻ và đi kèm với một số dấu hiệu của bệnh lý. Cụ thể như sau:

1. Da mũi khô tróc vảy mức độ nhẹ

+ Tuổi tác: Khi chúng ta bước sang độ tuổi trung niên và ngày càng già đi, da dần đánh mất khả năng giữ ẩm tự nhiên, dẫn đến tình trạng khô da. Điều này đặc biệt rõ rệt ở vùng da mỏng như vùng mũi, đặc biệt là cánh mũi.

+ Nhóm da khô: Những người thuộc nhóm da khô tự nhiên có các tầng da mỏng yếu, không đủ khả năng giữ nước, tuyến bã nhờn hoạt động kém hiệu quả nên dễ gặp phải tình trạng da tróc vảy hơn. 

+ Mất nước: Việc không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể (uống quá ít nước, mất nước vì bị ốm…), cũng có thể khiến cho cơ thể mệt mỏi, vùng mặt, bao gồm da vùng mũi bị khô tróc vảy. 

+ Thời tiết: Thời tiết vào mùa lạnh, hanh khô, nhiều gió và độ ẩm trong không khí quá thấp làm mất nước trên bề mặt da rất nhanh, gây ra tình trạng nẻ cánh mũi, khô tróc vảy. Việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời cũng có thể làm da bị mất nước và trở nên khô .

+ Sản phẩm chăm sóc da: Một số sản phẩm chăm sóc da chứa cồn, hương liệu hoặc các chất hóa học tẩy rửa mạnh, có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên bề mặt, bào mòn da. Điều này trực tiếp dẫn đến các dấu hiệu vùng má, trán, cằm, 2 cánh mũi bị khô.

Tìm hiểu chi tiết: Da mặt bị bong tróc là hiện tượng gì? Cách khắc phục hiệu quả nhất!

Da mũi bị khô và bong tróc phần lớn do mất nước, thiếu dưỡng chất, chịu tác động của thời tiết

Da mũi bị khô và bong tróc phần lớn do mất nước, thiếu dưỡng chất, chịu tác động của thời tiết

2. Da mũi khô nẻ tróc vảy nặng

Khi tình trạng khô tróc vảy đi kèm với các dấu hiệu khác như ngứa ngáy, tróc vảy dữ dội, bị đỏ, có biểu hiện viêm và các nốt sần… Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý da liễu nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

+ Viêm da tiết bã: Xuất hiện ở các vùng da có lỗ chân lông, tuyến bã nhờn phát triển do nấm men có tên Malassezia gây ra. Viêm da tiết bã tập trung chủ yếu ở da đầu, gần chân tóc. Một số trường hợp hiếm gặp có thể xuất hiện ở mũi với các đặc điểm bổ sung như: ngứa ngáy, vảy màu vàng, vảy đi kèm với nhờn, bị đỏ ở sống mũi, nếp gấp mũi… 

+ Viêm nang lông: Đây là tình trạng viêm nhiễm khá nặng ở nang lông và có thể xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào có tuyến nang lông. Mũi bị bệnh viêm nang lông ngoài hiện tượng khô da cánh mũi, còn có các biểu hiện khác như: nổi mụn mủ, hình thành các nốt sần, lông bị xoắn lại và tắc ở lỗ chân lông… 

Nhìn chung, tình trạng khô da mũi và bong tróc chủ yếu do ảnh hưởng của môi trường, không chăm da hoặc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp. Chỉ có một số ít trường hợp da mũi khô tróc vảy đi kèm với các dấu hiệu khác là do bệnh lý. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường (da ngứa, đỏ, nổi mẩn, đau nhức…) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kiểm tra. 

Bài viết liên quan: Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt và hướng điều trị

Chăm sóc da mũi bị khô tróc vảy nhẹ cách nào nhanh khỏi?

Hiện tượng da khô ở cánh mũi, sống mũi và bong tróc nhẹ (không liên quan đến bệnh lý) có thể cải thiện được nếu biết cách áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà. Dưới đây là những phương pháp giúp cải thiện tình trạng mũi bị khô tróc vảy trắng vô cùng đơn giản:

Tẩy tế bào chết để làm bong lớp vảy sừng

Trước khi bước vào các bước chăm sóc chuyên sâu để cải thiện tình trạng khô sống mũi, khô cánh mũi và các vùng da xung quanh, không thể bỏ qua việc tẩy tế bào chết. Đối với trường hợp da bong tróc nhẹ nhưng nhiều nên dùng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học như AHA hoặc enzyme thực vật.

+ AHA là một nhóm các axit gốc nước, có khả năng loại bỏ tế bào chết trên bề mặt (khác với BHA loại bỏ tế bào chết sâu hơn), làm mịn và thúc đẩy tăng sinh tế bào. Dù là acid nhưng AHA lành tính và được khuyến nghị dùng do da khô và khả năng giữ ẩm tốt. Có thể tham khảo sản phẩm:The Ordinary Glycolic Acid 7% Toning Solution hoặc Paula’s Choice Resist Daily Smoothing Treatment 5% AHA…

+ Enzyme sinh học là phương pháp tẩy tế bào chết dịu nhẹ, được các bác sĩ da liễu khuyến nghị áp dụng cho các trường hợp da khô, da nhạy cảm, da mất nước. Enzyme sinh học (chủ yếu là bromelain và papain) giúp phá vỡ các liên kết protein giữa các tế bào chết và loại bỏ chúng mà không gây kích ứng da mặt. Tham khảo các sản phẩm nên sử dụng như:Elemis Papaya Enzyme Peel, Hydrain Hialuro Enzyme Peeling Dermedic…

Đọc thêm: Tẩy tế bào chết da mặt: Lợi ích và cách thực hiện

Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm sâu, kết cấu đậm đặc cải thiện tình trạng cánh mũi bị khô rõ rệt

Sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm sâu, kết cấu đậm đặc cải thiện tình trạng cánh mũi bị khô rõ rệt

Dưỡng ẩm sâu cho da mũi bị khô tróc vảy

Bản chất của việc da tróc vảy phần nhiều là do da quá thiếu ẩm, không đủ khả năng giữ nước khiến bề mặt lớp biểu bì trên bị khô lại và bong ra. Vậy nên muốn da không còn tróc vảy, giữ được độ mềm mịn là không thể bỏ qua các sản phẩm dưỡng ẩm sâu, có thể là serum hoặc kem dưỡng chứa HA, B5, Ceramide, chiết xuất dầu thực vật lành tính. Tham khảo nhanh các sản phẩm được khuyên dùng bởi chuyên gia thẩm mỹ như: 

+ Serum (tinh chất) dưỡng da bong tróc: Paula’s Choice Hyaluronic Acid Booster 15ml, Estée Lauder Advanced Night Repair 50ml, Estée Lauder Advanced Night Repair,  La Roche-Posay Hyalu B5 Serum 30ml, Skinceuticals Hydrating B5…

+ Kem dưỡng ẩm cải thiện da khô tróc vảy: Laneige Water Bank Moisture Cream, Eucerin Lipo-Balance, Paula’s Choice Skin Recovery Replenishing Moisturizer, SVR Hydraliane Riche, Vichy Aqualia Thermal Hydrating Cream – Light…

Tìm hiểu thêm: Top 10 serum dưỡng ẩm da khô HOT nhất hiện nay

Chống nắng bảo vệ da mặt toàn diện

Sử dụng kem chống nắng giúp chống lại các tác động tiêu của của tia UVA và UVB. Đồng thời, tạo ra lớp màng ẩm ngăn chặn các tác động của môi trường và chống lão hóa cho da mặt hiệu quả. Vùng mũi cũng đặc biệt dễ bị khô sạm, tróc vảy và mất nước nên việc dùng kem chống nắng là rất cần thiết. 

Tuy nhiên, khi tìm kiếm kem chống nắng cho da bong tróc nên chọn sản phẩm dạng thuần vật lý để giảm kích ứng, có khả năng giữ lớp nền ẩm lâu hơn. Chẳng hạn như: Resist Super-Light Daily Wrinkle Defense SPF 30, Dermalogica Sun Care Porescreen Mineral Sunscreen SPF40, Murad City Skin Age Defence Broad Spectrum SPF 50…

Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà chống khô nẻ

Máy tạo độ ẩm là thiết bị giúp duy trì độ ẩm không khí trong nhà ở mức ổn định, an toàn cho sức khỏe. Từ đó, ngăn ngừa tình trạng da mặt, mũi bị khô tróc vảy do thời tiết khô hanh, vào mùa lạnh hoặc sử dụng điều hòa liên tục nhiều giờ liền. Nếu nhu cầu không nhiều, ngân sách vừa phải, có thể tham khảo một số dòng máy bình dân như: Xiaomi Mijia 3, Levoit LV600HH Hybrid Ultrasonic Humidifier, Elmich HE-8583…

Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da tại nhà

Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da tại nhà

Cải thiện chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Nếu muốn chăm sóc da mặt một cách toàn diện từ trong ra ngoài, hạn chế bong tróc quá mức thì không thể không cải thiện chế độ dinh dưỡng, đặc biệt là vào mùa lạnh. Trước hết cần tăng cường việc bổ sung protein để nâng cao sức mạnh cơ bắp, giúp bạn khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, nên tăng cường các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất béo có lợi (Omega-3), các loại vitamin trong thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, nên giới hạn lượng calo và khẩu phần ăn để tránh dư thừa năng lượng, bị tăng cân.

Khám phá ngay: Các loại trái cây làm đẹp da & thần dược chống lão hoá

Da khô cánh mũi và tróc vảy do bệnh lý nên làm gì? 

Thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu khi có biểu hiện da bong tróc và nhiều triệu chứng khác

Thăm khám trực tiếp với bác sĩ da liễu khi có biểu hiện da bong tróc và nhiều triệu chứng khác

Khuyến nghị chung: Tình trạng mũi bị khô tróc vảy khi kết hợp với các biểu hiện bất thường khác trên bề mặt, ảnh hưởng tới sức khoẻ tổng thể và gây cảm giác khó chịu, cần được thăm khác trực tiếp với bác sĩ da liễu. Lúc này các bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng da, mức độ phát triển của bệnh, tiền sử bệnh lý, nền tảng sức khỏe để đề xuất phác đồ trị liệu và các loại thuốc bổ sung phù hợp. Tuyệt đối không tự mua thuốc bôi hoặc bất kỳ loại thuốc uống nào mà không chỉ định của chuyên gia!

Chuyên gia khuyến nghị: Trẻ hóa và điều trị da ở đâu tốt? Cách chọn địa chỉ và phương pháp phù hợp

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp mũi bị khô tróc vảy là do đâu và cách chăm sóc như thế nào hiệu quả. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia và bác sĩ da liễu của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666!

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds