Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
Mụn bọc bị chai cứng là một trong những tình trạng bệnh lý da liễu tương đối nghiêm trọng. Các nốt mụn này thường gây đau nhức kéo dài, dễ lây lan và khó điều trị. Đối với nhiều người, việc xử lý mụn bọc bị chai cứng trở thành một vấn đề nan giải. Vậy cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả?
Có nặn mụn bọc bị chai cứng được hay không?
Mụn bọc bị chai cứng là tình trạng các nốt mụn bọc sưng viêm tồn tại trong thời gian dài. Trường hợp này thường liên quan đến các vấn đề như: nhân mụn không được loại bỏ kịp thời, điều trị sai cách, viêm nhiễm nặng hơn do ảnh hưởng của các yếu tố xung quanh. Theo thời gian, nhân mụn chuyển thành dạng chai cứng, với lớp da dày ở tầng biểu bì bao bọc phía trên và rất khó để loại bỏ theo cách thông thường.
Điều này khiến nhiều người băn khoăn liệu có nên nặn mụn bọc bị chai cứng hay không. Tuy nhiên, thực tế thì trong một số trường hợp, chúng ta có thể cân nhắc việc áp dụng cách nặn mụn bọc bị chai cứng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc tại các cơ sở chuyên khoa. Cụ thể như sau:
+ Nhân mụn đã khô cứng, không còn viêm nhiễm, không gây cảm giác đau.
+ Mụn không có dấu hiệu sưng tấy, bị đỏ, lở loét, châm chích trên da.
+ Có sự hỗ trợ về chuyển môn từ các chuyên gia thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu.
Việc nặn mụn bọc trong tình trạng này giúp loại bỏ nhân mụn ẩn sâu dưới lỗ chân lông, ngăn ngừa nguy cơ lây lan vi khuẩn, giảm mức độ tổn thương cho các mô da, kích thích quá trình tái tạo da mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thực hiện đúng kỹ thuật và trong môi trường vô trùng nhằm hạn chế các vấn đề da liễu phức tạp hơn về sau như:
Nhiễm trùng nặng: Vi khuẩn từ tay hoặc dụng cụ không sạch dễ đưa vi khuẩn, tạp khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào da, làm tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.
Tổn thương mô da: Việc nặn sai cách, xâm lấn sâu có thể gây các vết rách da, chảy máu sâu, dẫn đến sự xuất hiện của sẹo rỗ, sẹo thâm khó khắc phục.
Nguy cơ lây lan mụn: Nếu không xử lý đúng cách, vi khuẩn từ mụn bị chai có thể lan sang các vùng da bình thường xung quanh, khiến mụn lây lan, khó điều trị hơn.
Các chuyên gia da liễu khuyến cáo rằng không nên tự ý nặn mụn bọc bị chai cứng tại nhà. Thay vào đó, hãy đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm thẩm mỹ uy tín để được hỗ trợ xử lý đúng cách, đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Mụn bọc bị chai nguy hiểm như thế nào? Trị sao cho nhanh khỏi?
Hướng dẫn cách nặn mụn bọc bị chai cứng an toàn
Nếu quyết định loại bỏ mụn bọc bị chai cứng, việc thực hiện đúng quy trình chuẩn y khoa là rất quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nặn mụn bọc bị chai cứng an toàn thường được áp dụng tại các trung tâm thẩm mỹ uy tín.
Bước 1. Thăm khám và đánh giá tình trạng mụn
Trước khi tiến hành bất kỳ biện pháp chăm sóc chuyên sâu hay trị liệu nào cho da, các bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ tình trạng da và mức độ phát triển của mụn để đảm bảo thời điểm này đã phù hợp cho việc nặn mụn bọc. Những yếu tố quan trọng cần xem xét bao gồm:
+ Độ chai cứng của nhân mụn.
+ Tình trạng viêm nhiễm xung quanh.
+ Độ sâu của nhân mụn dưới da.
+ Mức độ lây lan, phát triển của mụn.
Bước 2. Vệ sinh da và sát khuẩn khu vực nặn mụn
Bước này nhằm loại bỏ mọi yếu tố có khả năng gây nhiễm trùng như: tạp khuẩn, tế bào vi nấm và bụi bẩn trên bề mặt da. Cách thực hiện gồm các bước như sau:
+ Tẩy trang, rửa sạch vùng da bằng dung dịch làm sạch dịu nhẹ, an toàn.
+ Sát khuẩn da mặt tại khu vực cần nặn mụn bằng cồn y tế hoặc dung dịch khác.
Bước 3. Dùng thiết bị chuyên dụng để nặn mụn
Nhân viên thẩm mỹ hoặc bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nặn mụn chuyên biệt như cây nặn mụn, dao phẫu thuật kích thước nhỏ hoặc kim y tế để lấy nhân mụn để đảm bảo an toàn và chính xác. Quá trình này bao gồm:
+ Dùng kim (hoặc dụng cụ khác) chích nhẹ vào phần đầu mụn để tạo lỗ thoát nhân.
+ Sử dụng lực nhẹ nhàng để đẩy nhân mụn ra ngoài hoặc gắp đầu nhân mụn từ từ kéo ra mà không làm tổn thương da.
Bước 4. Làm sạch bề mặt và kháng viêm sau nặn
Sau khi nhân mụn bọc được lấy ra hoàn toàn, các chuyên viên có thể tiến hành làm sạch lại lần nữa bằng dung dịch sát khuẩn. Ngoài ra, nếu quy mô của vùng da bị mụn khá rộng, mức độ tổn thương do mụn sâu, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm một số sản phẩm chống viêm hoặc thuốc mỡ kháng sinh để giảm sưng và hỗ trợ quá trình phục hồi.
Khám phá ngay: Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
Những lưu ý khi thực hiện nặn mụn bọc bị chai
Nếu có nhu cầu áp dụng cách nặn mụn bọc bị chai cứng tại nhà thay vì đến các trung tâm y tế và thẩm mỹ, cần chắc chắn rằng bạn có đủ kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho chính chúng ta, phòng tránh các phản ứng bất thường trên da mặt:
+ Chỉ thực hiện nặn mụn bọc bị chai cứng khi thật sự có chỉ định của bác sĩ da liễu và nắm trong phác đồ điều trị chuyên sâu.
+ Quá trình nặn mụn phải chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết, vệ sinh tay và đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra đúng kỹ thuật.
+ Đặc biệt chú trọng việc sát khuẩn trước và sau khi nặn mụn để phòng tránh viêm nhiễm, các biến chứng khác khi nặn mụn bọc.
+ Kết hợp dùng thêm các loại thuốc uống, kem bôi trị mụn bọc bị chai hoặc liệu trình can thiệp nếu có chỉ định riêng.
+ Liên hệ với bác sĩ và đến ngay phòng khám da liễu nếu sau khi nặn mụn có biểu hiện sưng viêm, đau nhức, loét da,…
Có thể bạn quan tâm: Sau khi nặn mụn thì nên bôi gì để không bị thâm sẹo?
Hướng điều trị mụn bọc bị chai cứng đúng cách và an toàn nhất vẫn là sử dụng thuốc và các phác đồ chuyên sâu. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về cách nặn mụn bọc bị chai cứng an toàn và hiệu quả. Nếu cần thêm sự hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Mega Gangnam qua Hotline 093.770.6666 để được tư vấn chi tiết từ các chuyên gia hàng đầu!
Các bài viết liên quan
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 10+ công thức xông da mặt trị mụn ẩn hiệu quả, đúng cách
- 7+ công thức trị mụn ẩn dưới da bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả