Da mặt bị dị ứng nguồn nước có biểu hiện như thế nào?
Hiện tượng da mặt bị dị ứng nguồn nước không quá hiếm gặp do đặc điểm làn da, chất lượng nước và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, nếu không phân biệt rõ biểu hiện dị ứng nước với mụn hay các bệnh da liễu khác và áp dụng sai hướng điều trị. Chắc chắn sẽ dẫn đến các tác hại tiêu cực đối với sức khỏe. Tham khảo bài viết này để tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và cách điều trị khi da mặt bị dị ứng nước.
Dấu hiệu nhận biết da mặt bị dị ứng nguồn nước
Da mặt bị dị ứng nguồn nước hay nổi mề đay do nước là một tình trạng bệnh lý phát sinh sau khi tiếp xúc với nước. Các biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào cơ địa và có sự khác biệt nhất định ở mỗi người. Tuy nhiên, dị ứng nguồn nước có một số biểu hiện phổ biến trên da mặt ở đa số mọi người như sau:
Mẩn đỏ: Da mặt bị dị ứng với nguồn nước thường có biểu hiện nổi mẩn đỏ, với các đốm li ti hoặc co cụm thành từng đám. Tình trạng này thường đi kèm với cảm giác ngứa ngáy dữ dội, càng gãi thì các nốt mẩn các lan nhanh.
Mề đay: Đây là những đường vân hay vết sẩn phù nề có màu hồng hoặc đỏ và nổi cộm trên bề mặt. Nổi mề đay do dị ứng với nguồn nước thường xuất hiện nhiều nhất ở những vùng da mỏng và nhạy cảm trên mặt như: xung quanh mắt, trán, má.
Phát ban: Bề mặt da có thể bị phát ban với các đốm hoặc mảng đỏ có cảm giác sưng tấy, nóng rát và ngứa ngáy dữ dội. Hiện tượng phát ban thường kéo dài (vài giờ cho đến vài ngày) và lan rộng hơn so với nổi mẩn hay mề đay.
Ngoài các biểu hiện phổ biến trên da mặt khi bị dị ứng nguồn nước như trên. Các báo cáo cũng ghi nhận thêm một số triệu chứng khác như:
+ Da mặt có thể trở nên khô căng, đau rát, bong tróc và nứt nẻ sau khi tiếp xúc với nước.
+ Cảm giác ngứa ngáy dữ dội và trở nên trầm trọng hơn cả vào ban đêm, gây khó ngủ.
+ Sưng tấy bất thường toàn mặt, đặc biệt là nơi tiếp xúc với nước, vùng môi, mí mắt hoặc cổ họng.
+ Có cảm giác hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, khó nuốt, sốt cao, mệt mỏi…
Lưu ý quan trọng: Nếu sau khi tiếp xúc với nước và xuất hiện một vài biểu hiện đã đề cập ở trên, cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám, chẩn đoán và đề xuất hướng điều trị chính xác.
Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu nhận biết các bệnh về da mặt và hướng điều trị
Những nguyên nhân gây dị ứng nguồn nước là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da mặt bị dị ứng nguồn nước. Trong đó, có hai nhóm nguyên nhân chính là chất lượng nguồn nước và tình trạng cơ địa. Cụ thể như sau:
Tiếp xúc với nguồn nước chất lượng kém gây dị ứng
+ Nước bẩn, không được khử trùng sạch sẽ chứa nấm, vi khuẩn có thể tiếp xúc trực tiếp với da và gây ra tình trạng dị ứng.
+ Một số người có làn da nhạy cảm, khi dùng nước máy cũng có khả năng dị ứng với các hóa chất diệt khuẩn, khử trùng như chloramine và fluoride.
+ Da mặt bị dị ứng do nguồn nước bị nhiễm các chất tẩy rửa, xà phòng, các chế phẩm không tương thích với làn da.
+ Việc chênh lệch nhiệt độ nước, đang sử dụng nước nóng sang nước lạnh hoặc ngược lại cũng kích hoạt cơ chế dị ứng của cơ thể.
Da mặt bị dị ứng nguồn nước do các yếu tố cơ địa
+ Trẻ em với hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém có khả năng bị dị ứng trước các tác động khác nhau của môi trường, bao gồm cả nguồn nước.
+ Những người có da mỏng yếu, nhạy cảm, giãn mạch, lớp thường xuyên bị các bệnh ngoài da (chàm, viêm da cơ địa, viêm da tiết bã, mề đay). Cũng là nhóm đối tượng dễ bị dị ứng với nguồn nước.
+ Hệ thống miễn dịch suy yếu do tuổi tác, bệnh nền có thể khiến cơ thể phản ứng quá mức với các yếu tố ngoại biên, dẫn đến hiện tượng da mặt bị dị ứng nguồn nước.
Đọc thêm: Các loại dị ứng da phổ biến và cách điều trị hiệu quả
Cách xử lý khi da mặt bị dị ứng nguồn nước là gì?
Ngay khi nhận thấy da mặt bị dị ứng nguồn nước cần có biện pháp xử lý tức thì để giảm thiểu các phản ứng của làn da và hỗ trợ cho các bước điều trị phía sau. Trước hết, bạn cần loại bỏ nguồn nước nghi ngờ gây dị ứng bằng cách dùng nước muối sinh lý pha loãng nước lọc để làm sạch da. Sau đó, dùng một chiếc khăn sạch để thấm nước, tuyệt đối không chà xát mạnh.
Tiếp đến, nếu da có biểu hiện sưng tấy và đau rát quá mức nên chườm lạnh bằng túi chườm chuyên dụng hoặc bọc đá và khăn sạch. Áp dụng cách làm này trong 5 – 7 phút khi bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Theo dõi phản ứng của làn da trong 30 phút, có thể dùng thuốc giảm ngứa không kê đơn (kháng histamin) như: diphenhydramine (Benadryl) hoặc loratadin (Claritin); thuốc chống viêm không kê đơn hydrocortisone nồng độ thấp. Nhưng cần tránh xa khu vực nhạy cảm quanh mắt, mũi, môi. Những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ nên cần đọc kỹ hướng dẫn và tham khảo ý kiến dược sĩ khi dùng.
Nếu các triệu chứng dị ứng tương đối nghiêm trọng, nổi mẩn, phát ban trên quy mô rộng và lan ra cổ, tay chân. Đồng thời, các triệu chứng ngứa ngáy, không cải thiện trong 3 – 5 tiếng sau khi áp dụng các cách lý như trên. Bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Trường hợp này, các bác sĩ có thể kê đơn loại thuốc có hoạt lực mạnh hơn hoặc đề xuất các phương pháp điều trị khác. Chẳng hạn như: thuốc uống liều cao, tiêm thuốc epinephrine, ứng dụng quang trị liệu.
Chuyên gia gợi ý: Da mặt bị dị ứng thì phải làm sao? Cách chữa trị hiệu quả
Phòng tránh tái phát dị ứng nguồn nước bằng cách nào?
Không thể chắc chắn được việc chúng ta có bị tái phát dị ứng hay không. Vì điều này còn liên quan đến các yếu tố chủ quan và khách quan bên ngoài cơ thể. Do đó, dưới đây là một số điều cần lưu ý để phòng ngừa tiếp diễn tình trạng da mặt bị dị ứng nguồn nước.
+ Không sử dụng lại nguồn nước đã nghi ngờ gây dị ứng cho da. Nếu dị ứng với nước máy chứa clo có thể mua ngay một chiếc máy lọc nước có cơ chế loại bỏ clo và các hóa chất khác.
+ Tránh dùng nước quá nóng hoặc quá lạnh, tuy nhiên nên cân bằng nhiệt độ để phù hợp hơn với điều kiện thời tiết và nhiệt độ tại khu vực bạn sinh sống.
+ Sử dụng các loại dung dịch làm sạch da dịu nhẹ, được khuyến nghị dành riêng cho da nhạy cảm. Kết hợp sử dụng thêm những loại kem dưỡng ẩm chứa Ceramide, HA, chiết xuất thiên nhiên, để tăng cường hàng rào lipid, tái tạo và phục hồi da tốt hơn.
+ Uống đủ lượng nước được khuyến nghị hàng ngày giúp tăng cường độ ẩm cho da, đào thải độc tố ra bên ngoài tốt hơn. Vì việc cơ thể tồn đọng nhiều độc tố có khả năng gây dị ứng, suy giảm sức đề kháng,
+ Làn da đã từng bị dị ứng với nguồn nước cũng có khả năng dị ứng với các sản phẩm dạng lỏng khác như xịt khoáng, nước tẩy trang, nước hoa. Vì vậy, cần chọn lọc và thử nghiệm những sản phẩm nước trước khi dùng.
+ Căng thẳng, mệt mỏi, suy nghĩ quá nhiều làm tăng sinh các hormone tiêu cực ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng đề kháng. Vì vậy, hãy giữ cho mình một trạng thái tinh thần ổn định và áp dụng các phương pháp lành mạnh (Yoga, thiền, tập luyện thể thao) để giải tỏa áp lực.
+ Theo dõi các phản ứng của làn da tối thiểu 1 tuần sau khi điều trị khỏi dị ứng nguồn nước. Sử dụng thuốc uống, thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ và tái khám để xem xét các phản ứng của da mặt.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp da mặt bị dị ứng nguồn nước có biểu hiện và cách điều trị như thế nào. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia da liễu của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?