[Giải đáp] Da khô thiếu nước và da dầu có gì khác nhau?
Da khô thiếu nước và da dầu có sự khác biệt rất lớn về tính chất, đặc điểm. Vậy nên cần áp dụng những cách chăm sóc, lựa chọn sản phẩm phù hợp cho từng vấn đề da cụ thể. Bên cạnh đó, cả 2 vấn đề này đều làm tăng tốc độ lão hóa hoặc gây ra các bệnh lý về da. Do đó, hãy thăm khám với bác sĩ da liễu nếu tình trạng da trở nên phức tạp hơn!
Da là bộ phận có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp bảo vệ cơ thể của chúng ta trước các yếu tố ngoại cảnh và tác nhân gây hại xung quanh. Làn da được bảo vệ tốt bộc lộ nhiều ưu điểm, tạo cảm giác trẻ trung, khỏe mạnh và tràn đầy sức sống. Do đó, việc chăm sóc da hàng ngày là công việc không thể thiếu để nâng cấp ngoại hình, bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Tuy nhiên, để làm được điều đó chúng ta cần thật sự hiểu rõ loại da của mình và các vấn đề đang gặp phải. Trong bài viết này, hãy cùng phân biệt hai tình trạng da phổ biến là da khô thiếu nước và da dầu, cũng như cách chăm sóc cho hiệu quả nhất.
Phân biệt các đặc điểm của da khô thiếu nước và da dầu
Da khô thiếu nước và da dầu thực tế là những nhóm da, tình trạng vô cùng phổ biến và có thể bắt gặp ở bất kỳ ai. Mặc dù không tạo ra những ảnh hưởng quá lớn cho sức khỏe, ngoại hình nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách. Khả năng cao là bạn sẽ phải đối mặt với các bệnh lý ngoài da, mụn và làm tăng tốc độ lão hóa nhanh hơn. Một số điểm giúp phân biệt rõ da khô bị thiếu nước và da dầu như sau:
Da khô thiếu nước: Da khô thiếu nước đúng như tên gọi của mình, chính là tình trạng da mất độ ẩm, không giữ được nước ở sâu bên trong các tầng da phía dưới. Tình trạng này tương đối phổ biến vào mùa đông nhưng cũng có thể xuất phát từ các yếu tố khác như: dùng sai loại mỹ phẩm, làm sạch da quá mức, tác động của hóa chất hoặc tiến trình lão hóa tự nhiên. Các dấu hiệu phổ biến của da khô thiếu nước cụ thể như: da căng rát, bong tróc, hình thành vảy, nứt nẻ và không xám màu hơn so với bình thường.
Trường hợp da dầu: Không giống với da khô thiếu nước, da dầu là kết quả của quá trình tăng tiết sản xuất quá nhiều bã nhờn. Da dầu có thể xuất phát từ yếu tố gen di truyền, sự thay đổi của hormone, chăm sóc da không đúng cách, dị ứng mỹ phẩm và nhiều vấn đề khác. Tình trạng da nhiều dầu cùng với sự tích tụ của tạp chất, vi khuẩn dưới lỗ chân lông và trên bề mặt làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn trứng cá, viêm da tiết bã…
Những điểm cần chú trọng khi chăm sóc da dầu và da khô thiếu nước
Thực tế thì các đặc tính của làn da có thể thay đổi do chịu ảnh hưởng từ môi trường, cách chăm sóc và các yếu tố khác. Vậy nên, có khá nhiều trường hợp da dầu chuyển biến thành da khô thiếu nước và ngược lại. Câu hỏi đặt ra là da khô thiếu nước và da dầu, vấn đề nào khó chăm sóc và cải thiện hơn? Trước hết, để xác định cách chăm sóc cho các nhóm da này, cần hiểu rõ những vấn đề mà chúng ta cần chú trọng và có thể gặp phải như sau:
+ Da khô thiếu nước thường nhạy cảm, mỏng yếu và dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài dù là nhỏ nhất. Chăm sóc cho da khô thiếu nước thì việc cấp nước, làm ẩm da thôi là chưa đủ. Phải cung cấp độ ẩm sâu hơn, bổ sung nhiều dưỡng chất hơn và chống lại được tình trạng da thoát nước nhanh. Nhìn chung, chọn mỹ phẩm cho da khô thiếu nước phải có khả năng tái tạo nước tự nhiên, thúc đẩy tăng sinh collagen làm đầy da và có hiệu quả dưỡng sáng.
Gợi ý đọc thêm: Da khô là gì? Cách khắc phục tình trạng da mặt bị khô hiệu quả
+ Những bạn thuộc nhóm da dầu thường gặp phải những vấn đề khác như xuất hiện mụn trứng cá, mụn đầu đen, bệnh về da… Thêm vào đó, việc bề mặt da luôn bóng dầu, bít tắc và kích thước lỗ chân lông ngày càng lớn khiến cho việc chăm sóc, điều trị gặp nhiều khó khăn. Lời khuyên của chúng tôi là hãy chú trọng vào việc làm sạch, bù nước để cân bằng da, sử dụng các hoạt chất chống viêm kháng khuẩn và luôn bảo vệ da trong mọi trường hợp. Đây là những yếu tố cực kỳ quan trọng mà các bạn thuộc nhóm da dầu cần chú ý.
Tham khảo thêm: Da dầu nên dùng gì? Cách chăm sóc da dầu đúng cách tại nhà
Hướng dẫn cách chăm sóc hàng ngày cho da dầu và da khô thiếu nước
Quy trình chăm sóc của da dầu và da khô thiếu nước không có nhiều khác biệt. Chủ yếu cũng liên quan đến việc làm sạch, cấp ẩm và dưỡng da chuyên sâu. Tuy nhiên, sẽ có một số điều cần lưu ý cho từng nhóm cụ thể như sau:
Bước 1: Tẩy trang cho da
+ Da khô thiếu nước không nên sử dụng các dạng tẩy trang dạng nước, không chứa dầu hoặc sáp vì khó tẩy sạch và có thể tồn đọng dầu trên da, gây mất nước thêm.
+ Da dầu có thể sử dụng nhiều loại tẩy trang khác nhau nhưng dùng tẩy trang dạng dầu và sáp sẽ làm sạch sâu tốt hơn. Dẫu vậy, cần chú trọng vào việc nhũ hóa đúng cách để tránh gây mụn.
Bước 2: Dùng sữa rửa mặt
+ Da khô thiếu nước cũng tương tự như da nhạy cảm nên hãy lựa chọn những dòng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa hương liệu, dầu khoáng hay cồn. Đồng thời, không nên làm sạch quá lâu để tránh da bị khô hơn.
+ Lựa chọn tốt nhất cho da dầu chính là các sản phẩm làm sạch chứa thành phần kháng khuẩn, kiềm dầu an toàn và không có hương liệu tổng hợp hay dầu khoáng. Chú ý làm sạch da thật kỹ để tránh tồn đọng bã nhờn dầu thừa.
Bước 3: Sử dụng toner
+ Nhóm da khô thiếu nước sau khi làm sạch thường có biểu hiện khô căng hơn hẳn so với bình thường nên cần cân bằng lại thông qua các sản phẩm toner, nước hoa hồng có chức năng cấp ẩm, bù nước.
+ Toner kiềm dầu, kháng viêm chống khuẩn với thành phần AHA, BHA dịu nhẹ sẽ phù hợp hơn cho các bạn da dầu, da tăng tiết bã nhờn quá mức.
Bước 4: Tẩy tế bào chết
+ Nhiều người thường nhầm tưởng rằng da khô thiếu nước thì không cần tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, sự thật thì ngược lại, cần tẩy tế bào chết để da sạch sẽ, khỏe mạnh và tăng sinh tế bào mới tốt hơn. Nên chọn các loại tẩy tế bào chết hóa học chứa AHA hoặc LHA dịu nhẹ cho da khô và chỉ thực hiện 2 lần/tuần.
+ Da dầu nên được tẩy tế bào chết đều đặn, thường xuyên để kiểm soát tình trạng da bị mụn ẩn, lỗ chân lông kích thước lớn. Chọn các loại tẩy tế bào chết hóa học có chứa thành phần BHA, PHA hoặc enzym sinh học để se khít lỗ chân lông, loại bỏ lớp da chết, tạp chất bám chắc dưới lỗ chân lông.
Bước 5: Dùng tinh chất cho da
+ Tinh chất cấp ẩm, bổ sung HA, Collagen, Ceramides, chiết xuất nha đam, chiết xuất từ các loại dầu tự nhiên giúp cải thiện tình trạng da khô thiếu ẩm, mất nước.
+ Da dầu thì nên chọn các dòng serum lỏng, thẩm thấu tốt chứa những thành phần như Vitamin C, HA, Glycerin… Tránh xa các sản phẩm chứa nhiều dầu thực vật, vitamin E…
Bước 6: Thoa kem dưỡng ẩm
+ Sử dụng kem dưỡng ẩm cho da khô thiếu nước là một trong những khuyến nghị bởi các chuyên da da liễu. Nên lựa chọn các sản phẩm có thành phần dưỡng ẩm tốt, không gây bít tắc hoặc tạo lớp màng bí bách trên da.
+ Da dầu cũng nên dùng kem dưỡng ẩm và cần chú trọng vào các sản phẩm có khẳ năng thẩm thấu thật tốt, không chứa dầu khoáng hoặc các hoạt chất dễ gây mụn. Lựa chọn tốt nhất là các dòng kem dưỡng dạng gel lỏng.
Bước 7: Dùng kem chống nắng
+ Cần sử dụng kem chống nắng hàng ngày và dặm lại sau khoảng 2-3 tiếng để bảo vệ làn da tốt hơn trước ánh nắng mặt trời. Da khô thiếu nước và da dầu nên dùng sản phẩm có chỉ số chống nắng SPF tối thiểu 30 và PA ++++ để chống lại tác động của cả tia UVA và UVB. Nên chọn kem chống nắng có kết cấu mỏng nhẹ, không gây bóng nhờn, bít tắc hoặc tạo các vệt trắng trên da.
Chuyên gia gợi ý: Da dầu có nên dùng kem dưỡng ẩm hay không?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin phân biệt da khô thiếu nước và da dầu. Cùng với đó, chúng tôi cũng muốn giới thiệu tới các bạn cách chăm sóc phù hợp cho từng vấn đề da như trên. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng để lại câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc