Hướng dẫn kỹ thuật tiêm filler an toàn bạn nên biết

Khi tiêm filler vào cơ thể chúng sẽ hoạt động như một chất tự nhiên có sẵn, làm căng đầy các rãnh, nếp nhăn tĩnh, xóa đi những khuyết điểm xấu trên khuôn mặt. Hiểu rõ kỹ thuật tiêm filler sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt vị trí tiêm phù hợp, tránh rủi ro biến chứng. Dưới đây là 3 kỹ thuật tiêm phổ biến được thực hiện!

BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
Cố vấn chuyên môn
BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam
Xem hồ sơ

Là một giải pháp thẩm mỹ phổ biến, thực hiện nhanh và không cần nhiều thời gian nghỉ dưỡng, nhiều người sẽ nghĩ kỹ thuật tiêm filler rất đơn giản. Trái ngược với điều này, cách tiêm filler ảnh hưởng lớn tới hiệu quả và tránh rủi ro biến chứng sau cùng. Bài viết sau sẽ giúp bạn đưa ra lý thuyết tiêm filler và kỹ thuật thực hiện dễ hiểu trước khi áp dụng thực tế. 

Các loại chất làm đầy da (filler) phổ biến hiện nay

Chất làm đầy filler được sử dụng trong thẩm mỹ để khắc phục tình trạng da thiếu hụt thể tích hoặc làm giảm sự xuất hiện các nếp nhăn liên quan đến lão hóa. 

– Gel axit hyaluronic (HA) là chất làm đầy da mặt phổ biến nhất. Chất làm đầy HA có nhiều dạng khác nhau với các đặc tính đàn hồi khác nhau. HA là một chất tự nhiên vỗn được sản sinh có sẵn trong cơ thể. Do đó, nó có phản ứng miễn dịch rất thấp, mức độ tương thích cao và có thể hạn chế các biến chứng sau khi đưa vào.

Filler được làm từ những chất làm đầy phổ biến nhất là HA. 

Filler được làm từ những chất làm đầy phổ biến nhất là HA.

– Canxi hydroxyapatite (CaH) là chất độn bán vĩnh viễn được tạo thành từ các carboxymethylcellulose. CaH kích thích tổng hợp collagen thông qua cơ chế trung gian gây viêm, theo đó collagen thay thế chất tiêm trong suốt 3 tháng trong khi vẫn duy trì thể tích ban đầu được tiêm. CaH hỗ trợ làm mờ nếp nhăn sâu và có xu hướng tồn tại lâu hơn HA. 

– Axit poly- l -lactic (PLLA) là một vật liệu không hoạt động phân hủy sinh học, bao gồm các hạt nhỏ (40–63 µm) gây ra phản ứng viêm và kích hoạt nguyên bào sợi sau đó. Chúng có tác dụng kích thích lớp hạ bì tái tạo collagen và xóa mờ những nếp nhăn sâu. Hiệu quả từ việc tiêm PLLA có thể thấy trong tối đa 2 năm. 

– Polymethylmethacrylate – PMMA: Có tác dụng cung cấp cho da lượng collagen thiếu hụt, các hạt siêu nhỏ bên trong chúng còn làm tăng độ săn chắc, đàn hồi và căng đầy của da.

Lý thuyết tiêm filler 

Filler là chất làm đầy phổ biến được sử dụng trong thẩm mỹ với thành phần chính là các chất làm đầy đã được chia sẻ trong phần trên. Tuy nhiên, Acid Hyaluronic là thành phần được sử dụng nhiều nhất vì hiệu quả cao, an toàn. Khi tiêm vào cơ thể chúng sẽ hoạt động như một chất tự nhiên có sẵn, làm căng đầy các rãnh, nếp nhăn tĩnh, xóa đi những khuyết điểm xấu trên khuôn mặt.

Tiêm Filler là phương pháp trẻ hóa ít xâm lấn, ít biến chứng, không gây cảm giác đau đớn và không mất thời gian nghỉ dưỡng. Phát triển như một xu hướng làm đẹp hiệu quả, nhanh chóng, Filler còn có ưu điểm là chi phí thấp và an toàn hơn so với tác động dao kéo.

Sau khi đưa kim tiêm vào đúng vị trí cần tiêm, bề mặt da được nâng đỡ là bù đắp thiếu hụt về thể tích cho kết quả da căng hơn. 

Sau khi đưa kim tiêm vào đúng vị trí cần tiêm, bề mặt da được nâng đỡ là bù đắp thiếu hụt về thể tích cho kết quả da căng hơn.

Tuy kỹ thuật thực hiện không quá chuyên sâu như nhiều phương pháp can thiệp khác, nhưng vẫn cần được thực hiện và chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa, giàu kinh nghiệm lâu năm. 

Hiện nay rất nhiều các cơ sở làm đẹp, chăm sóc da cung cấp dịch vụ tiêm Filler trẻ hóa tuy nhiên chưa được cấp phép. Các chuyên viên thực hiện chỉ được đào tạo ngắn ngày, không có chuyên môn hay hiểu sâu về giải phẫu.. vẫn cầm kim tiêm filler cho khách hàng.

Nhiều người đang hiểu sai lệch, đánh giá kỹ thuật tiêm Filler là dễ, ai làm cũng được, không quá chú trọng việc chọn đơn vị thực hiện. Thậm chí còn tự tìm mua chất làm đầy, học theo các hướng dẫn kỹ thuật tiêm Filler có sẵn trên mạng và tự làm tại nhà. 

Chất lượng chất làm đầy và kỹ thuật tiêm filler không được kiểm chứng,  không đạt chuẩn, không có chuyên môn có thể tiêm sai liều lượng, sai vùng da gây ra hậu quả khó lường.

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm filler 

Các kỹ thuật tiêm phổ biến nhất hiện nay. 

Các kỹ thuật tiêm phổ biến nhất hiện nay.

Trước khi tiêm, da của bệnh nhân phải được làm sạch và đảm bảo vô trùng. Thuốc gây tê tại chỗ có thể được sử dụng tùy theo nhu cầu thực tế.

Về kỹ thuật tiêm 

 Hiện nay có 3 kỹ thuật tiêm filler chính được sử dụng: 

  • Kỹ thuật tiêm filler nhỏ giọt: Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật này nhằm làm đầy vùng da ở khóe miệng, các vị trí vùng da xuất hiện nếp nhăn, nếp cau mày ở trán. Thực hiện kỹ thuật tiêm một cách nhanh chóng, phần nông trên da, khoảng cách dao động từ 3 – 4mm nhằm tạo ra một chuỗi filler nối dài, mỗi giọt dao động khoảng 0.005 – 0.01ml.
  • Kỹ thuật tiêm giật lùi: Là kỹ thuật tiêm hỗ trợ làm đầy các vết nhăn xuất hiện ở vị trí như môi, làm đầy vùng môi, rãnh cười. Khi thực hiện, các bác sĩ sẽ đâm thẳng kim tiêm xuống vùng da cần được làm đầy một cách thẳng góc, dọc với theo các vết nhăn. Cảm nhận kim tiêm đến tới độ sâu vừa đủ, bác sĩ nhẹ nhàng dừng kim và thực hiện tiêm filler. Liên tục nhấp kim tiêm và tiêm filler ở vị trí được chỉ định cho đến khi kim tiêm ra khỏi mặt da. Tiếp tục thực hiện lại từ đầu tại các vùng da khác.
  • Kỹ thuật tiêm filler các trụ thẳng góc nhau: Trước tiên bác sĩ sẽ thực hiện tiêm filler sâu, thẳng góc với rãnh sau. Sau đó rút kim tiêm và tiếp tục thực hiện tiêm nông xung quanh trụ tạo thành các trụ ngắn, nâng đỡ các vùng da đang bị chảy xệ. Kỹ thuật này sẽ thích hợp để làm đầy vùng rãnh mũi, hoặc môi.

Lưu ý đặc biệt, bạn cần chú ý để tránh tình trạng tiêm filler bị vón cục, khó tan. Với các vị trí có mạch máu, đặc biệt là mạch máu lớn cần phải thử trước bởi chúng dễ tạo thành cac emboli- tức là các dị vật rơi vào dòng máu chạy khắp cơ thể, gây tắc nghẽn nhiều bộ phận mà máu lan đến, gây ra nhồi máu động mạch phổi thậm chí nhồi máu não.. nếu không cấp cứu kịp sẽ gây nguy cơ tử vong. 

Hướng dẫn kỹ thuật tiêm filler cho từng vùng được áp dụng

Các kỹ thuật tiêm khác nhau nên được sử dụng ở các vùng khác nhau dựa trên vị trí giải phẫu.  

Vùng lông mày 

Các động mạch trên ổ mắt, dọc vùng lông mày và góc nối liền ở vùng giữa hai lông mày tương đối nông. Do đó, vùng này có nguy cơ tổn thương mạch máu cao hơn. Động mạch trên có liên quan chặt chẽ với nếp nhăn giữa hai lông mày. Các kỹ thuật tiêm hướng vào trong vùng này phải bao gồm các mũi tiêm nông, xử lý nhẹ nhàng bên trong da theo các nếp nhăn trên khuôn mặt cũng như ấn ngón tay để bịt các động mạch trên và trên ổ mắt nhằm ngăn ngừa dòng chảy ngược. 

Kỹ thuật tiêm filler vùng lông mày

Kỹ thuật tiêm filler vùng lông mày

Hướng dẫn tiêm filler vùng má

Có thể tiêm filler vùng má bằng cách tiêm giật lùi nối tiếp, tiêm nhiều chất làm đầy hơn ở mặt phẳng trên màng xương hoặc tiêm bằng kỹ thuật quạt ở mặt phẳng nông hơn nhưng dưới lớp SMAS . Độ sâu tiêm lý tưởng là sâu đến cơ vòng mi và nông đến màng xương. 

Hướng dẫn tiêm filler vùng má 

Hướng dẫn tiêm filler vùng má

Nếp gấp mũi má

Động mạch phần mặt được tính theo sát nếp gấp mũi má. Tiêm vào vùng này nên sử dụng kỹ thuật luồn kim tuyến tính hoặc kỹ thuật tiêm đan quạt. Nên cân nhắc sử dụng ống thông ở vùng này để giảm nguy cơ tổn thương mạch máu. 

Tiêm đường viền hàm 

Có thể sử dụng nhiều kỹ thuật tiêm cho vùng trước cằm. Các kỹ thuật này bao gồm tạo hình quạt hoặc tạo hình chữ thập ở độ sâu hạ bì dưới da. Tránh động mạch cho vùng mặt là điều quan trọng trong quá trình tiêm đường viền hàm. Độ sâu tiêm nên được giữ dưới da dọc theo đường viền hàm.  

Lưu ý sau khi thực hiện kỹ thuật tiêm filler

  • Không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt, với các tia tử ngoại.
  • Không ở trong phòng có nhiệt độ cao xông hơi như phòng tắm hơi.
  • Sau khi tiêm chất làm đầy filler, bạn không nên massage hoặc thực hiện các điều trị làm đẹp khác ít nhất sau 2 tuần – vài tháng sau đó vì có thể làm di lệch filler, rút ngắn tác dụng, tạo ra những kết quả không mong muốn.
  • Không sờ nắn, ấn tay hoặc va chạm vào vùng tiêm filler sau 1 tuần thực hiện.
  • Có thể gặp những triệu chứng nhẹ khi thực hiện tiêm filler như : đỏ, đau, căng, sưng, bầm, ngứa, đổi màu da… sau khi tiêm và cần tự ổn định dần sau 2-3 ngày.
  • ​Tuân thủ đúng các dặn dò và yêu cầu của bác sĩ để xử lý kịp thời nếu có những dấu hiệu bất thường xảy ra.
  • Không ăn các thực phẩm có nguy cơ dị ứng hoặc từng bị dị ứng.

Về mặt thẩm mỹ, tiêm filler là phương pháp làm đẹp an toàn, dễ cho kết quả tức thì mà không cần kiêng khem nghỉ dưỡng dài lâu. Theo các bác sĩ chuyên khoa tiêm filler không gây hại với điều kiện filler phải đảm bảo chất lượng và quy trình đạt chuẩn. 

Vì thế, không chỉ cần tìm hiểu đúng kỹ thuật tiêm filler, bạn cần lựa chọn cả địa chỉ thẩm mỹ uy tín để đảm bảo kết quả. Trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, filler chất lượng có chứng nhận và được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề cao.. tại cơ sở làm đẹp vừa giúp bạn đảm bảo sức khỏe vừa có kết quả làm đẹp như ý. 

Kỹ thuật tiêm filler càng chuẩn xác sẽ cho ra kết quả càng cao. Mong rằng với những kỹ thuật tiêm filler được hướng dẫn kể trên, bạn có thêm kiến thức tìm hiểu làm đẹp an toàn và lựa chọn đơn vị thực hiện uy tín. Liên hệ qua HOTLINE 093 770 6666 để được các chuyên gia tư vấn và thực hiện giúp bạn đạt kết quả ưng ý nhất sau khi thực hiện.

>> Xem thêm: 

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG
    BÁC SĨ PHẠM THU PHƯƠNG

    Bác sĩ chuyên môn PKQT Mega Gangnam

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds