Peel da là gì? Những lưu ý khi thực hiện để có kết quả tốt nhất?
Thuật ngữ peel da vẫn còn là một điều gì đó khá mới mẻ đối với nhiều người. Trên thực tế, đây là một phương pháp làm đẹp có nguồn gốc từ các nước phương Tây, sau đó được du nhập, biến đổi và trở thành một trong những kỹ thuật tái tạo da được các tín đồ làm đẹp yêu thích. Điểm đặc biệt của phương pháp này là việc sử dụng các hoạt chất đặc biệt cho phép lột bỏ lớp màng sinh học trên bề mặt da. Tuy nhiên, Peel da có thật sự tốt hay không vẫn còn là một ẩn số đối với nhiều người. Trong số đặc biệt ngày hôm nay, hãy để chúng tôi đi tìm câu trả lời ngay dưới đây!
Cơ chế hoạt động của các phương pháp peel da
Peel da hay Chemical Peel là một phương pháp thẩm mỹ kết hợp y khoa cơ bản ứng dụng khả năng lột của một số hoạt chất an toàn cho phép loại bỏ lớp sừng trên bề mặt (làm bong da, lột da). Trên thực tế, kỹ thuật peel da hoạt động dựa trên cơ chế tác động sâu nhằm kích thích sự hình thành các tế bào mới, thay thế cho tế bào cũ Vì vậy mà các dấu hiệu da bong tróc nhanh chóng xuất hiện chỉ sau một lần peel.
Có thể bạn chưa biết! Cơ thể người tồn tại một chu kỳ thay da sinh học tự nhiên sau mỗi 28 ngày. Với cơ chế này, các tế bào tổn thương nhẹ, lớp da chết trên bề mặt sẽ được thay thế bằng những tế bào mới hơn, hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đối với nhiều người quá trình này diễn ra tương đối chậm và không đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất trên bề mặt. Đó chính là lý do cho sự ra đời của những kỹ thuật Peel hiện đại. Các hoạt chất được sử dụng cho mục đích rút ngắn quá trình thay da sinh học như Salicylic acid hoặc Glycolic acid đã được khoa học chứng nhận về hiệu quả..
Phương pháp loại bỏ lớp da sinh học này được xem là kỹ thuật làm đẹp da giúp tái cấu trúc bề mặt, điều trị mụn, làm mờ các vết thâm nám, đồng thời hỗ trợ cho quá trình chống lão hóa da. Để làm được điều này, các chất hóa học được sử dụng cho mục đích peel da phải là các hoạt chất acid an toàn, nguồn gốc từ tự nhiên, không gây tổn thương lâu dài. Bởi các tác động trực tiếp đối với làn da nên yêu cầu về kỹ thuật, tính chất của các sản phẩm peel cực cao, đồng thời phương pháp được cho là không phù hợp với các bạn có làn da mỏng yếu, nhạy cảm.
Peel da mặt có tốt không?
Phương pháp peel được các chuyên gia da liễu đánh giá cao và đưa vào trong liệu trình cụ thể đối với một số trường hợp làn da lão hóa, có nhiều khuyết điểm. Đồng thời, hầu hết các nghiên cứu y khoa đều cho thấy peel có khả năng hỗ trợ tốt cho mục đích cải thiện nhiều vấn đề về da. Tuy nhiên, vẫn cần xem xét các góc độ về lợi ích của peel da để xác định phương pháp này có thật sự tốt và phù hợp với bạn hay không. Một số lợi ích của peel da có thể kể đến như:
1. Điều trị nhăn da
Peel da được thực hiện đúng cách bằng với các hoạt chất an toàn với làn da có khả năng làm mờ các nếp nhăn sâu và làm giảm sự hình thành những nếp gấp mới trên về mặt. Điều này được cho là khả thi bởi peel da mặt gần như lột bỏ lớp biểu bì chứa nhiều tổn thương ngoài cùng để lại làn da với các tế bào mới hơn, khỏe mạnh hơn.
Hơn thế nữa, việc lột da sinh học có thể giải quyết triệt để các nếp nhăn nông chỉ sau một vài lần thực hiện. Nhờ vậy mà chúng có thể sở hữu một làn da hồng hào, mịn màng sau một thời gian kiên trì peel. Với các mục đích khác nhau, các mức độ peel da từ nông, vừa cho đến sâu sẽ phát huy hiệu quả riêng. Vì vậy, trước đó nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ điều trị.
2. Hỗ trợ điều trị nám
Các hoạt động thường ngày yêu cầu chúng ta phải tiếp xúc khá nhiều với ánh nắng mặt trời. Chính những bức xạ tiêu cực này đã dẫn đến tình trạng da lão hóa sớm hơn, hình thành nhiều vùng da bị nám, tàn nhang. Nếu không có phương án hữu hiệu để điều trị, các mảng nám có khả năng xâm lấn sâu và lan rộng ra nhiều khu vực da.
Thật may mắn khi peel da hóa học có khả năng đảo ngược hoạt động của tia tử ngoại, sửa chữa các tổn thương da một cách nhanh chóng, bao gồm cả những khu vực nhạy cảm nhất. Để làm được điều này và ngăn chặn sự trở lại của các vết nám, cần kết hợp với những biện pháp chống nắng lâu dài.
3. Điều trị mụn
Một số hoạt chất sử dụng để peel da có chứa hàm lượng các axit salicylic cao, có khả năng làm giảm sự hình thành nhân mụn, đặc biệt là nhóm mụn trứng cá. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm peel da hóa học cấp độ nhẹ và hoạt tính vừa phải trong quá trình điều trị mụn. Tuy nhiên, không nên sử dụng những chất có hoạt tính quá mạnh bởi điều này có thể làm tổn thương da, khiến các nốt mụn dễ hình thành vết thâm sẹo nhanh hơn.
4. Hạn chế sẹo xấu
Đối với những vùng da xuất hiện các đốm thâm, sẹo mờ sau một thời gian điều trị mụn mà các loại kem trị sẹo thông thường không thể phát huy được hiệu quả như mong muốn. Chúng ta có thể cân nhắc áp dụng các kỹ thuật peel da hoạt hóa mức độ vừa để điều trị các nốt mụn mới trên bề mặt da vừa hạn chế tình trạng các vết thâm, sẹo xấu phát triển lâu ngày. Đây cũng chính là đề xuất được yêu cầu bởi các bác sĩ da liễu trong trường hợp làn da đáp ứng thấp đối với một số loại dược mỹ phẩm.
5. Tái cấu trúc và nâng tông
Bên cạnh hiệu quả thực tế trong việc chữa lành những tổn thương trên bề mặt, các hoạt chất được sử dụng cho mục đích peel da còn có khả năng kích thích phát triển tế bào mới, tái tạo cấu trúc làn da mới. Điều này giúp cho hiệu quả nâng tông được đẩy lên một cách đáng kể chỉ sau lần peel đầu tiên. Tựu chung ta, phương pháp này có giúp làn da được làm mới, trẻ hóa cả về màu sắc bên ngoài lẫn tính chất bên trong. Đây là một điều mà không phải ứng dụng công nghệ hay loại mỹ phẩm nào cũng làm được.
6. Tăng cường hấp thụ dưỡng chất
Các tế bào da chết hay lớp sừng quá dày vốn dĩ là một điều kiện không lý tưởng đối với chúng ta trong quá trình chăm sóc làn da. Vì vậy, peel da bằng một cách có chủ đích giúp loại bỏ lớp màng trên cùng, làm thông thoáng lỗ chất lông, giúp làn da hấp thụ dưỡng chất từ các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc làn da được tốt hơn. Do đó, nếu bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề nào về da như đã đề cập ở trên thì vẫn nên peel da đúng lộ trình để việc làm đẹp phát huy hiệu quả đầy đủ nhất.
Tác dụng phụ sau khi peel da là gì?
Là phương pháp loại bỏ lớp màng trên bề mặt vì vậy dù ít hay nhiều, phương pháp peel vẫn có khả năng gây ra một số kích ứng. Tùy theo các cấp độ peel mà những triệu chứng đi kèm có thể khác nhau. Với làn da ít khuyết điểm, hoạt chất peel có tác dụng nhẹ, chúng ta thường chỉ nhận thấy một vài dấu hiệu tại thời điểm peel và sau peel một thời gian ngắn. Trong khi đó, với những làn da tổn thương sâu, quá nhiều vấn đề và ứng dụng những công nghệ peel ở cấp độ cao hơn thì những triệu chứng đi kèm cũng nặng hơn. Cụ thể như sau:
1. Da bị tấy đỏ
Việc sử dụng các loại hóa chất nhằm đẩy nhanh quá trình lột da tạo ra những phản ứng kích thích trên bề mặt, dấu hiệu thường thấy nhất chính là hiện tượng da bị tấy đỏ hoặc sưng nhẹ. Theo các chuyên gia, đây chỉ là những phản ứng bình thường và là cơ chế tự vệ của cơ thể trước các yếu tố bên ngoài. Hầu hết đều xác nhận những biểu hiện trên sẽ biến mất hoàn toàn sau khi peel da một thời gian ngắn.
2. Da sạm màu
Một trong số các biểu hiện thường thấy nhất được ghi nhận sau khi peel da đó là tình trạng da bị sạm đi hay tối màu hơn so với trước. Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng mang tính tạm thời và xảy ra ở hầu hết mọi người ở những lần đầu peel da. Bởi lúc này làn da khá mỏng và nhạy cảm trước các kích thích bên ngoài, bạn nên chống nắng đầy đủ, cũng như cung cấp đầy đủ dưỡng chất để làn da nhanh chóng trở lại bình thường.
3. Hiện tượng nóng rát, châm chích
Trường hợp làn da có nhiều khuyết điểm như nám, thâm sẹo và mụn, giải pháp peel da trung bình sẽ mang đến hiệu quả tốt hơn peel nông. Tuy nhiên, một số trường hợp da chưa quen với hóa chất hoặc da quá mỏng thường cảm thấy nóng rát, châm chích nhẹ. Bạn nên đề cập đến dấu hiệu này với bác sĩ điều trị để có giải pháp chườm lạnh cho da ngay lập tức.
4. Nhiễm trùng
Thiếu kiến thức trong quá trình peel, thực hiện sai quy trình hoặc peel da quá sâu có thể khiến làn da vốn dĩ không được khỏe bị kích ứng nặng, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng bề mặt và nhiễm trùng máu. Hơn thế nữa, điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của các loại nấm, vi khuẩn, vi rút khiến bạn phải đối mặt với các bệnh lý về da nặng nề hơn. Do đó, hãy trang bị cho mình kiến thức đầy đủ trước tự peel da hoặc lựa chọn đơn vị thẩm mỹ uy tín để tránh các kích ứng đã kể trên.
5. Hình thành sẹo
Các bác sĩ nhận định việc peel da rất khó có khả năng gây sẹo và những trường hợp này thường vô cùng hiếm gặp. Dẫu vậy, điều này hoàn toàn có khả năng nếu liều lượng các hóa chất sử dụng để peel quá nhiều hoặc peel da sai cách. Thậm chí, các vết sẹo này gần như không thể hồi phục do tổn thương mà hóa chất gây ra nặng hơn rất nhiều so với tổn thương vật lý.
6. Tổn thương nội tạng
Nhiều người cho rằng các tác động trên bề mặt không có khả năng ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, có một tỉ lệ rất nhỏ tác dụng phụ của peel da cấp độ sâu ảnh hưởng đến một số cơ quan như tim, gan, thận. Lý giải cho điều này, chuyên gia của Mega Gangnam cho rằng việc sử dụng axit carbolic hay phenol trong quá trình peel da sâu có khả năng làm tim đập nhanh. Các hoạt chất nếu không được chuyển hóa đúng cách cũng có thể ngấm sâu vào bên trong gây ảnh hưởng đến hoạt động của gan, thận.Vì vậy, peel da ở mức độ sâu chỉ được thực hiện khi có chỉ định bởi các bác sĩ da liễu có chuyên môn cao.
Peel da như thế nào đúng cách?
Trước khi quyết định peel da hãy xác định lịch sử bệnh lý của mình để chắc chắn rằng bạn đang không mắc phải một số bệnh lý nhiễm trùng, truyền nhiễm, rối loạn sắc tố, bệnh về các hệ cơ quan trong cơ thể, không có vết thương hở và không mang thai. Đồng thời, thực hiện việc tham vấn vấn các bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu liệu trình peel da. Để thay da đúng cách, an toàn và hiệu quả, bạn cần phải thực hiện một số bước cơ bản như sau:
1. Xác định hoạt chất peel da phù hợp
Sau khi được các bác sĩ xác nhận tình trạng cơ thể cho phép tự peel da mức độ nông tại nhà, bạn cần kiểm tra lại vấn đề da cụ thể. Từ đó xác định nên lựa chọn hoạt chất nào cho mục đích peel. Bởi với hàm lượng các chất khác nhau, mục đích và hiệu quả sẽ không giống nhau.
Axit lactic: Đây là hoạt chất tốt nhất dành cho những bạn mới tập tành peel da, có làn da nhạy cảm và ít vấn đề. Với tình trạng da bị tăng sắc tố, xuất hiện các nếp nhăn, vết thâm nhẹ, axit lactic là lựa chọn cực kỳ tối ưu. Ở mức độ này, làn da rất ít khi xảy ra kích ứng, phù hợp với cả những bạn thuộc nhóm da khô.
Glycolic acid: Đây là hoạt chất peel da ở mức độ nhẹ, có khả năng cải thiện các vết thâm lớn và nhiều vấn đề về mụn hơn. Đồng thời, hoạt chất này cũng cho phép cải thiện những nếp nhăn vừa và nông, mang đến làn da mịn màng, trắng sáng hơn. Glycolic acid có hoạt tính mạnh hơn so với axit lactic nhưng thời gian thực hiện khá nhanh, không gây kích ứng da.
Axit trichloroacetic (TCA): Đây là một hoạt chất tương đối mạnh, có thể sẽ dẫn đến những triệu chứng châm chích, bong tróc cường độ cao. Mặc dù hiệu quả cải thiện khuyết điểm làn da cao hơn nhưng rất có thể bạn sẽ cần đến 1-2 tuần để hồi phục làn da bình thường.
Các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên chọn những hóa chất peel có nồng độ acid thấp ở những lần peel đầu tiên. Có thể tăng lên sau khi làn da đã quen dần nhưng không nên chọn các hoạt chất quá mạnh. Trường hợp có mong muốn peel da cấp độ vừa và sâu nên thực hiện ở các cơ sở thẩm mỹ có uy tín.
2. Peel da đúng quy trình
Trước khi thực hiện peel da, các bác sĩ yêu cầu người dùng nên ngừng sử dụng các sản phẩm có chứa retinol hoặc tretinoin tối thiểu 7-10 ngày trước đó. Hoạt chất peel nồng độ càng cao, thời gian ngừng các sản phẩm khác càng lâu. Đồng thời, để chắc chắn da mặt có khả năng tương thích và không bị dị ứng với các hoạt chất peel được sử dụng, bạn nên thử nghiệm trên các vùng da như cổ tay, cổ chân tối thiểu 24 giờ để kiểm nghiệm phản ứng. Tuyệt đối không peel da khi xảy ra các phản ứng ngứa ngáy, nổi mẩn.
Các bước thực hiện peel da chuẩn y khoa ngay tại nhà
Bước 1: Làm sạch da mặt bằng nước hoặc các dung dịch dịu nhẹ không chứa cồn để làn da được khô tự nhiên.
Bước 2: Sử dụng nước cân bằng độ pH hoặc dầu khoáng thoa lên bề mặt trước khi peel. Đồng thời bảo vệ những vùng da nhạy cảm xung quanh mắt, mũi và miệng.
Bước 3: Dùng tăm bông, bông gòn thấm đều dung dịch peel và thoa đều lên những vùng da ít nhạy cảm như trán, cằm và má. Có thể sử dụng ở cả vùng mũi và cổ, không nên thoa quá gần mí mắt.
Bước 4: Với những hoạt chất khác nhau, thời gian làm sạch các hóa chất là không giống nhau, nhưng đa phần không được quá 1 phút. Ngay khi thấy da có dấu hiệu chuyển sang màu hồng, hãy làm sạch ngay lập tức.
Bước 5: Dưỡng ẩm nhẹ nhàng cho da, hãy để làn da tự bong tróc một cách tự nhiên, tránh việc dùng tay tác động.
Những lưu ý trước khi peel da
Trước khi quyết định sử dụng phương pháp peel da, việc thăm khám và đánh giá tình trạng da của bạn với bác sĩ da liễu là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và đạt được kết quả tốt nhất. Bác sĩ có thể yêu cầu thông tin về bệnh sử của bạn, bao gồm các phương pháp điều trị da trước đây và hiện tại, cũng như các loại thuốc và sản phẩm chăm sóc da bạn đang sử dụng.
Kiểm tra tình trạng da cũng là bước quan trọng trước khi peel da. Bạn sẽ được bác sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng da của bạn để xem liệu loại da của bạn hiện tại có phù hợp để sử dụng phương pháp peel da hay không. Điều này giúp đảm bảo rằng phương pháp peel da được thực hiện một cách an toàn và đạt được kết quả tốt nhất cho da của bạn.
Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi peel da
Sau khi peel da, việc chăm sóc da đúng cách là rất quan trọng để đảm bảo da phục hồi nhanh chóng và đạt được kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số cách chăm sóc da sau khi peel:
– Để da được nghỉ ngơi: Sau khi peel da, da của bạn sẽ cần thời gian để phục hồi. Tránh tiếp xúc với các chất kích thích da như mỹ phẩm, nắng, gió, hay bụi bẩn trong ít nhất 24 giờ đầu tiên sau khi peel.
– Sử dụng sản phẩm dịu nhẹ: Chọn các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, không gây kích ứng, không chứa hóa chất cứng hay cồn. Nên dùng các sản phẩm làm dịu da, dưỡng ẩm và tái tạo da để giúp da phục hồi nhanh chóng.
– Tránh tác động mạnh lên da: Tránh việc cọ, chà xát mạnh hay nặn mụn sau khi peel da, vì điều này có thể gây tổn thương da và làm chậm quá trình phục hồi.
– Độ ẩm cho da: Dưỡng ẩm cho da hàng ngày để giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da. Sử dụng kem dưỡng ẩm, tinh chất dưỡng da hoặc dầu dưỡng da phù hợp với loại da của bạn để giúp tái tạo độ ẩm cho da sau khi peel.
– Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Ánh nắng mặt trời có thể làm da của bạn nhạy cảm hơn sau khi peel. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, và sử dụng kem chống nắng với SPF cao khi ra ngoài.
– Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể từ bên trong bằng cách uống đủ nước hàng ngày. Điều này giúp duy trì độ ẩm của da và giúp da phục hồi nhanh chóng sau khi peel.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp các bạn tìm hiểu peel da mặt có tốt hay không. Mọi thông tin về tình trạng da tổn thương hay các dịch vụ trị liệu vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Tìm hiểu thâm nội dung liên quan đến peel da:
Peel da trị sẹo rỗ có tốt không? Nên chọn loại nào?
Top 5+ Sản phẩm Peel da sinh học hiệu quả nhất
Có nên peel da mặt thường xuyên hay không?
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?