Dấu hiệu nhận biết da nhạy cảm là gì? Cách khắc phục hiệu quả
Da nhạy cảm thường xuyên bị kích ứng, nổi mẩn và tạo cảm giác khó chịu. Điều này thậm chí có thể trở nên nghiêm trọng hơn do ảnh hưởng của thời tiết, thay đổi nội tiết, cách chăm sóc da mặt. Để cải thiện da nhạy cảm cần sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, chú trọng dưỡng ẩm và bảo vệ da thật kỹ. Ngoài ra, nên kiểm tra sức khỏe để chắc chắn hơn về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng da nhạy cảm quá mức. Từ đó, các bác sĩ sẽ phân tích và xây dựng phác đồ trị liệu, phục hồi da tốt hơn!
Các nghiên cứu cho thấy da nhạy cảm là một triệu chứng da liễu ngày càng phổ biến trên toàn cầu bất kể bạn thuộc sắc tộc hay sở hữu màu da nào. Khác với da thường và những nhóm da khác, bản chất làn da nhạy cảm cũng giống như tên gọi của mình. Đặc điểm thường thấy nhất chính là tình trạng da mặt thay đổi màu sắc, có những biểu hiện tổn thương và cảm giác vô cùng khó chịu. Người gặp phải hội chứng da mặt này gặp khá nhiều khó khăn trong việc chăm sóc, bảo vệ làn da nên dễ bị tổn thương hơn dưới các tác động từ bên ngoài. Dưới đây là những cách nhận biết da nhạy cảm là gì cùng với những hướng khắc phục hiệu quả nhất bởi các chuyên gia!
Cách nhận biết làn da nhạy cảm như thế nào?
Da nhạy cảm là gì? Những biểu hiện thường gặp
Da nhạy cảm là một nhóm da phổ biến, hơn thế nữa tình trạng này có xu hướng gia tăng mỗi ngày ở mọi đối tượng trên khắp thế giới. Theo các báo cáo về những hội chứng da liễu, hiện tượng da nhạy cảm chiếm một tỷ lệ cao ở cả nam và nữ giới. Theo đó, có khoảng 60-70% phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành tồn tại các biểu hiện da nhạy cảm, dễ kích ứng. Đối với nam giới thì con số này thấp hơn nhưng vẫn là một con số khá cao khoảng 50-60%. Trên thực tế, do thời điểm đầu các biểu hiện chưa thực sự rõ ràng nên nhiều người tỏ ra không quá quan tâm
Da nhạy cảm là một tên gọi để chỉ những người sở hữu làn da mỏng yếu do lớp màng lipid bảo vệ bên ngoài bị suy yếu hoặc chức năng trở nên kém hiệu quả. Điều này góp phần khiến mật độ các dưỡng chất quan trọng trên bề mặt suy giảm. Dưới tác động của những yếu tố tiêu cực, làn da rất dễ có biểu hiện kích ứng, mẩn ngứa, châm chích hoặc nóng rát. Những dấu hiệu này có khả năng tăng lên theo thời gian và trong điều kiện môi trường sống không lý tưởng. Để chẩn đoán một cách chính xác làn da nhạy cảm là như thế nào, các bác sĩ da liễu thường sẽ dựa vào các biểu hiện như sau:
- Có khả năng xuất hiện các phản ứng bất thường ở da hiện tượng bong tróc, sần sùi, bị bào mòn, nổi mẩn hoặc mụn mủ.
- Làn da có xu hướng trở nên khô ráp hơn nên rất khó để bảo vệ những cơ quan khác bên trong như mao mạch, tế bào da, dưỡng chất…
- Da bị đỏ trong mọi trường hợp và trở nên nặng hơn nếu a có xu hướng đỏ mức độ từ ít đến nhiều
Thông thường, triệu chứng da mặt nhạy cảm, thường xuyên bị đỏ có thể biến mất nếu được điều trị đúng cách. Nhưng hiện tượng nổi mẩn hay giãn mao mạch có thể kéo dài hơn nữa nếu trạng thái da nhạy cảm bị duy trì khá lâu. Các phương pháp điều trị y khoa được cho là có thể kiểm soát tốt những trạng thái da mặt kích ứng nếu tuân theo những chỉ định của bác sĩ.
Những nhược điểm phổ biến của làn da nhạy cảm
Luôn đứng đầu trong danh sách những nhóm da nhạy cảm và thường xuyên gặp phải vấn đề nghiêm trọng nhất. Làn da nhạy cảm tồn tại khá nhiều nhược điểm mà chúng ta cần phải tìm ra hướng khắc phục an toàn và có lợi cho da mặt. Một số nhược điểm lớn mà bạn nên lưu ý đối với làn da đang trong thời kỳ nhạy cảm, kích ứng như sau:
Nhược điểm thường thấy của làn da nhạy cảm
Da nhạy cảm thường xuyên bị đỏ ửng: Những người sở hữu làn da nhạy cảm thường xuyên có biểu hiện da mặt ửng đỏ khi tương tác với môi trường, sử dụng mỹ phẩm hoặc thậm chí là đột ngột thay đổi trạng thái. Điều này diễn ra càng thường xuyên chứng tỏ da mặt của bạn ngày càng xuống cấp và gặp phải nhiều vấn đề hơn.
Da nhạy cảm dễ bị mụn hoặc phát ban: Trường hợp này cũng thường xuyên xảy ra khi trạng thái làn da gặp phải vấn đề nguy cấp, nhạy cảm hơn so với bình thường. Da nhạy cảm cũng thường xuyên bị mụn giống như da dầu nhưng tỷ lệ diễn biến nặng cao hơn. Đồng thời, khả năng phát ban và mắc nhiều bệnh lý ngoài da cũng tương đối phổ biến.
Làn da quá nhạy cảm không phù hợp với việc trang điểm: Một trong những điều thiệt thòi của những người đã và đang sở hữu làn da nhạy cảm chính là hiện tượng thường xuyên kích ứng với mỹ phẩm, dược liệu… Điều này có khả năng khiến tình trạng da xuống cấp nhanh chóng và nghiêm trọng hơn.
Da mặt nhạy cảm dễ bị đứt gãy mao mạch: Làn da nhạy cảm có khả năng thương tổn rất cao, thường xuất hiện mao mạch ở những khu vực mỏng yếu nhất trên da. Tình trạng này diễn biến càng thường xuyên chứng tỏ hệ thống chuỗi, các mao mạch trên da đang dần suy yếu. Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra ở những bạn có đặc điểm da mặt nhạy cảm, có thể khắc phục được nếu chúng ta chủ động nâng cao sức đề kháng da mặt.
Hiện tượng da mặt nhạy cảm là do đâu?
Xuất phát điểm không phải ai cũng sở hữu làn da nhạy cảm, điều này chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài cơ thể. Theo thời gian, việc tiếp xúc quá nhiều với những nguy cơ dẫn đến da xuống cấp, mỏng yếu và trở thành tiền để cho những biểu hiện tiêu cực về sau. Chúng ta không thể tránh được tình trạng da nhạy cảm bẩm sinh hoặc do bệnh lý nguy hiểm nào đó. Nhưng hiểu rõ nguyên nhân là bước đầu tiên và quan trọng nhất để chính thức bắt tay vào điều trị cho da. Những lý do có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn bình thường như sau:
Những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến làn da nhạy cảm như thế nào?
- Thời tiết: Điều kiện thời tiết khắc nghiệt hoặc có sự thay đổi liên tục khiến tính chất nguyên bản của làn da bị ảnh hưởng. Mùa đông không khí lạnh tăng cường và độ ẩm thấp dẫn đến da khô căng và nứt nẻ, dễ bị tổn thương hơn. Trong khi đó, những ngày hè khiến da đổ dầu nhiều hơn, rất dễ bị mụn và khó điều trị. Nhìn chung, mọi ảnh hưởng từ thời tiết đều có khả năng dẫn đến da mặt bị mẫn cảm, dị ứng.
- Ánh nắng: Có thể khẳng định rằng ánh nắng mặt trời luôn đứng đầu trong số những nguyên nhân khiến da mặt dễ bị kích ứng, nhạy cảm. Tiếp xúc với ánh nắng trong một khoảng thời gian dài, nhất là không có biện pháp bảo hộ có thể khiến da mặt bị nám sạm, mỏng yếu và dễ tổn thương hơn. Đây cũng chính là một trong những biểu hiện lớn nhất của làn da nhạy cảm.
- Mỹ phẩm: Sử dụng mỹ phẩm trang điểm với tần suất quá nhiều. Các sản phẩm chăm sóc da mặt không phù hợp, kém chất lượng hoặc bị làm giả, làm nhái khiến da nhạy cảm hơn. Biểu hiện khi da gặp phải một trong số những biểu hiện trên là nổi mụn, sần da, dị ứng, ngứa ngáy.
- Hóa chất: Làn da phản ứng mạnh mẽ với các loại hóa chất bất thường, nhất là ở da mặt. Vậy nên nếu làm việc trong môi trường phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất hoặc điều kiện sống không phù hợp có thể khiến da mặt bị kích ứng, nhạy cảm hơn.
- Vấn đề tâm lý: Các vấn đề về tâm lý tạo ra những áp lực đối với nhiều bộ phận bên trong cơ thể, nhất là đối với làn da. Duy trì trạng thái này lâu ngày mà không được giải tỏa đúng cách khiến cho da mặt bị kích ứng nghiêm trọng hơn. Vì vậy hãy bảo vệ sức khỏe thể chất, tinh thần đúng cách cũng như là một cách để bảo vệ làn da của mình.
- Bệnh lý ngoài da: Trường hợp cơ địa và sức khỏe yếu khiến chúng ta dễ bị các vi khuẩn gây hại xâm nhập, tạo áp lực và dẫn đến sự hình thành của rất nhiều bệnh lý ngoài da. Điều này lặp lại trong suốt một khoảng thời gian dài có khả năng cao khiến da mặt bị yếu đi, nhạy cảm và xuống cấp nhanh hơn. Thậm chí, đó còn chính là tiền đề cho sự xuất hiện của rất nhiều biểu hiện lão hóa sớm trên da mặt.
Cách lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da nhạy cảm
Chăm sóc làn da nhạy cảm cần rất nhiều nỗ lực, kiên trì. Đồng thời, cách lựa chọn và sử dụng sản phẩm ảnh hưởng phần lớn đến hiệu quả. Do vậy, nếu chưa biết phải dùng loại mỹ phẩm gì, thành phần ra sao, thì ngay dưới đây là những thông tin quan trọng dành cho các bạn có làn da nhạy cảm, da khô và thường xuyên gặp phải hiện tượng kích ứng.
Lựa chọn mỹ phẩm cho da nhạy cảm phải dựa trên đặc tính nguyên bản
- Lựa chọn các sản phẩm làm sạch, dưỡng ẩm và chăm sóc da dịu nhẹ, không chứa cồn, hương hiệu. Các sản phẩm thuần tự nhiên hay thuộc dạng dược mỹ phẩm được các bác sĩ, chuyên gia khuyến khích sử dụng cũng là một lựa chọn an toàn và đáng tin cậy.
- Tránh xa những dòng mỹ phẩm có chứa những thành phần mang tính bào mòn, có khả năng gây bong tróc với làn da nhạy cảm như BHA, AHA, Retinol nếu không có chỉ định của bác sĩ. Đồng thời không nên lựa chọn các loại mỹ phẩm có khả năng peel da.
- Các sản phẩm được sử dụng cho mục đích trang điểm cần đảm bảo những tiêu chí quan trọng bao gồm: không chứa thành phần silicone, không nên sử dụng loại mỹ phẩm không chống nước, không dùng loại mỹ phẩm đã quá cũ hoặc hết hạn sử dụng.
- Nên tối giản các bước chăm sóc da để phòng tránh những kích ứng không đáng có và làm giảm khả năng da bị bào mòn. Các sản phẩm đa năng, nhiều công dụng nên được đưa vào những bước chăm sóc da.
Chăm sóc làn da nhạy cảm như thế nào?
Làn da nhạy cảm cần lưu ý khá nhiều vấn đề để hạn chế tình trạng kích ứng về sau. Cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả cho nhóm da nhiều khuyết điểm này như sau:
Cách chăm sóc dành cho da mặt nhạy cảm quá mức
- Tẩy trang tối thiểu 2 lần trong ngày vào buổi sáng và buổi tối bằng những sản phẩm dịu nhẹ, an toàn, có chứa những thành phần tự nhiên có lợi cho da mặt. Tránh xa các loại nước hoặc dầu tẩy trang có chứa cồn vì có hại cho da mặt.
- Tạo bọt và rửa mặt vào mỗi buổi tối sau một ngày làm việc và tiếp xúc nhiều với môi trường. Loại sữa rửa mặt cho da nhạy cảm được lựa chọn phải có mức độ an toàn cao, có lợi cho da mặt, không chứa cồn, hương liệu, chất tạo màu, tạo mùi hoặc các vi hạt. Buổi sáng sau khi ngủ dậy có thể rửa mặt nhẹ nhàng với nước ấm.
- Điều cần thiết nhất đối với làn da nhạy cảm chính là cung cấp độ ẩm và dưỡng chất. Làn da này khá mỏng nên tốc độ bay hơi của độ ẩm trên bề mặt cao, da dễ bị tác động và có nhiều dấu hiệu lão hóa. Sau khi rửa mặt nên cân bằng da bằng loại toner cấp ẩm nhẹ, sau đó thoa tinh chất và kem dưỡng để nâng cao mức độ dưỡng, đưa dưỡng chất vào sâu trong bề mặt da.
- Đối với những bạn đang gặp phải những rắc rối khi làn da thường xuyên bong tróc, hình thành nếp nhăn và có dấu hiệu chảy xệ dưới nhiều tác động. Có thể sử dụng thêm những dòng sản phẩm cao cấp để chăm sóc chuyên sâu cho da mặt, đồng thời làm giảm những dấu hiệu lão hóa sớm trên da mặt.
- Sử dụng kem chống nắng cho da nhạy cảm mỗi ngày được khuyến khích với tất cả mọi người, bao gồm những bạn sở hữu đặc điểm da mặt dễ bong tróc. Điều này nhằm ngăn cản những tác động xấu từ môi trường đến da cũng như chống lại ảnh hưởng tiêu cực quá mức của tia UV lên những làn da mỏng yếu.
- Cần hạn chế việc trang điểm cho da mặt trong những trường hợp không cần thiết bởi suy cho cùng, sản phẩm dù có cao cấp, chất lượng đến đâu vẫn chứa những thành phần không tương thích với da mặt. Cũng không thể loại trừ khả năng mỹ phẩm trang điểm ở lâu trên da mặt gây bít tắc lỗ chân lông, hình thành mụn viêm và nhiều vấn đề khác. Sử dụng mỹ phẩm nhiều cũng có nguy cơ khiến da bị nhăn nheo, chùng nhão và lão hóa nhanh hơn.
- Chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều nước, các thực phẩm giàu vitamin, hạn chế những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến nhiều lần. Nên sử dụng thực phẩm chức năng trong trường hợp cơ địa yếu, không ăn được nhiều loại thức ăn hay cơ thể ít dung nạp. Tập luyện thể thao để nâng cao sức đề kháng cũng là một lựa chọn hoàn hảo.
- Áp dụng những phương pháp trị liệu công nghệ cao khi làn da nhạy cảm và quá thiếu dưỡng chất. Đây cũng là cách phục hồi và tái tạo cực tốt cho những bạn có nhiều khuyết điểm trên gương mặt. Trong trường hợp da mặt thuốc nhóm nhạy cảm thì những liệu trình như cấy collagen hoặc truyền tế bào gốc là lựa chọn hoàn hảo, vừa khắc phục da mỏng yếu, thiếu nước vừa nâng tông, dưỡng da mà lại giúp cấu trúc lại tế bào, giảm dấu hiệu lão hóa.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về những cách chăm sóc cho làn da nhạy cảm. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc về những triệu chứng ngoài da hay dịch vụ của Mega Gangnam vui lòng liên hệ Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!