7+ dấu hiệu da bị tổn thương và cách phục hồi tốt nhất
Da là một cơ quan có diện tích lớn nhất trên cơ thể và dễ gặp phải tình trạng da bị tổn thương khi tiếp xúc với yếu tố bên trong và bên ngoài. Biết được các dấu hiệu, nguyên nhân gây tổn thương dưới đây, bạn sẽ biết cách chăm sóc và bảo vệ da của mình khỏe mạnh hơn.
Dấu hiệu da bị tổn thương là gì?
Da bị tổn thương tức là tình trạng da bị mất đi một phần hoặc toàn bộ các lớp biểu bì, thượng bì và hạ bì, dẫn tới sự thay đổi cấu trúc, chức năng và hình dạng của da. Tình trạng tổn thương có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường thấy nhất là các vùng da tiếp xúc nhiều ở môi trường bên ngoài như mặt, tay, chân.
Các tổn thương da có thể có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng, từ vị trí cục bộ đến lan rộng toàn thân, từ tạm thời đến lâu dài, tùy theo vào nguyên nhân và cách điều trị.
Da đen sạm, da không đều màu, xỉn da
Tình trạng da sạm màu, xỉn hoặc không đều màu, đốm nâu,.. là một trong những tổn thương da rõ rệt mà nhiều người gặp phải. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị thiếu nước hoặc mất nước nghiêm trọng.
Trong một số trường hợp, bề mặt da có sắc thái không bình thường bạn nên chú ý hơn để thăm khám kịp thời.
Nổi nhiều mụn
Nếu da mặt bạn đột nhiên nổi mụn bất thường đi kèm nhiều trạng thái như ngứa, rát, mẩn đỏ.. thì bạn nên chú ý.
Tình trạng mụn là tổn thương da do vi khuẩn tích tụ, gây viêm lỗ chân lông hoặc các bệnh lý từ bên trong làm tăng tiết dầu nhờn, gây ra mụn viêm.
Da mặt tạo thành nhiều nếp nhăn
Một dấu hiệu khác cho thấy da bị tổn thương đó là bề mặt da dần xuất hiện nếp nhăn lão hóa da. Tình trạng này xuất hiện khi bạn già đi. Tuy nhiên, nếu nếp nhăn xuất hiện khi bạn chưa tới tuổi lão hóa tự nhiên thì sẽ có nhiều tác động từ bên ngoài khác
Da mặt dễ bị kích ứng
Bề mặt da của bạn đang bị hư tổn và xuống cấp thì lớp màng bảo vệ da cũng đã hao mòn nhiều. Vì thế, làn da sẽ dễ bị kích ứng, dị ứng hoặc nổi mẩn đỏ trên bề mặt khi thời tiết thay đổi, tiếp xúc với hóa chất..
Lỗ chân lông lớn
Một biểu hiện khác cho thấy da của bạn đang bị tổn thương là lỗ chân lông lớn. Bụi bẩn, bã nhờn dư thừa tích tụ khiến chân lông bị bít tắc kéo theo lỗ chân lông giãn nở và có kích thước lớn hơn bình thường.
Da nứt nẻ và bong tróc
Da khô và bong tróc, nứt nẻthành từng mảng lớn nhỏ chính là dấu hiệu cảnh báo cho thấy da đang hư tổn trầm trọng. Nếu bạn không bổ sung chất cấp dưỡng ẩm kịp thời, tình trạng này càng làm cho da bị thương tổn mạnh hơn, gây kích ứng, đau rát và viêm da..
Bệnh lý tổn thương da
Nếu bạn đang gặp các vấn đề bệnh lý thì biểu hiện trên bề mặt tổn thương da cũng là điều rõ nét. Theo đó, một số bệnh lý điển hình như chàm da, viêm da, ung thư da,.. sẽ có biểu hiện bề mặt như đau, rát, ngứa, đỏ da, sưng nề khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Phân loại dạng thương tổn cơ bản của da
Các dạng thương tổn cơ bản của da được phân loại theo bảng dưới đây giúp bạn dễ hình dung:
STT | Dạng thương tổn da | Đặc điểm | Biểu hiện trên da hoặc tên gọi bệnh lý |
1 | Tổn thương dạng dát | Dát là dạng tổn thương phẳng, không sờ thấy, đường kính khoảng dưới 10mm. Dát da thuộc dạng thay đổi sắc tố, không nổi lên hoặc lõm xuống so với bề mặt da. | Nốt ruồi phẳng, tàn nhang, hình xăm.. |
2 | Dạng sẩn/sần | Sẩn là những tổn thương nhô cao, sờ thấy được, đường kính dưới 10mm. | Mụn cóc, côn trùng cắn, dày sừng tiết bã.. |
3 | Dạng mảng | Sờ thấy được, đường kính lớn hơn 10mm, hơi nhô lên hoặc lõm xuống so với bề mặt da | Vảy nến |
4 | Nốt sần | Những sẩn cứng hoặc tổn thương lan rộng lớp hạ bì, mô dưới da | U nang, u mỡ, u xơ.. |
5 | Mụn bọc, mủ, nước.. | Tổn thương dạng nước trong, nhỏ, nhô cao, chứa dịch, đường kính dưới 10mm. | Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính, rối loạn phồng rộp tự miễn, herpes |
6 | Bóng nước | Là những mụn nước trong suốt, đường kính lớn hơn 10mm | Côn trùng cắn, bỏng da |
7 | Vảy | Tích tụ biểu mô sừng dày lên (bao gồm cả tế bào da chết) khiến da khô & bong tróc | Viêm da tiết bã, nấm, vảy nến |
8 | Sẩn phù | Nổi lên do phù nề cục bộ, ngứa, đỏ | Mề đay, mẫn cảm với thuốc |
9 | Trợt | Vùng da hở do mất 1 phần hoặc toàn bộ biểu bì | Chấn thương, nhiễm trùng |
10 | Loét | Tổn thương mất da đi qua lớp biểu bì hoặc ít nhất 1 phần hạ bì. | Chấn thương, nhiễm trùng, viêm da ứ đọng tĩnh mạch |
11 | Sẹo | Vùng xơ hóa tạo thành vệt sẹo thay thế da bình thường sau chấn thương | Sẹo phì đại |
12 | Xuất huyết | Hiện tượng hồng cầu và huyết tương thoát ra khỏi mạch mạch máu đi vào trong da. | Viêm mạch, nhiễm trùng, |
13 | Teo da | Da mỏng đi, khô, nhăn | Bệnh viêm, ung thư da, nhiễm corticoid.. |
Nguyên nhân nào khiến làn da bị tổn thương?
Có nhiều nguyên nhân khiến da bị tổn thương, trong đó, các nguyên nhân bên trong và bên ngoài đều cần chú ý theo dõi để tìm cách điều trị, hồi phục kịp thời.
Nguyên nhân bên ngoài
Nguyên nhân bên ngoài chính là các yếu tố đến từ môi trường hoặc chính từ phía cơ thể của người bị ảnh hưởng tới da như:
Nhiệt độ;
Ánh sáng;
Cắt, trầy, va chạm;
Hóa chất;
Điện;
Côn trùng đốt.
Nguyên nhân bên trong
Nguyên nhân bên trong là các yếu tố xuất phát từ cơ thể của người bị ảnh hưởng đến da, như:
- Di truyền: Yếu tố di truyền có thể mang tới cho bạn nhiều dạng bệnh lý trên da từ đó tạo các tổn thương ví dụ như vẩy nến, chàm da, bạch biến.. Đây cũng là lý do bạn sẽ thấy da có các biến đổi về cấu trúc, chức năng, màu sắc trên da.
- Miễn dịch: Một số bệnh lý miễn dịch như viêm da dị ứng, lupus.. có thể gây ra các phản ứng viêm nhiễm tổn thương hoặc dị ứng.
- Nội tiết tố: Các bệnh lý đến từ nguyên nhân nội tiết như tiểu đường, rối loạn tuyến giáp.. là nguyên nhân tạo ra các biến đổi về nội tiết tố, đường huyết, ảnh hưởng và làm cho da bị tổn thương sâu.
- Dị ứng: Các chất gây dị ứng như thực phẩm, phấn hoa, hóa chất.. có thể gây ra các phản ứng tiêu cực không tốt cho da.
- Nhiễm trùng: Chăm sóc da không tốt hoặc các chấn thương như nấm, ký sinh trùng, virus.. là tác nhân xâm nhập và ảnh hưởng tới quá trình viêm da.
Từ những tổn thương da và nguyên nhân gây ra thương tổn cơ bản của da kể trên, bạn có thể tìm được hướng phục hồi và chăm sóc đúng cách.
Cách chăm sóc phục hồi thương tổn cơ bản của da như thế nào?
Cách phục hồi tổn thương da
Với các tổn thương da lành tính, bạn có thể tham khảo những cách sau đây để phục hồi da.
– Thoa gel lô hội (nha đam): Gel lô hội giúp làm dịu da kích ứng, bỏng rát và thậm chí sử dụng được cho các tổn thương do mụn trứng cá.
– Dùng các sản phẩm chăm sóc da giàu chất chống oxy hóa như vitamin E, C, A, tốt cho da vì đặc tính tái tạo, hỗ trợ làm sáng da, giảm thiểu các đốm đen. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung các chất chống oxy hóa bằng cách ăn rau xanh, trái cây.
– Cung cấp đủ cho cơ thể từ 1.5- 2 lít nước mỗi ngày. Thiếu nước khiến da khô căng, nứt nẻ và xỉn màu nhanh chóng.
– Chăm sóc da đều đặn và bổ sung kem dưỡng ẩm thường xuyên để da mềm mại. Nghiên cứu từ năm 2019 cho thấy rằng các sản phẩm có chứa pseudo-ceramides có thể giúp cải thiện tình trạng khô, ngứa và bong vảy do tổn thương hàng rào bảo vệ da gây ra. Kem dưỡng ẩm giàu Ceramide cũng có thể tăng cường tính toàn vẹn cấu trúc của hàng rào bảo vệ da của bạn.
– Hạn chế sử dụng chất kích thích có hại hoặc làm tăng mức độ tổn thương da như rượu bia, thuốc lá..
– Bảo vệ da mọi lúc nhất là khi vùng da có dấu hiệu thương tổn, không để cơ thể hoặc da mặt bị tổn thương vì tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm, ánh nắng..
– Chăm sóc chuyên sâu cho da tại các cơ sở thẩm mỹ để được tư vấn và phục hồi da kỹ hơn. Bạn có thể tham khảo một số liệu trình gợi ý:
+Trị nám da, xỉn màu, tàn nhang: Mega Fiber White
+Trẻ hóa toàn diện trên da (xóa nhăn, nâng cơ, tăng collagen căng bóng cho da, phục hồi và làm trắng, xóa chân chim bọng mắt): Meta Elite+
+Liệu trình làm sạch da chuyên sâu Hydrafacial (làm sạch da, tẩy tế bào chết, giảm mụn và lỗ chân lông to, hạn chế nứt nẻ bong tróc).
Hướng điều trị tổn thương da do bệnh lý
Để điều trị các thương tổn cơ bản của da do bệnh lý, bạn cần thăm khám, xét nghiệm và điều trị chuyên khoa tại cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ căn cứ vào loại tổn thương mà người bệnh gặp phải để đưa ra phác đồ trị liệu. Có thể có một số tổn thương lành tính không cần điều trị nhưng vẫn nên được bác sĩ tư vấn.
– Các tổn thương da mức độ lành tính có thể điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi hoặc kỹ thuật tác động như: retinoids, kỹ thuật laser, liệu pháp quang hóa, liệu pháp áp lạnh, hoặc phẫu thuật cắt bỏ.
– Các tổn thương da ác tính sau khi được chẩn đoán sẽ cần điều trị phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị hoặc sử dụng các phương pháp điều trị sinh học như liệu pháp miễn dịch.
Hy vọng thông qua bài viết bạn đã biết được dấu hiệu và một số nguyên nhân làm cho da bị tổn thương. Từ đó có những cách chăm sóc và hướng điều trị phù hợp nhất. Nếu bạn còn phân vân không biết mình đang bị vấn đề gì cho thương tổn da, hãy liên hệ 093 770 6666 để được chuyên gia tư vấn hỗ trợ.
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Top 10 địa chỉ thẩm mỹ viện trẻ hoá da tại Đà Nẵng nổi tiếng
- Top 10 địa chỉ thẩm mỹ viện trẻ hoá da tại Hồ Chí Minh chất lượng
- Top 10 địa chỉ thẩm mỹ viện trẻ hoá da tại Hà Nội uy tín
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?