Da sần sùi có phải vấn đề nghiêm trọng hay không? Cách phục hồi như thế nào?
Làn da là bộ phận quan trọng giúp điều tiết nhiệt độ, xúc cảm và bảo vệ chúng ta trước những ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Không giống như những cơ quan khác trong cơ thể, da không được bảo vệ một cách tuyệt đối và rất dễ bị tác động bởi những gì xảy ra bên trong và bên ngoài.
Điều đó dẫn đến các dấu hiệu mà bạn có thể dễ dàng bắt gặp như da bị sần sùi, bong tróc và bị kích ứng. Tùy vào từng vấn đề cụ thể mà chúng ta xác định được nguyên nhân và hướng điều trị. Đối với tình trạng da sần sùi thì như thế nào? Nguyên nhân tại sao và làm cách nào để phục hồi? Cùng tìm hiểu thêm thông tin ngay dưới đây!
Da sần sùi có biểu hiện như thế nào?
Da sần sùi là tình trạng da không được mềm mịn, trơn nhẵn mà trở nên khô ráp, thiếu ẩm, có độ đàn hồi kém. Đồng thời, hình thành nên những vết bong tróc, đốm sần nhỏ trên bề mặt da. Nó có thể xảy ra ở tất cả mọi người, tại bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng những khu vực da mỏng yếu, ít được chăm sóc hoặc nhạy cảm như vùng mặt, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối là dễ gặp nhất.
Các triệu chứng thường gặp cho thấy da bị sần sùi đó là bong tróc, nổi mẩn, nứt nẻ, xuất hiện vảy, sờ vào có cảm giác thô sần… Những hiện tượng này có xu hướng trở nên rõ rệt hơn nếu tiếp xúc với môi trường khô hạn, sau khi tắm… Ngoài ra, bạn còn có thể cảm nhận thấy những cơn ngứa ngáy, khó chịu trên da, nhất là vùng mặt. Đây có thể là một hiện tượng của làn da khô nhạy cảm tự nhiên hoặc tác động của môi trường. Nhưng không thể loại trừ khả năng đó là các dấu hiệu của một vài bệnh lý ngoài da.
Vậy nên với các biểu hiện da sần sùi bạn cần hết sức thận trọng, nên tìm kiếm các biện pháp chăm sóc và bảo vệ da từ sớm. Trong trường hợp các dấu hiệu không hề thuyên giảm nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia da liễu để được điều trị tốt nhất.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng da bị sần sùi
Hiện tượng da sần sùi bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Trong trường hợp đó là một dạng bệnh lý (dị ứng, chàm da, vảy nến, viêm da cơ địa, nhiễm trùng…), nguyên nhận trực tiếp có thể xuất phát từ cơ địa, sức đề kháng suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển hoặc lây lan theo những cách khác nhau. Điều này không chỉ dẫn đến tình trạng da sần sùi mà nếu không điều trị sớm làn da của bạn còn phải đối mặt với rất nhiều vấn đề: cấu trúc da suy yếu, hình thành các vết thâm sẹo, ngứa ngáy, chảy máu kéo dài…
Đối với trường hợp nhẹ nhàng hơn, da sần sùi, bong tróc vảy và không đi kèm với các biểu hiện nứt nẻ, chảy máu.. thì chúng ta có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân hơn. Đa phần các bạn thuộc nhóm da khô, da nhạy cảm thiếu ẩm và không được chăm sóc cẩn thận dễ gặp phải tình trạng da sần sùi thô ráp. Sử dụng mỹ phẩm có thành phần không phù hợp, các hoạt chất đã bị oxy hóa, hết hạn cũng dễ khiến da tổn thương. Tuổi tác tăng lên, duy trì các thói quen không lành mạnh (uống rượu, hút thuốc…) càng khiến cho da xuống cấp nhanh hơn.
Da sần sùi khô ráp tạo điều kiện cho sự tấn công của các tác nhân gây hại bên ngoài. Khiến cho tình trạng lão hóa da vùng mặt ngày càng tăng lên. Do vậy, việc phòng tránh các nguyên nhân gây hại, bảo vệ và chăm sóc da từ sớm là điều rất cần thiết.
Da bị sần sùi từ sớm có phải vấn đề nghiêm trọng không?
Để xem xét mức độ nghiêm trọng của tình trạng da sần sùi chúng ta cần xác định những yếu tố liên quan trực tiếp như biểu hiện, khu vực da bị sần, cảm giác của người bệnh và quan trọng nhất là độ tuổi.
Da sần sùi ở trẻ em
Tình trạng da sần sùi có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng sẽ trở nên nguy hiểm hơn đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Da bị sần, nhất là ở vùng mặt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu nghiêm trọng điển hình như viêm da cơ địa, bệnh lý về da do di truyền, dị ứng…
Trong trường hợp này, cha mẹ nên tìm kiếm sự giúp đỡ của các bác sĩ da liễu, không điều trị tại nhà bằng mẹo hay các phương pháp dân gian. Thời điểm này sức đề kháng của các bé còn yếu, đặc điểm làn da cũng không giống người trưởng thành nên cần được điều trị sớm, đúng cách. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hạn chế việc tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng, môi trường độc hại, hóa chất để đảm bảo sức khỏe và giữ cho da của trẻ luôn khỏe mạnh.
Da sần sùi ở người lớn
Khi tuổi tác tăng lên, khoảng từ giai đoạn 25 tuổi trở đi, cơ chế sản xuất collagen, elastin bị trì trệ khiến cho cấu trúc da lỏng lẻo, độ đàn hồi suy yếu, da trở nên sần sùi, khô ráp hơn. Tình trạng này sẽ không được cải thiện nếu chúng ta không có bất kỳ sự can thiệp trực tiếp nào để phục hồi làn da. Theo thời gian, các dấu hiệu khô sần thô ráp ban đầu có xu hướng nghiêm trọng hơn, khiến chúng ta phải đối mặt với khá nhiều vấn đề về da như: da căng rát, nứt nẻ, lộ mao mạch, chảy máu, chùng nhão nghiêm trọng…
Nhìn chung, dù tình trạng da sần sùi ở mức độ nào đi chăng nữa thì chúng ta phải nhanh chóng tìm ra phương pháp phục hồi và điều trị. Nhằm hạn chế sự lây lan và phát triển của các triệu chứng kéo theo. Trong trường hợp da mặt bị sần sùi nên kết hợp các biện pháp chăm sóc, dưỡng da phù hợp theo khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
Phòng tránh tình trạng da bị sần sùi bằng cách nào?
Thực tế là chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh được tình trạng da khô sần tự nhiên. Đặc biệt là ở những bạn bẩm sinh có làn da thô ráp, thiếu ẩm và nhạy cảm. Dưới đây là một số cách được hướng dẫn bởi các chuyên gia da liễu, các bạn có thể tham khảo để chăm sóc da tốt hơn.
Đảm bảo cân bằng độ ẩm: Làn da thiếu ẩm là nguyên nhân trực tiếp khiến cho da mặt khô căng, bong tróc, sần sùi. Các sản phẩm như lotion, serum, kem dưỡng là lựa chọn hoàn hảo cho da mặt. Đối với những vùng da khác trên cơ thể, sữa dưỡng thể, kem dưỡng toàn thân cũng được khuyến khích sử dụng.
Chống nắng toàn diện cho da: Tia UVA, UVB phổ rộng tồn tại trong ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho chúng ta theo nhiều cách khác nhau. Đối với làn da, tia UV khiến bề mặt bị tổn thương, hình thành các đốm nâu, sạm da, suy giảm collagen.. Điều này làm gia tăng nguy cơ da bị sần sùi. Vậy nên bạn cần chống nắng thật cẩn thận bằng các vật dụng, kem chống nắng, viên uống hỗ trợ…
Tránh tiếp xúc với các thành phần hóa học: Mỹ phẩm có chứa cồn, các loại dung dịch tẩy rửa, khử trùng chứa hương liệu khi tiếp xúc với da cũng có thể làm tăng khả năng kích ứng, khiến da khô sần. Do đó, bạn nên sử dụng những dòng sản phẩm thuần chay, được chiết xuất từ tự nhiên và không có thành phần dễ gây dị ứng.
Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, thuốc lá: Những thói quen trong sinh hoạt như sử dụng rượu bia, hút thuốc có thể khiến da xấu hơn. Điều này đã được chứng minh trong nhiều tài liệu khoa học. Nicotin trong thuốc lá, cồn trong rượu bia làm hoạt động lưu thông máu, gây tổn hại cho các mô và tế bào trong cơ thể. Vậy nên hút thuốc, uống rượu không chỉ gây hại cho da mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cơ quan. Thay đổi thói quen này sẽ giúp làn da của bạn đẹp hơn.
Thay đổi chế độ ăn uống: Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cũng là một cách để làm đẹp da và hạn chế tình trạng lão hóa sớm. Nên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất và uống đủ 15-2l nước. Đồng thời hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, chứa nhiều đường, chất béo. Điều đó giúp đảm bảo cấu trúc các mô da và hạn chế nguy cơ nám sạm, sần sùi, lão hóa.
Luyện tập thể thao và giữ cho tâm trạng ổn định: Hoạt động trao đổi chất của các tế bào có thể trở nên mạnh mẽ hơn nếu chúng ta luyện tập thể thao một cách đều đặn với cường độ phù hợp. Điều này được các chuyên gia khuyến khích cho mọi đối tượng với mục đích nâng cao hàng rào bảo vệ cơ thể. Việc kiểm soát stress cũng giúp chúng ta hạn chế tình trạng rối loạn nội tiết tố. Từ đó làm giảm hẳn các biểu hiện tiêu cực của làn da do hormone gây nên như sạm da, nám, khô da, bong tróc.
Điều trị làn da khô sần do bệnh lý bằng cách nào?
Việc điều trị làn da sần sùi do bệnh lý cần được thực hiện bởi các bác sĩ có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực. Trước khi bắt đầu bất kỳ liệu pháp điều trị nào, bác sĩ sẽ thực hiện một số bài kiểm tra và xét nghiệm sâu. Nhằm đánh giá chính xác tình trạng hiện tại của làn da và xác định phương pháp điều trị cụ thể. Trường hợp da khô sần bắt nguồn từ các chứng bệnh khác nhau cần điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh, từ đó làn da cũng được cải thiện.
Một số phương pháp có thể giúp cải thiện tình trạng da khô sần bao gồm:
Điều trị bằng công nghệ Laser:
Laser là một phương pháp điều trị da sần sùi hiệu quả và an toàn. Công nghệ Laser giúp cải thiện cấu trúc da, kích thích sản xuất collagen, làm mờ các vết thâm, tàn nhang, giảm sự xuất hiện của nếp nhăn, và giúp da trở nên mịn màng hơn. Tùy thuộc vào từng công nghệ laser mà mục đích trị liệu và khả năng phục hồi cũng khác nhau. Đối với tình trạng da sần sùi quá lâu, Laser CO2 và Laser YAG là lựa chọn phù hợp nhất.
Điều trị bằng công nghệ sóng RF
Phương pháp RF sử dụng sóng điện từ cao tần để kích thích sản xuất collagen, làm săn chắc da và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và vết chân chim. RF cũng có thể giúp làm sáng da, giảm sự xuất hiện của các vết thâm, tàn nhang. Đây là phương pháp trẻ hóa da không xâm lấn ứng dụng hoạt động của các bước sóng cường độ cao. Công nghệ này có khả năng cải thiện da mặt sần sùi và trẻ hóa cho độ tuổi trung niên đáng kể.
Điều trị bằng công nghệ phi kim
Đây là phương pháp sử dụng đầu kim ti nhỏ để tạo ra những lỗ nhỏ trên da, kích thích sản xuất collagen, giúp da trở nên đàn hồi, mịn màng hơn. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp da hấp thụ tốt hơn các loại dưỡng chất và serum. Phương pháp phi kim là hình thức trị liệu xâm lấn mức độ nhẹ nên bạn cần chăm sóc da và có thời gian nghỉ dưỡng để phục hồi. Phương pháp này phù hợp hơn với những bạn bị sẹo rỗ, sẹo lõm nên hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị.
Điều trị bằng phương pháp peel da
Peeling là phương pháp sử dụng hóa chất nhẹ để loại bỏ lớp tế bào chết, tăng cường sản xuất collagen, giúp da trở nên tươi trẻ và mịn màng hơn. Peeling cũng giúp làm sáng da và giảm sự xuất hiện của các vết thâm, tàn nhang. Peel da hóa hóa cho phép loại bỏ các tế bào sừng trên bề mặt, giảm thiểu các gốc tự do nên sau khi thực hiện da thường mềm mịn và sáng màu hơn. Tuy nhiên, nếu chưa biết cách peel da thì không nên tự thực hiện tại nhà. Hãy đến các địa chỉ thẩm mỹ uy tín để được trị liệu với kỹ thuật và hoạt chất hỗ trợ tốt nhất.
Sử dụng thuốc điều trị da sần sùi
Ngoài các phương pháp trên, các loại thuốc cũng có thể được sử dụng để điều trị da sần sùi. Chẳng hạn như thuốc chứa retinoid, vitamin A, vitamin C, hydroxy acid,..v.v. Những loại thuốc này giúp kích thích sản xuất collagen, tăng cường độ ẩm cho da, giảm sự xuất hiện của các vết thâm, tàn nhang và làm mờ các nếp nhăn.
Trên đây là bài viết đã tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn – Phạm Thu Phương – PKQT Mega Gangnam. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đề cập ở trên, các bạn đã tìm ra nguyên nhân và giải pháp cụ thể khi da sần sùi. Để được trị liệu chuyên sâu công nghệ cao, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay lúc này bởi đội ngũ y bác sĩ hàng đầu Hàn Quốc!