Da khô là gì? Cách khắc phục tình trạng da mặt bị khô hiệu quả
Theo các nghiên cứu y khoa, đối tượng da khô thường có tốc độ lão hóa nhanh hơn rất nhiều so với những nhóm da khác. Điều này đã được chứng minh và lý giải trong nhiều tài liệu khoa học cũng như các bác cáo chuyên môn. Do đó, việc chăm sóc cho da mặt khô, thiếu ẩm cần được chú trọng hơn cả để làm giảm thiểu những dấu hiệu già hóa, thương tổn về sau. Dưới đây là những thông tin quan trọng để chăm sóc và cải thiện tình trạng da bị khô.
Da khô là gì?
Da khô là một nhóm da phổ biến và chiếm một tỉ lệ tương đối cao, đặc biệt là ở người Việt Nam. Các đặc trưng về nhân chủng học, thời tiết, khí hậu, môi trường và các yếu tố di truyền quyết định phần lớn đến tình trạng da mặt của bạn. Theo đó, làn da thô ráp thường có biểu hiện bong vảy, nứt nẻ, sờ vào có cảm giác khó chịu, đôi khi đi kèm triệu chứng ngứa ngáy. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều nơi trên cơ thể nhưng biểu hiện rõ nhất là ở vùng mặt. Da bị khô không phân biệt giới tính, độ tuổi hay khu vực sinh sống bởi ai cũng có thể gặp phải tình trạng này.
Hiện tượng da khô có thể xem là một bệnh lý hay không tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ phát triển. Với các biểu hiện bong da, tróc vảy do thời tiết, điều kiện môi trường không đảm bảo và có khả năng thay đổi thì đó không phải một loại bệnh. Trong khi đó, các biểu hiện nặng nề hơn, đi kèm cảm giác khó chịu và biến đổi theo chiều hướng tiêu cực, cần áp dụng các biện pháp điều trị. Thì được xem là bệnh khô da. Điều trị những dấu hiệu này ở vùng mặt nên cân nhắc đến những yếu tố quan trọng.
Biểu hiện da mặt bị khô như thế nào?
Da khô có thể là một biểu hiện tạm thời trong những thời điểm khắc nghiệt của thời tiết như không khí quá thiếu ẩm hay mùa đông. Đồng thời đây cũng có thể là một dạng biểu hiện sớm của một vài bệnh lý. Tùy theo độ tuổi, tình trạng da, nguyên nhân hình thành mà các biểu hiện có sự khác nhau nhất định. Những biểu hiện cho thấy da mặt đang bị khô thường gặp nhất với mức độ nhẹ bao gồm: tróc vảy, bong tróc, nứt nẻ, có cảm giác da căng rít, ngứa ngáy, xuất hiện đường nhăn và các rãnh cười sâu… Với những bạn có nước da quá khô hiện tượng chảy máu thường xuyên xảy ra, nhất là ở vùng môi, vùng má.
Biểu hiện như thế nào thì nên gặp bác sĩ? Có khá nhiều triệu chứng, cho thấy chung ta cần được trị liệu bởi các bác sĩ chuyên khoa. Đó là trường hợp da khô đã tiếp nhận các biện pháp chăm sóc đúng tiêu chuẩn nhưng không được cải thiện; da có biểu hiện sưng viêm và đau rát; hình thành những dấu hiệu lở loét, nhiễm trùng; có biểu hiện da khô khi đang dùng một số loại thuốc… Đây là những trường hợp nguy cấp, đáng báo động mà bạn nên cẩn thận. Cần đến ngay các trung tâm y tế, cơ sở trị liệu để có hướng khắc phục nhanh chóng, tránh tình trạng da mặt tổn thương sâu hơn.
Nguyên nhân trực tiếp khiến da mặt bị khô
Tình trạng da mặt bị khô bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là các yếu tố ngoại cảnh cho đến những vấn đề đã và đang tồn tại bên trong cơ thể. Biểu hiện làn da xuống cấp như trên có thể được cải thiện nếu chúng ta xác đúng nguyên nhân. Cùng theo dõi những thông tin quan trọng để xác định mình bị da khô là do đâu ngay dưới đây:
– Tình trạng da khô do sự sụt giảm lipid tự nhiên (khi lão hóa) trên bề mặt. Có thể bạn chưa biết, lipid chính là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, sự sụt giảm này khiến cho da mặt không giữ được độ ẩm cần thiết. Dòng chảy lưu thông các dưỡng chất bị thay đổi làm cho da khô hơn, thiếu ẩm, dễ bị mụn và kích ứng.
– Da khô do di truyền: Tình trạng và các biểu hiện trên cơ thể, bao gồm cả làn da bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố di truyền. Do vậy, bạn sẽ được di truyền đặc tính da khô và những khuyết điểm khác trên da, tương tự như những thành viên trong gia đình.
– Da khô do thời tiết, khí hậu: Môi trường thiếu ẩm, khô hanh vào thời điểm giao mùa, mùa đông hoặc không khí lạnh khiến cho độ ẩm trên bề mặt da dễ bị bay hơi, dễ tổn thương hơn. Ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời với các tia gây hại cũng có khả năng khiến làn da xuống cấp, da mặt khô hơn.
– Việc chăm sóc da mặt không đúng cách: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, chứa nhiều cồn, hương liệu, chất tạo mùi hoặc quá trình tắm gội với các sản phẩm có chứa nhiều hoạt chất không tốt cho da mặt cũng có thể khiến da khô căng, nứt nẻ, kích ứng dữ dội hơn.
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc có khả năng gây áp lực lên làn da và dẫn đến một số vấn đề tương đối nghiêm trọng, không chỉ da bị khô mà các biểu hiện da sần sùi, nứt nẻ, nám sạm cũng tăng lên. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
– Ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố cũng có khả năng khiến cho da khô nứt nẻ, da sần sùi thô ráp… Tình trạng này xảy ra một cách thường xuyên ở những bạn nữ có nội tiết tố thường xuyên rối loạn. Các giai đoạn dậy thì, thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và tiền mãn kinh cũng là những thời điểm da dễ bị khô.
Da mặt khô có bị biến chứng gì không?
Da mặt bị khô nếu không được chăm sóc và phục hồi đúng cách có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng, đồng thời có khả năng tái đi tái lại, tạo cảm giác cực kỳ khó chịu, khiến da khô sạm, lão hóa nhanh hơn. Những biến chứng có khả năng cao khi bị da khô điển hình như:
Bị khô da nhất là trong những điều kiện môi trường, độ ẩm không phù hợp. Có khả năng dẫn đến những vết nứt, chảy máu trên quy mô rộng. Điều này có thể biến bề mặt da thành môi trường phù hợp cho các vi khuẩn gây hại xâm nhập và phát triển. Nhiễm khuẩn trên da dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, gây tổn thương mô và các tế bào bên dưới. Trường hợp nặng hơn, vi khuẩn xâm nhập vào hệ bạch huyết, mạch máu khiến da bị nhiễm bệnh, nhiễm trùng máu.
Viêm da dị ứng: Đây là biểu hiện nặng hơn của tình trạng da mặt bị khô với các nhận biết nhận biết đơn giản như mẩn đỏ, xuất hiện khe nứt sâu trên bề mặt, triệu chứng sưng viêm, cảm giác ngứa ngáy. Đồng thời, có một số trường hợp da chảy máu và nhiễm trùng nếu không được kiểm soát sớm.
Bệnh vảy nến: Hiện tượng da mặt bị bệnh vảy nến có thể là do sự tích tụ, tổng hợp quá nhanh, quá nhiều các tế bào chết, tế bào khô ráp, mất nước tạo thành lớp vảy rất dày. Đôi khi bệnh lý này cũng gây khô đỏ trên da cùng với các vảy bạc. Trong trường hợp nặng hơn, da mặt sẽ bị chảy máu, hình thành dịch mủ, chứa nhiều vi khuẩn. Bệnh vẩy nến có mức độ nguy hiểm không quá cao nhưng dễ tái phát và các biểu hiện bệnh có xu hướng trầm trọng hơn.
Chứng bệnh dày sừng nang lông có biểu hiện như da gà thường xuất hiện ở vùng bắp tay bắp chân hoặc mông, không gây đau ngứa nhưng biểu hiện ra bên ngoài không được tốt, ảnh hưởng đến ngoại hình. Dày sừng nang lông khá hiếm gặp ở da vùng mặt nhưng vẫn có nguy cơ. Cần kiểm soát vấn đề này từ sớm để tránh sự lây lan nhanh trên da.
Trên đây đều là những bệnh biến chứng có thể xảy ra nếu tình trạng da mặt quá khô, không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Những diễn biến trên có trở nặng hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là cơ địa. Vì vậy, đó phòng tránh bệnh về da, trước hết hãy bắt đầu tìm hiểu cách chăm sóc từ sớm.
Chăm sóc và điều trị da bị khô như thế nào?
Phương pháp điều trị và khắc phục tình trạng da bị khô cần hướng đến mục đích làm giảm các biểu hiện đang tồn tại: giảm bong tróc, ngứa ngáy… Luôn giữ cho da ở trong trạng thái ẩm mịn, cải thiện chức năng từ bên trong, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus gây hại. Những điều cần làm khi da bị khô căng, sần sùi quá mức như sau:
Chú trọng dưỡng ẩm
Sử dụng kem bôi ngoài da với mục đích dưỡng ẩm là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Trong trường hợp da thường xuyên bị khô căng, có thể sử dụng thành nhiều lần trong ngày. Kem bôi ngoài da dưỡng ẩm thường không kê đơn nên cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với da. Nên thử trước khi thoa trực tiếp bởi một số bạn có da mỏng, nhạy cảm dễ bị kích ứng và tổn thương nặng hơn.
Một số thành phần dưỡng ẩm tốt cho da mặt được khuyến khích sử dụng bởi các chuyên da bao gồm: ceramides, glycerol (glycerin), axit béo, bơ ca cao và bơ hạt mỡ, sản phẩm không chứa mùi hương, không có khả năng gây mụn (non comedogenic), đồng thời không tồn tại các hoạt chất có khả năng gây dị ứng (hypoallergenic). Tránh tuyệt đối các sản phẩm lạ, sản phẩm dưỡng có chứa nhóm natri lauryl sulfat và cồn.
Bên cạnh những sản phẩm kem bôi ngoài da, có nhiều dạng cấp ẩm cho da mặt chuyên sâu, an toàn mà bạn nên tìm hiểu và cân nhắc sử dụng. Đầu tiên chính là các loại nước cân bằng có chứa khoáng chất, làm dịu da sau khi rửa mặt hay tẩy tế bào chết. Các loại serum có chứa nhiều dưỡng chất như HA, collagen cũng là một lựa chọn không thể bỏ qua đối với những bạn đang bị khô da.
Trị liệu bổ sung
Các sản phẩm có chứa steroid được sử dụng để điều trị da khô và kích ứng tại chỗ. Đây là một nhóm các hoạt chất có công dụng kháng viêm mạnh, hiệu quả chính trong việc điều trị bằng steroid là giúp giảm viêm da, giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên việc sử dụng phải tuân theo chỉ định và các yêu cầu của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Trên thực tế, ngoài những lợi ích mà chúng ta nhận được khi sử dụng hoạt chất này, những tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi. Vậy nên hãy sử dụng đúng liệu lượng, tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn không muốn tình trạng da mặt xuống cấp hơn.
Thuốc ức chế calcineurin với những sản phẩm khác nhau, nồng độ khác nhau cũng được sử dụng cho mục đích thay thế steroid trong trường hợp hoạt chất này không phù hợp với tính chất của làn da hoặc không thuộc nhóm đối tượng có thể sử dụng. Các loại thuốc này có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, có khả năng điều trị nhiều biểu hiện biến chứng trên da mặt như chàm da, viêm da cơ địa, vảy nến… Dù bạn sử dụng loại thuốc nào thì cũng nên tham vấn bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ, đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong trường hợp da bị khô thường xuyên và không phải một dạng bệnh lý thì chúng ta có thể tham khảo các phương pháp thẩm mỹ công nghệ cao. Chẳng hạn như vi cấy collagen. Đây là cách đơn giản và vô cùng hiệu quả để bổ sung collagen tươi nguyên chất, Hyaluronic nồng độ cao giúp phục hồi làn da ngay tức thì. Phương pháp này đã được chứng minh có hiệu quả với cả những trường hợp da khô ráp, bong tróc quá mức do lão hóa nặng.
Phòng tránh da mặt bị khô bằng cách nào?
Để hạn chế những khả năng có thể xảy ra do da khô như bệnh lý ngoài da, lão hóa da sớm, da tổn thương và khó phục hồi. Chúng tôi khuyến khích việc chủ động phòng tránh tình trạng da mặt khô bằng các biện pháp chăm sóc và chủ động bảo vệ cơ thể như sau:
- Cố gắng cải thiện và loại bỏ các yếu tố chủ quan có khả năng gây khô da trong sinh hoạt và đời sống.
- Giảm tần suất tắm gội mà không sử dụng các sản phẩm dưỡng cho da trên cơ thể, bao gồm cả da đầu.
- Dưỡng ẩm cho da bất kể thời tiết nào, đồng thời thay đổi các hoạt chất dưỡng có độ đậm đặc cao hơn vào mùa đông do tính chất của thời tiết.
- Bảo hộ tay chân và cơ thể khi phải tiếp xúc với các hoạt chất có tính tẩy rửa cao như cồn, bột giặt, nước rửa chén…
- Uống đủ lượng nước yêu cầu mỗi ngày, nhất là vào những thời điểm cơ thể bị mất nước đột ngột hoặc bị ốm.
- Rửa sạch cơ thể và dưỡng ẩm bằng sản phẩm chuyên dụng sau khi bơi, tắm hoặc tiếp xúc lâu với nước. các yếu tố làm nặng thêm da khô.
- Hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa hương liệu, chất tạo màu, tạo mùi công nghiệp.
Phía trên là bài viết của chúng tôi về biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị da mặt bị khô. Đây không phải là một bệnh lý nguy hiểm những hoàn toàn có thể trở thành tiền đề khiến cho tình trạng da lão hóa, xuống cấp nhanh hơn. Bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị và phục hồi da chuyên sâu với các bác sĩ thẩm mỹ Hàn Quốc tại Mega Gangnam. Vui lòng liên hệ đến Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay lập tức.