Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn là vì sao? Cách điều trị hiệu quả
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Tiến sĩ, Bác sĩ BÙI THỊ ÂN – công tác tại Phòng khám quốc tế Mega Gangnam với hơn 30 năm kinh nghiệm về điều trị Da liễu và Trẻ hóa.
Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn, da mặt sần sùi kèm theo mụn ẩn, nổi những hạt nhỏ.. là những dấu hiệu cho thấy da mặt đang chịu những tác động từ bên ngoài và cũng có thể là biểu hiện của những vấn đề về sức khỏe từ bên trong. Làm thế nào để khắc phục chúng một cách hiệu quả, hãy cùng bác sĩ Bùi Thị Ân – bác sĩ Da liễu thẩm mỹ của PKQT Mega Gangnam giải đáp trong bài viết sau đây.
Da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn nguyên nhân do đâu?
Mụn nổi lên đột ngột có thể bạn đang gặp phải một trong những nguyên nhân sau đây:
- Dị ứng mỹ phẩm: Các loại kem, sữa rửa mặt, phấn.. mà bạn dùng không phù hợp với da. Chúng chứa các hóa chất khiến da bị kích ứng, nổi mụn hàng loạt với biểu hiện như da mặt bị nổi mụn nước nhỏ và ngứa.. Vì thế, hãy xem lại số sản phẩm chăm sóc da bạn hàng để xem nguyên nhân từ sản phẩm nào gây ra mụn nhé.
- Nội tiết tố bị rối loạn: Một số chị em phụ nữ bước vào giai đoạn mang thai, cho con bú, uống thuốc tránh thai thường xuyen,. làm cho nội tiết bị rối loạn gây ra mụn nổi nhiều. Hãy giữ da mặt sạch sẽ, ăn ngủ khoa học để cải thiện tình trạng này.
- Ăn nhiều thực phẩm chế biến nhanh, đồ cay nóng, chất kích thích: Các đồ ăn này làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, nóng gan và hình thành mụn ẩn, mụn bọc trên gương mặt với số lượng lớn.
- Stress, lo âu thiếu ngủ: Đây là biểu hiện gây ra mụn mà ít người quan tâm, thiếu ngủ làm tăng mức độ cortisol trong cơ thể, gây viêm và tăng tiết dầu trên da, kết quả là da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn.
Xem thêm: Mụn u nang là gì? Nguy hiểm không? Điều trị ra sao?
Vị trí mụn mọc trên mặt có ý nghĩa gì?
Mụn có thể mọc ở nhiều vị trí trên gương mặt bạn, tùy theo mỗi vị trí, nó sẽ biểu hiện các vấn đề sức khỏe khác nhau. Theo bác sĩ Bùi Thị Ân, có một số vị trí mụn nổi lên cảnh báo vấn đề sức khỏe tại các cơ quan bộ phận cơ thể tương ứng như sau:
Mụn mọc ở má
Má là vị trí có diện tích lớn, thường xuyên tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc các thói quen đưa tay sờ lên mặt,.. Do đó mụn mọc ở má thường dễ thấy, ngoài nguyên nhân liên quan đến môi trường và thói quen đây có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể của bạn đang gặp vấn đề liên quan tới gan như: viêm gan, gan nhiễm mỡ, nóng trong, gan yếu..
Khi gan nhiễm bệnh, chức năng bài tiết và thải độc cơ thể cũng suy giảm theo, độc tố tích tụ không thể đào thải – đây cũng là nguyên nhân gây ra mụn. Ở tình trạng này, bác sĩ Ân chia sẻ những điều bạn nên làm:
- Bổ sung nhiều hơn nhóm thực phẩm có tác dụng làm mát gan, hỗ trợ thải độc gan như bí đao, dưa chuột, khổ qua..
- Hạn chế thức uống chứa cồn, cafein hoặc chất kích thích khiến gan quá tải như: Cafe, rượu bia..
Ngoài nguyên nhân liên quan tới gan, những trường hợp mụn mọc nhiều cũng liên quan tới phổi. Đó có thể là kết quả của quá trình dài tiêu thụ thuốc lá hoặc sống ở môi trường ô nhiễm. Bạn nên bỏ hút thuốc lá, tập thói quen dậy sớm, hít thở sâu và ăn uống lành mạnh để làm sạch phổi.
Mụn mọc ở cằm
Nếu mụn mọc ở cằm thì khả năng cao cơ thể của bạn đang bị rối loạn nội tiết tố hoặc thận bị rối loạn chức năng. Ngoài ra, một số khác có thói quen chống tay lên cằm khiến vi khuẩn tích tụ nhiều hơn cũng thường khiến mụn mọc nhiều ở cằm. Vị trí này mụn thường là mụn bọc mủ gây đau và mụn trứng cá.
Để khắc phục tình trạng này, chuyên gia da liễu khuyên bạn nên:
- Uống đủ nước cho cơ thể từ 1.5-2 lít nước mỗi ngày để tăng cường chức năng bài tiết độc tố của thận.
- Bổ sung nhóm thực phẩm làm mát cơ thể, giúp cơ thể loại bỏ độc tố như bí đao, mướp đắng, rau dền..
- Hạn chế thói quen chống tay, sờ tay hay nặn mụn trực tiếp vì mụn dễ lan và nhiễm khuẩn.
Mụn mọc ở quanh miệng
Khi da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn, đặc biệt là vùng quanh miệng thì có thể bạn đang gặp vấn đề ở hệ tiêu hóa, điển hình là ruột và gan. Nguyên nhân thường đến từ chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, thiếu dưỡng chất như: Sử dụng nhiều thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh.. Với những người có hệ tiêu hóa kém cũng rất dễ bị tích tụ độc tố trong cơ thể làm cho mụn mọc quanh miệng nhiều hơn.
Hãy thử khắc phục tình trạng này bằng một số cách từ chuyên gia gợi ý sau:
- Chế biến thực phẩm ở dạng hấp, luộc nhiều hơn, hạn chế sử dụng gia vị nhiều muối hoặc đường.
- Ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống chế biến, hạn chế dùng các thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp chế biến sẵn.
- Tăng cường nhóm rau xanh, củ quả chứa nhiều chất xơ, Vitamin và nước hoa quả tốt cho sức khỏe.
- Hạn chế ăn bữa tối quá no với các thực phẩm khó tiêu, khiến cơ thể nóng trong.
Một lưu ý khác là bạn cũng nên cẩn thận khi mụn mọc quanh miệng là mụn đinh râu, rất có thể chức năng ruột và gan của bạn đang có vấn đề. Lúc này người bệnh nên đi khám để biết được nguyên nhân chính xác.
Mụn mọc trên mũi
Có thể da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn tập trung vùng mũi, vị trí mọc này có liên quan đến bệnh lý ở tim và phổi. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp mụn mọc ở mũi thường không quá nghiêm trọng. Mũi thường là nơi tiết nhiều dầu nên dễ tích tụ dầu nhờn, bụi bẩn nên dễ hình thành mụn.
Nhưng nếu đầu mũi đột nhiên xuất hiện ổ mụn sưng tấy, kéo dài và nổi liên tục thì bạn nên đi khám để xác định có vấn đề với phổi hay không. Có thể thay đổi một số biện pháp thông qua:
- Bổ sung nhiều chất béo lành mạnh từ các loại hạt, Omega-3, cá béo.
- Ăn nhiều rau xanh củ quả, trái cây tươi.
- Hạn chế thực phẩm lên men hoặc thức ăn cay nóng.
Da mặt đột nhiên nổi nhiều hạt mụn nhỏ và ngứa có thể mang bệnh gì?
Có thể do các bệnh viêm da: Khi da tiếp xúc với một tác nhân dị ứng nào đó sẽ khiến da bị ngứa và hình thành đám mụn nước nhỏ liti. Đây là dấu hiệu chung của bệnh viêm da, điển hình là viêm da dị ứng. Hãy xem lại các sản phẩm bạn sử dụng trong quá trình chăm sóc da như sữa rửa mặt, xà phòng, mỹ phẩm.. Ngoài ra, các dấu hiệu từ bệnh vẩy nến, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc.. đều có thể khiến bạn bị đột nhiên nổi mụn và ngứa.
Da mặt bị nổi mụn nước nhỏ do nhiễm khuẩn: Các vấn đề từ mụn nhìn chung đôi khi có thể khiến da bạn bị ngứa và chúng sẽ lây lan do vi khuẩn làm cho mụn ngày càng nhiều hơn. Ngoài ra, có một số tình trạng khác cũng có thể dẫn đến da mặt bị ngứa và nổi mụn nước nhỏ như nhiễm trùng nang lông, sởi, quai bị.. vì thế bạn cần theo dõi biểu hiện cụ thể để điều trị.
Do bệnh Zona thần kinh: Đây là dạng nhiễm trùng dây thần kinh và biểu hiện thông qua da. Triệu chứng thường thấy là đau và nổi mẩn đỏ, ngứa, dịch và dễ vỡ. Mặc dù chúng thường ảnh hưởng đến hai bên mạn sườn là chủ yếu nhưng cũng có thể xuất hiện ở tai và mặt. Đây là bệnh nguy hiểm vì thế bạn cần đến các cơ sở y tế để được điều trị nhanh chóng.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ khi thấy dấu hiệu da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn?
Trong một số tình huống nhất định, các triệu chứng của việc da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn có thể lan rộng hơn và trở nên nghiêm trọng. Đôi khi đây cũng là dấu hiệu cho các bệnh lý nguy hiểm. Bạn nên đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các dấu hiệu sau:
- Tình trạng nổi mụn và ngứa kèm theo các đầu mụn không nhân kéo dài, ngay cả khi bạn đã cố gắng thay đổi và áp dụng biện pháp khắc phục.
- Mụn gây ngứa đi kèm các dấu hiệu khác như mệt mỏi, sụt cân hoặc biểu hiện khó chịu
- Tình trạng mụn nặng khiến bạn bạn mất tập trung hoặc gây khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
- Mụn có dấu hiệu nhiễm trùng và bị vỡ ra,..
Có thể bạn nên biết: Những điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc da mụn
Điều trị cho tình trạng da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn như thế nào?
Việc xử lý tình trạng da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn phải phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Điều quan trọng là bạn cần phải tránh làm trầy xước hoặc tổn thương da mặt vì nó có thể kích ứng da và khiến các dấu hiệu thêm nặng hơn.
Với trường hợp da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn mẩn đỏ và ngứa:
Nếu da mặt của bạn bị ngứa và nổi mụn không nghiêm trọng, cảm giác ngứa râm ran và số lượng mụn ít, chưa có dấu hiệu viêm, bạn có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Khi có cơn ngứa nổi lên, bạn có thể chườm khăn lạnh hoặc bọc đá trong tấm vải mỏng để làm dịu. Lưu ý không được gãi hoặc cao làm trầy xước da.
- Rửa mặt với nước ấm pha muối loãng để sát khuẩn và giảm ngứa ngoài bề mặt da.
Nói về tác dụng của việc điều trị mụn và ngứa tại nhà, bác sĩ Bùi Thị Ân cho biết: Đa số người bệnh đều có xu hướng lựa chọn các mẹo chữa dân gian tại nhà với ưu điểm là lành tính. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời giảm nhẹ tình trạng ngứa ngoài da, chứ không có nhiều tác dụng trong việc điều trị da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn và ngứa. Nếu vô tình áp dụng sai cách còn dẫn đến tình trạng da bị viêm nhiễm biến chứng nặng hơn khiến quá trình điều trị mất thời gian hơn nhiều. Đặc biệt, một số người còn có thói quen sử dụng các loại thuốc được cho là tác dụng giảm ngứa, kháng viêm như: Histamin, Hydrocortisone, Calamine. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu khuyên bạn không nên tự ý sử dụng mà cần tham khảo ý kiến trước khi điều trị tránh hậu quả khôn lường.
Xem thêm: Bí quyết tẩy tế bào chết mặt cho da dầu mụn đúng cách
Thực tế, y học hiện đại đã cho phép bạn loại bỏ nhanh các triệu chứng da mặt đột nhiên nổi nhiều mụn và ngứa trên da mặt. Tuy nhiên, bạn cần phải đi khám với những dấu hiệu mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để các bác sĩ có căn cứ kê đơn, điều trị hoặc cho phép bạn sử dụng các liệu pháp chữa trị tại nhà. Chúc bạn sớm sở hữu một gương mặt không mụn, luôn căng bóng, sáng khỏe rạng rỡ. Mega Gangnam đồng hành với bạn trên hành trình chăm sóc sắc đẹp và sức khỏe làn da, gọi ngay Hotline 093 770 6666 để được tư vấn hỗ trợ!