Cách nhận biết da dầu thiếu nước và hướng dẫn chăm sóc tại nhà

Da dầu thiếu nước thường xuyên có biểu hiện xỉn màu, dễ kích ứng, nổi mẩn và cảm giác căng rát trong nhiều trường hợp. Cần chú trọng đến việc cấp ẩm, bù nước, kiềm dầu để cải thiện tình trạng này tốt hơn.

CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU
Cố vấn chuyên môn
CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU
Chuyên gia sắc đẹp cao cấp
Xem hồ sơ

Hiện tượng da thiếu nước, bong tróc là tình trạng thường xuyên xảy ra ở các bạn thuộc nhóm da khô hoặc trong điều kiện thời tiết khô lạnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng da dầu cũng xuất hiện tình trạng thiếu ẩm, mất nước bất kể làn da vẫn đổ dầu liên tục. Tham khảo bài viết này để xác định cách nhận biết da dầu thiếu nước và hướng dẫn chăm sóc cụ thể từ chuyên gia da liễu!

Cách nhận biết da dầu thiếu nước như thế nào?

Cách nhận biết da dầu thiếu nước như thế nào?

Cách nhận biết da dầu thiếu nước và nguyên nhân gây ra tình trạng này

Thực tế thì hiện tượng da dầu thiếu nước không phải là trường hợp quá hiếm gặp. Đây là tình trạng mất cân bằng độ ẩm giữa dầu và nước trên bề mặt da. Thông thường, trường hợp này thường diễn ra ở những bạn có hoạt động tăng tiết dầu nhờn khá mạnh nhưng không biết cách chăm sóc. Cách nhận biết da dầu thiếu nước cụ thể như sau: 

  • Bên cạnh những khu vực đổ nhiều dầu thì cũng có những vùng da trông như bị khô, xỉn màu, sờ vào không được mịn màng, đặc biệt là 2 bên má, gần với xương hàm.
  • Thông thường khả năng thẩm thấu của nhóm da dầu khá chậm nhưng khi thoa mỹ phẩm dưỡng da thì các dưỡng chất lại thấm rất nhanh. 
  • Lỗ chân lông có kích thước không đồng đều với vùng chữ T lộ khá lớn, nhiều sợi bã nhờn trong khi những vùng da khác có lỗ chân lông khá nhỏ.
  • Da dầu thiếu nước thường khá nhạy cảm, dễ bị kích ứng bởi không khí, nước và các tác nhân gây hại bên ngoài.
  • Làn da thường xuyên có biểu hiện mẩn ngứa, bong tróc một vùng nhỏ hoặc có khả năng bị bệnh da liễu vào những ngày thời tiết thay đổi.
  • Da trông có vẻ bóng dầu nhưng đem lại cảm giác khô căng, khó chịu do lượng dầu cố gắng tiết ra nhiều để cân bằng và bảo vệ lượng nước bên trong.
  • Xuất hiện các dấu hiệu lão hóa sớm, nếp nhăn li ti, các mảng đốm sẫm màu, quầng thâm, bọng mắt do không được chăm sóc đúng cách.
  • Nếu thường xuyên trang điểm, có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng da không đẹp, mốc nền hoặc bị khô. Bên cạnh đó, sau khi trang điểm một thời gian có thể thấy các mảng phấn bong tróc, hình thành đốm như vảy trên da.

Nguyên nhân gây ra tình trạng da dầu thiếu nước là gì?

  • Sử dụng các sản phẩm làm sạch da quá mức, chứa các vi hạt, cồn hoặc các hóa chất, hương liệu tạo màu, tạo mùi. 
  • Chỉ chú trọng vào việc làm sạch da mà quên mất các  bước dưỡng ẩm, cấp nước cần thiết cho da dầu.
  • Thời tiết hanh khô, không khí lạnh, độ ẩm trong không khí quá thấp hoặc môi trường quá ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây mất nước ở da dầu.
  • Sử dụng các hoạt chất, thuốc bôi trị mụn lâu dài nhưng không chăm sóc, dưỡng ẩm khiến da mất nước, nền da bong tróc và bị khô.
  • Thói quen uống ít nước, không cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể khiến hoạt động hydrat hóa của tế bào chậm lại, nước đến da ít hơn.
  • Không sử dụng kem chống nắng, không che chắn khi ra ngoài vào ban ngày làm cho nước trong da bị bay hơi. Sự thâm nhập của tia UV cũng làm da dầu mất nước.
  • Hiện tượng da dầu thiếu nước xuất hiện từ sớm, do di truyền, thay đổi nội tiết tố hoặc là dấu hiệu dự báo cho một số bệnh lý ngoài da.

Những sản phẩm không thể thiếu đối với làn da nhiều dầu nhưng thiếu nước

Da dầu nhưng thiếu nước cần được quan tâm và chăm sóc đúng cách để kiểm soát dầu nhờn mà không làm mất nước, thiếu ẩm. Dưới đây là một số sản phẩm không thể thiếu cho những bạn sở hữu làn da nhiều dầu nhưng thiếu nước:

Những sản phẩm được khuyến nghị cho làn da nhiều nhờn thiếu nước

Những sản phẩm được khuyến nghị cho làn da nhiều nhờn thiếu nước

Sữa rửa mặt làm sạch không gây khô da: Chắc chắn rằng sữa rửa mặt là một sản phẩm không thể thiếu với bất kỳ nhóm da nào. Tuy nhiên, với làn da nhiều dầu, mọi người thường ưu tiên lựa chọn những sản phẩm làm sạch, kiềm dầu nhanh chóng. Đó là lý do sau khi rửa mặt da thường khá khô. Nhiều người sẽ cảm thấy dễ chịu về cảm giác này nhưng theo chúng tôi sản phẩm rửa mặt cho da dầu thiếu nước nên có sự chọn lọc. Cần tránh xa những loại sữa rửa mặt chứa cồn, hương liệu, chất tạo màu, tạo mùi, tạo bọt quá nhiều. Đồng thời, quan tâm đến các sản phẩm sữa rửa mặt tạo bọt nhẹ, không chứa hóa chất gây hại, làm sạch tốt, không gây khô da sau khi dùng. Có một số loại sữa rửa mặt phù hợp cho da dầu thiếu nước như: Klairs Rich Moist Foaming Cleanser, Cerave Hydrating Cleanser, La Roche Posay Cicaplast Lavant B5…

Toner làm dịu, cân bằng độ pH và cấp ẩm: Thông thường các bạn thuộc nhóm da dầu sẽ lựa chọn loại Toner chứa AHA hoặc một số hoạt chất khác để giảm tiết dầu và làm sạch da thêm một lần nữa. Trường hợp da dầu nhưng bị thiếu nước, chúng tôi khuyến nghị kết hợp thêm một lớp toner cấp nước hoặc chỉ sử dụng toner cấp nước, dưỡng ẩm. Điều này nhằm tạo ra hiệu ứng làm dịu, cân bằng lại làn da và chống khô sau khi rửa mặt. Dùng toner cũng là bước đệm để việc cung cấp dưỡng chất từ các bước chăm sóc da phía sau trở nên hiệu quả hơn. Cân nhắc lựa chọn ngay top 3 dòng toner phù hợp cho da dầu thiếu nước, da dầu nhạy cảm như: Skin balancing pore reducing toner,  Dear Klairs Supple Preparation Facial Toner, Eucerin DermatoCLEAN Hyaluron Toner…

Serum làm dịu, cấp ẩm và kiềm dầu cho da: Trong quy trình chăm sóc da mặt hàng ngày đối với nhóm da dầu thiếu nước, chắc chắn không thể thiếu serum cấp ẩm, kiềm dầu, kháng viêm. Thông thường, các loại serum được sử dụng với mục đích cấp ẩm sâu, bổ sung các hoạt chất cần thiết để tăng cường hàng rào bảo vệ da tự nhiên. Da thiếu nước không chỉ là mất nước ở tầng da biểu bì mà còn có hiện tượng thiếu độ ẩm ở các tầng sâu hơn. Vậy nên, không thể không sử dụng serum cấp ẩm, kiềm dầu cho da mặt. Một số cái tên xứng đáng được lựa chọn đó là: La Roche-Posay Effaclar Serum, Bioderma Sensibio Defensive Serum, SVR Ampoule Hydra B3…

Kem dưỡng ẩm cho da nhiều dầu thiếu nước: Kem dưỡng ẩm cũng là một sản phẩm không thể thiếu được với những bạn thuộc nhóm da nhiều dầu thiếu ẩm. Tuy nhiên, cần lựa chọn đúng loại kem phù hợp vì nếu kết cấu hoặc thành phần không phù hợp có khả năng gây tác dụng ngược. Kem dưỡng ẩm cho da dầu thiếu nước nên có kết cấu dạng gel, lỏng, có khả năng thẩm thấu nhanh để tránh bít tắc. Không sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chiết xuất bơ, dầu oliu, có hàm lượng vitamin E cao hoặc các hoạt chất khác làm tăng tính đậm đặc của kem dưỡng. Tham khảo một số sản phẩm được khuyến nghị bởi chuyên gia da liễu như sau: Skin Balancing Invisible Finish Moisture Gel, Kiehl’s Ultra Facial Oil-Free cho da dầu, Vichy Normaderm Phyto Solution…

Xịt khoáng cấp nước cho da tức thì: Các sản phẩm xịt khoáng chứa nhiều thành phần làm dịu, cấp nước, khoáng chất cực kỳ phù hợp với những bạn sở hữu nhóm da dầu thiếu nước. Không giống như các sản phẩm chăm sóc da thông thường, thành phần chính của xịt khoáng là nước hoặc HA nên có khả năng thẩm thấu cực kỳ nhanh chóng. Cho phép làm dịu nhẹ, tăng độ ẩm ngay tức thì và có thể dùng được nhiều lần trong ngày. Với làn da nhiều dầu thiếu nước thì có một số sản phẩm đáng chú ý nên lựa chọn như sau: La Roche-Posay Effaclar Duo+, Avene Thermal Spring Water, Bioderma Hydrabio Brume…

Hướng dẫn quy trình chăm sóc da dầu thiếu nước hiệu quả

Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà cho da dầu thiếu nước

Hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà cho da dầu thiếu nước

Sau khi nhận biết da dầu thiếu nước, xác định các sản phẩm cần chú trọng, chúng ta có thể áp dụng quy trình chăm sóc da mặt như sau:

Bước 1: Tẩy trang bằng một sản phẩm dịu nhẹ, có khả năng kiềm dầu tốt nhưng không gây khô da. Rửa mặt lại với nước sạch để loại bỏ phần nước tẩy trang còn sót lại.

Bước 2: Dùng sữa rửa mặt, tạo bọt và thoa trực tiếp lên da mặt đã được làm ướt. Thực hiện thao tác massage thật nhẹ nhàng, đặc biệt là vùng da chữ T để làm sạch da tốt nhất.

Bước 3: Đợi cho da khô hẳn rồi thấm toner vào bông tẩy trang và thoa đều lên da ở vùng mặt để cấp ẩm nhẹ và cân bằng độ pH cho da.

Bước 4: Thoa serum kiềm dầu, chống viêm, cấp ẩm lên da trên nền ẩm nếu chứa HA và nên da khô hơn nếu chứa các hoạt chất khác.

Bước 5: Đợi khoảng 5-10 phút khi dưỡng chất trong serum thấm đều vào da thì thoa một lớp gel dưỡng da nhẹ nhàng lên toàn bộ khuôn mặt.

Da dầu, thiếu nước và những lưu ý khi chăm sóc tại nhà

Da dầu, thiếu nước và những lưu ý khi chăm sóc tại nhà

Lưu ý: 

  • Dùng kem chống nắng sau bước dưỡng ẩm nếu thực hiện quy trình trên vào buổi sáng trước khi ra ngoài.
  • Tẩy tế bào chết cho da khoảng 2-3 lần/tuần vào buổi tối, sau bước thoa toner. Với da dầu thiếu nước thì nên chọn loại tẩy tế bào chết hóa học chứa AHA.
  • Đắp mặt nạ cấp ẩm dạng giấy hoặc dạng gel mỗi 2 lần/tuần trước khi thoa serum để tăng cường hiệu quả cấp nước cho da mặt.
  • Có thể xịt khoáng cho da mặt nhiều lần trong ngày, ngay khi bạn cảm thấy da khô căng, có cảm giác khó chịu. Nên rửa mặt bằng nước sạch trước rồi mới xịt khoáng.

Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp chi tiết cách nhận biết da dầu thiếu nước. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn kỹ hơn về cách chăm sóc cho da, vui lòng đặt câu hỏi và liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được giải đáp ngay!

Tham khảo thêm các cách chăm sóc làn da hiệu quả khi bị thiếu ẩm, mất nước:

Nên làm gì để có làn da khỏe mạnh mỗi ngày?

Review Sữa rửa mặt Vichy cho da khô &Bí quyết giúp da mềm mịn

Top 6+ viên uống làm đẹp da trẻ hóa tức thì

Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x
    CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU
    CHUYÊN GIA SẮC ĐẸP LẠI MINH HIẾU

    Chuyên gia sắc đẹp cao cấp

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds