Nặn mụn đầu đen đúng cách như thế nào để đỡ hại da?
Mụn đầu đen là tình trường mụn thường gặp tại vị trí mũi, cằm trán trên mặt gây ra không ít vấn đề thẩm mỹ và sự tự tin. Để loại bỏ, nhiều người tự nặn mụn đầu đen tại nhà nhưng không phải lúc nào cách này cũng tốt. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu cách nặn mụn đầu đen đúng cách để không làm hại da.
Nhận diện chính xác mụn đầu đen
Những chấm đen nhỏ bạn nhìn thấy ở sống mũi hoặc 2 bên má có thể không phải là mụn đầu đen mà là những sợi bã nhờn tích tụ ở lỗ chân lông. Nếu chỉ là những sợi bã nhờn mà bạn cố gắng nặn thì điều này vô tình khiến da bạn bị tổn thương. Thậm chí khiến da bị nhiễm trùng trong khi những sợi bã nhờn vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn, chúng tiếp tục quay trở lại.
Mụn đầu đen hình thành chủ yếu do bụi bẩn và dầu nhờn tích tụ trong lỗ chân lông, gây tắc nghẽn. Đặc điểm có phần cồi mụn nhô nhẹ lên trên da, đen và cứng. Càng để lâu thì mụn đầu đen càng khiến lỗ chân lông to hơn, da sần sùi và kém thẩm mỹ. Đó là lý do mà nhiều người tìm cách để loại bỏ mụn đầu đen tại nhà. Theo nhiều chuyên gia, việc tự nặn mụn đầu đen không được khuyến khích vì khả năng cao xảy ra các vấn đề kích ứng, viêm tại chỗ hoặc lan rộng hơn do dầu và vi khuẩn. Quá trình chăm sóc sau khi nặn không an toàn cũng khiến lỗ chân lông giãn nở vĩnh viễn.
Trường hợp bạn muốn nặn mụn đầu đen để loại bỏ thì nên tìm hiểu thật kỹ cách nặn để da không bị thâm, không để lại sẹo khi lành.
Cách nặn mụn đầu đen tại nhà chi tiết từng bước
Theo Healthline.com để loại bỏ mụn đầu đen tại bất kỳ vị trí nào trên mặt, bạn hãy ngâm mình trong vòi hoa sen hoặc bồn tắm nước ấm. Qua cách này, làn da được giãn nở chân lông, lúc này quá trình nặn mụn trở nên dễ dàng hơn.
Chuẩn bị dụng cụ để nặn mụn bao gồm: tăm bông, bông tẩy trang, nước ẩm và các sản phẩm làm sạch da, nước cân bằng.
Bước 1: Thực hiện làm sạch da và các dụng cụ cần thiết
Hãy rửa mặt bằng các sản phẩm sữa rửa mặt có độ pH cân đối từ 5.5 – 6 không làm tăng tiết dầu trên da.
Rửa tay thật sạch để đảm bảo an toàn, tránh vi khuẩn lây lan vào da và gây nhiễm trùng.
Bước 2: Tẩy tế bào chết cho da
Tẩy tế bào chết để hỗ trợ làm sạch sâu, đẩy nhân mụn lên dễ dàng hơn. Tùy tình trạng da bạn có thể chọn sản phẩm tẩy da chết vật lý hoặc hóa học. Bước này cũng có thể làm trước đó bằng cách tẩy tế bào chết hóa học AHA – BHA (2-3 lần một tuần).
Bước 3: Lấy nhân mụn đầu đen khỏi da
Nặn mụn đầu đen bằng 2 cách sau:
– Cách 1: Dùng tăm bông có khả kháng khuẩn ấn nhẹ lên vùng có mụn đầu đen. Chú ý dùng với áp lực vừa đủ và tập trung vào nhân mụn, không nặn mạnh gây tổn thương da.
– Cách 2: Dùng tay ấn nhẹ xung quanh nốt mụn đầu đen. Bạn nên dùng thêm khăn giấy hoặc tấm gạc sạch để chặn giữa tay và nốt mụn. Bạn hãy cố gắng nặn nguyên khối mụn đầu đen qua cách dùng lực và góc độ tùy ý nhưng không ấn mạnh khiến da trầy hoặc bầm xước.
Nặn sạch nhân mụn. Nếu không thể loại bỏ hoàn toàn nhân mụn, bạn cần đợi một thời gian để da phục hồi trở lại rồi mới thử lại.
Bước 4: Làm sạch da sau nặn mụn
Khi đã loại bỏ được phần mụn đầu đen cần thiết, bạn cần thực hiện các bước sau để làm dịu và chăm sóc:
– Rửa mặt với nước muối sinh lý, loại bỏ tế bào chết và bụi bẩn còn sót lại trên da sau khi nặn mụn.
– Làm sạch sâu bề mặt da, cân bằng độ pH cho da bằng toner để tăng cường quá trình hấp thu các sản phẩm dưỡng da tiếp theo.
– Sử dụng serum HA có khả năng dưỡng ẩm, không gây bít tắc nang lông để làm dịu da. Kết thúc quá trình này bằng việc xịt khoáng để cấp ẩm cho da.
Lưu ý: Bạn không nên chạm tay vào vùng da mới nặn mụn đầu đen trước khi chúng lành lại. Bất kỳ chất kích ứng nào tác động lên da cũng có thể gây hình thành các nốt mụn đầu đen khác. Trường hợp không thể tự nặn mụn tại nhà, bạn nên nhờ tới các chuyên gia thẩm mỹ để loại bỏ hết phần nhân mụn và vệ sinh da một cách an toàn.
>> Xem thêm: Cách trị mụn đầu đen vùng mũi hiệu quả từ chuyên gia
Cách ngăn ngừa mụn đầu đen hữu ích
Chủ động phòng ngừa mụn đầu đen và chăm sóc da là cách tốt nhất để tránh việc bạn phải tự nặn mụn đầu đen. Hãy cân nhắc những cách sau để điều trị và ngăn ngừa mụn đầu đen cho từng nhóm da dưới đây.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, da khô dễ bong tróc:
- Tẩy tế bào chết nhẹ nhàng cho da mỗi ngày bằng sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc bàn chải khô. Bụi bẩn, da chết có thể làm tắc lỗ chân lông và tạo ra môi trường khiến mụn đầu đen hình thành.
- Giữ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm không mùi.
- Uống nhiều nước 1.5-2l trong ngày để có làn da khỏe mạnh hơn.
- Hãy đảm bảo rửa sạch lớp trang điểm và sản phẩm thừa trên da mỗi tối. Lưu ý không nên dùng các sản phẩm gây bít tắc chân lông, không hợp với nền da để dưỡng ẩm.
Nếu bạn có làn da dễ bị nhờn:
- Hãy thử mặt nạ đất sét để hấp thụ lượng dầu thừa trên da và có được vẻ ngoài mịn màng hơn.
- Hãy thử đưa các sản phẩm có chứa axit salicylic hoặc benzoyl peroxide vào quy trình chăm sóc da của bạn. Những thành phần này có thể hòa tan các nút dầu trước khi chúng làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Tự làm hỗn hợp tẩy tế bào chết bằng baking soda để hấp thụ dầu và dưỡng lỗ chân lông.
- Sử dụng kem dưỡng hoặc huyết thanh chứa retinoid để dưỡng da. Lưu ý rằng sản phẩm chứa thành phần này có thể khiến da bạn dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, vì vậy bạn hãy luôn kết hợp với kem chống nắng SPF 30+ khi bạn ra ngoài.
Trường hợp mụn đầu đen xuất hiện dày đặc, tái phát nhiều lần, bạn nên tới các cơ sở chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ để được điều trị kịp thời. Chuyên khoa Da liễu Phòng khám quốc tế Mega Gangnam quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ giúp bạn thăm khám và đưa ra phác đồ trị liệu tối ưu hơn.
Xem thêm:
- Cách xông mặt trị mụn ẩn bằng lá tía tô giảm mụn tức thì
- Mụn chai là gì? Mụn chai tồn tại bao lâu và cách điều trị
Qua các gợi ý về cách nặn mụn đầu đen và cách chăm sóc da an toàn trên đây, hy vọng bạn có thêm nhiều kiến thức chăm da hữu ích tại nhà. Để biết thêm thông tin các dịch vụ chăm sóc da tốt nhất dành cho bạn, vui lòng liên hệ ngay tới hotline 093 770 6666.
Các bài viết liên quan
- 12+ công thức trị mụn ẩn bằng yến mạch hiệu quả cho mọi làn da
- [Giải đáp] Trị mụn ẩn bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Mụn trứng cá có tự hết không? Mụn trứng cá bao lâu thì hết?
- Trị mụn ẩn bằng laser đau không? Bao lâu thì hết mụn?
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Top sản phẩm trị mụn ẩn tốt nhất, được ưa chuộng hiện nay