Kem chống nắng tiếng Anh là gì? Phân biệt từng loại

Kem chống nắng tiếng Anh là gì và làm sao để biết được da bạn phù hợp với loại kem chống nắng nào? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết khi thoa kem chống nắng tiếng anh là gì cũng như gợi ý cách lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. 

Kem chống nắng tiếng Anh là gì giải đáp 

Kem chống nắng tiếng anh là gì là thắc mắc được quan tâm. Kem chống nắng tiếng anh được gọi là Sunscreen, phiên âm đọc: sʌnskri:n. Tương tự với các bước bôi, thoa kem chống nắng, chúng được gọi như sau: 

Thoa kem chống nắng tiếng anh là gì bạn có biết? Thoa kem chống nắng tiếng anh được gọi là Apply Sunscreen

Bôi kem chống nắng tiếng anh là gì? Trong tiếng anh bôi và thoa được viết giống nhau, cùng là Apply Sunscreen.

Kem chống nắng chính là sản phẩm rất quan trọng trong quá trình chăm sóc da và hỗ trợ bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, ngăn chặn quá trình lão hóa cũng như sự hình thành các đốm nâu.  

Kem chống nắng tiếng anh là gì?

Kem chống nắng tiếng anh là gì?

Kem chống nắng có những phân loại nào? 

Sau khi tìm hiểu rõ kem chống nắng tiếng anh là gì, có thể bạn sẽ cần hiểu rõ các loại kem chống nắng với phân loại và ưu nhược điểm của chúng để dễ dàng chọn lựa. 

Hiện nay, người ta chia kem chống nắng thành 3 phân loại kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học &kem chống nắng vật lý lai hóa học. .

Kem chống nắng vật lý

Chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ, bạn có thể dễ dàng nhận diện bằng chữ Sunblock trên bao bì. Kem thường gồm các thành phần như titanium dioxide, zinc oxide, magie silicat. Trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính tạo ra một lớp kem màu trắng trên da. Lớp kem này có khả năng phản xạ lại các tia UV, không cho tia UV xuyên đến da làm da đen sạm. 

Ưu điểm:  

  • Có tác dụng ngay sau khi thoa lên da mà không cần đợi 20 phút
  • Bảo vệ da khỏi tia UVA và tia UVB rất hiệu quả
  • Ít gây ra phản ứng kích ứng cho da, phù hợp với những người có làn da nhạy cảm, da dễ kích ứng (ví dụ như dễ bị đỏ, rát) khi tiếp xúc với ánh nắng do khả năng làm dịu của chống nắng vật lý trên da tốt.
  • Tạo thành lớp chống nắng bền vững trong khoảng thời gian dài

Nhược điểm:

  • Chất kem dày, đặc nên có thể gây ra tình trạng bí da, bít tắc chân lông, dẫn tới da đổ dầu và sạm màu da.  
  • Kem chống nắng dễ bị trôi khi da tiết nhiều mồ hôi. Do đó, khi phải hoạt động ngoài trời nhiều hoặc phải tiếp xúc với nước, kem chống nắng vật lý lưu ý sẽ cần thoa lại nhiều lần.
  • Chống nắng vật lý thường tạo ra lớp nền trắng không tiệp màu da, hơi mất thẩm mỹ, không phù hợp với người da ngăm.  
Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học có sự khác nhau về cách phản ứng với tia UV bảo vệ da 

Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học có sự khác nhau về cách phản ứng với tia UV bảo vệ da

Kem chống nắng hóa học

Kem chống nắng hóa học chứa thành phần hữu cơ chủ yếu như sulisobenzone, avobenzone, oxybenzone,.. hoạt động giống như một màng lọc hóa học giúp thẩm thấu tia UV và chuyển hóa chúng thành bước sóng năng lượng thấp cũng như an toàn hơn, không gây ra các tổn hại tới làn da. 

Nhìn chung, nếu bạn không thấy zinc oxide và titanium dioxide xuất hiện trong bảng thành phần thì đó chính là kem chống nắng hóa học. Nền kem mỏng, lan tỏa giúp kem chống nắng hóa học trở nên lý tưởng để dùng hàng ngày. 

Ưu điểm: 

  • Sử dụng mỗi lần với số lượng ít hơn nhưng vẫn đảm bảo chức năng bảo vệ da.
  • Kem chống nắng hóa học thường có bổ sung thêm các thành phần dưỡng da như peptide, enzyme giúp tăng hiệu quả dưỡng da.  
  • Chống nắng hóa học không để lại lớp màng trắng trên da, dễ thẩm thấu vào da mà không làm da bị bóng dầu.
  • Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng nhờ nhiều chỉ số SPF khác nhau, nhất là có thể bổ sung khả năng kháng nước. 

Nhược điểm 

  • Dễ gây kích ứng với da nhạy cảm nếu SPF cao kèm với nguy cơ châm chích tại các bộ phận tiếp xúc với nó (Da, mắt). 
  • Cần thoa trước 20 phút trước khi ra nắng, lớp bảo vệ mà nó cung cấp sẽ bị sử dụng nhanh hơn dưới ánh sáng UV trực tiếp nên cũng cần bôi lại thường xuyên. 
  • Có thể gây ra sự gia tăng đốm màu nâu có sẵn và đổi màu do nhiệt độ da ở bên trong cao hơn.

Kem chống nắng vật lý lai hóa học là như thế nào?

Kem chống nắng vật lý lai hóa học của cả 2 loại cũng như khắc phục được nhược điểm của từng loại. Kem sẽ được chiết xuất xuất cả từ thành phần tự nhiên hóa học. 

Nguyên tắc giúp lựa chọn kem chống nắng phù hợp với làn da

Sau khi tìm hiểu kem chống nắng tiếng anh là gì, có thể bạn đã có nhiều cách tìm hiểu thông tin về kem chống nắng. Tuy nhiên, việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp nên được nhấn mạnh lại một lần nữa. Chú ý đến tính chất của kem chống nắng để biết da của mình hợp với loại kem chống nắng nào. 

Lựa chọn kem chống nắng cho da cần lưu ý tới chỉ số SPF và PA 

Lựa chọn kem chống nắng cho da cần lưu ý tới chỉ số SPF và PA

Lưu ý đến chỉ số SPF và PA để sử dụng cho từng trường hợp, ví dụ: 

  • Với chỉ số SPF: Là khả năng đo lường tia UVB, SPF càng cao thì chống nắng với thời gian càng lâu. Mỗi SPF sẽ bảo vệ da được khoảng thời gian là 10 phút. Bạn cũng nên chọn tối thiểu là 30 để ngăn chặn tối đa 97% lượng UVB tác động. 
  • Với chỉ số PA: Khả năng chống tia UVA (PA+, PA++, PA+++) tương ứng mức độ chống tia UVA trong vòng 4h- 8h – 12h. 
  • Chú ý tới thời gian và liều lượng bôi kem chống nắng phù hợp. Với kem chống nắng hóa học cần bôi trước 20 phút còn kem chống nắng vật lý thì không. 
  • Với liều lượng, bạn cũng nên bôi 1g kem chống nắng tương đương 1 đồng xu cho toàn mặt. 

>> Xem thêm: Kem chống nắng vật lý và hoá học: Nên chọn loại nào?

Lựa chọn kem chống nắng thế nào cho từng loại da

  • Kem chống nắng cho da nhạy cảm: phù hợp nhất với kem chống nắng vật lý (không nên dùng oxybenzone và PABA gây kích ứng). 
  • Kem chống nắng cho da khô: Nên dưỡng ẩm thật kỹ trước khi thoa kem chống nắng hoặc chọn thành phần dưỡng ẩm trong kem chống nắng. 
  • Kem chống nắng cho da dầu: Nên chọn các sản phẩm không chứa “No Sebum” (không gây nhờn) hoặc “Oil Free” (không dầu) để tránh việc làm da bít tắc, bóng nhờn. Trường hợp da khỏe không mụn thì kem chống nắng hóa học sẽ phù hợp cho da dầu. 
  • Kem chống nắng cho da mụn: Nên chọn ưu tiên loại kem không tiết dầu nhiều hoặc quá dày gây tắc nghẽn chân lông. Một số sản phẩm có ghi “Non-Comedogenic” (tức là không làm bít tắc lỗ chân lông). Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng loại có hương liệu, oxybenzone, cồn và PABA. Điều này có nghĩa kem chống nắng vật lý sẽ phù hợp nhất cho da mụn. 

Thông qua bài viết này, bạn đã biết kem chống nắng tiếng Anh là gì cũng như biết được da của mình nên dùng loại nào rồi đúng không? Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp về kem chống nắng và các bệnh lý về da liên quan, vui lòng liên hệ 093 770 6666. 

>> Xem thêm: 

  1. Ở trong nhà có cần thiết bôi kem chống nắng không?
  2. Chống nắng Cetaphil dùng tốt không? Giá bao nhiêu?
Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds