Da tay nhăn nheo chăm sóc sao cho nhanh phục hồi?
Ngoài việc chăm sóc và chống lão hóa cho các khu vực dễ nhận diện như mặt và cổ thì các vùng da khác, nhất là đôi tay cần được quan tâm nhiều hơn. Việc không chăm sóc đầy đủ, cùng với ảnh hưởng của tuổi tác, môi trường sống và các yếu tố sức khỏe dễ khiến da tay nhăn nheo. Điều này tuy không nghiêm trọng nhưng làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên và khiến chúng ta bị tự ti trong giao tiếp, sinh hoạt. Tham khảo ngay bài viết này để được khuyến nghị về cách chăm sóc da tay hiệu quả tại nhà!
Tổng hợp những nguyên nhân khiến da tay nhăn nheo
Trên thực tế, bề mặt da tay cũng mỏng yếu và dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh giống như da mặt. Không chỉ vậy, phía dưới bề mặt tay là hệ thống mạch máu dày đặc và cực kỳ ít mỡ, cơ. Điều này càng làm cho tình trạng lão hóa, xuống cấp của da tay thêm nghiêm trọng. Do đó, dưới đây là thông tin chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về những nguyên nhân khiến da tay nhăn nheo:
Da tay nhăn nheo do lão hóa tự nhiên
Lão hóa là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng da tay xuất hiện các nếp nhăn sâu, mức độ trung bình đến nặng. Khi tuổi tác tăng lên, cơ chế sản xuất protein collagen và elastin giảm dần khiến các liên kết dưới da suy yếu, hoạt động kém hiệu quả. Sự thiếu hụt này cũng làm mất để sự căng mịn, đàn hồi, da tay mỏng yếu và xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn.
Tiếp xúc với hóa chất có hại hàng ngày
Da tay phải vận động liên tục và thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên, hóa chất như xà phòng, nước rửa chén bát, nước tẩy rửa, sữa tắm hoặc kể cả là mỹ phẩm. Các sản phẩm này thường chứa cồn, dầu khoáng và đôi khi là những chất độc hại (trường hợp của dung dịch tẩy rửa) gây bào mòn da, khiến lớp màng lipid suy yếu, làm mất đi lớp dầu tự nhiên, khiến da tay nhăn nheo.
Da tay bị nhăn do khô và thiếu độ ẩm
Thời tiết lạnh khô, độ ẩm trong không khí quá thấp hoặc sinh hoạt trong môi trường sử dụng máy lạnh trong nhiều giờ là các yếu tố gây ra tình trạng mất nước trong da. Da tay khi thiếu độ ẩm mà không được bù lại thường xuyên xuất hiện tình trạng khô căng, thô ráp và bị bong tróc. Tình trạng này kéo dài nhiều ngày làm tăng nguy cơ xuất hiện nếp nhăn, da chảy xệ, chùng nhão, tăng sắc tố.
Da tay nhăn nheo do các yếu tố nội sinh
Di truyền cũng có thể đóng vai trò trong việc xác định những nguyên nhân khiến da tay bị nhăn. Nếu gia đình bạn có người có làn da khô, dễ nhăn, khả năng cao là bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng tương tự. Bên cạnh đó, các vấn đề về sức khỏe (gan, thận, tuyến giáp) hoặc bệnh lý ngoài da, hay thiếu chất dinh dưỡng cũng dẫn đến các phản ứng ngoài da, bao gồm tổn thương bề mặt, xuất hiện nếp nhăn.
Tìm hiểu thêm: Da đầu ngón tay bị khô nứt: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Các sản phẩm nên sử dụng khi da tay bị nhăn
Tình trạng da tay bị nhăn trong trường hợp da lão hóa nhẹ (độ tuổi dưới 35) có thể cải thiện được thông qua việc chăm sóc tại nhà. Dưới đây là một số sản phẩm đặc biệt cần thiết mà bạn không thể bỏ lỡ:
Sản phẩm tẩy tế bào chết cho da tay
Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ lớp da chết, bụi bẩn và các tạp chất tích tụ trên bề mặt và dưới lỗ chân lông. Đối với trường hợp của da tay, việc sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết là cách giúp cho làn da hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có nhiều loại tẩy tế bào chết dành riêng cho da tay nên bạn có thể cân nhắc sản phẩm dùng cho da mặt, nhất là các dòng gel hoặc lotion chứa AHA. Thành phần cho hiệu quả chống khô da, tăng sinh collagen và giảm sắc tố tối màu khá hiệu quả.
Kem dưỡng ẩm cải thiện da tay nhăn nheo
Để cải thiện độ ẩm, chống khô, phục hồi các khu vực xuất hiện nếp nhăn trên da nhất định không thể thiếu bước sử dụng kem dưỡng. Các sản phẩm này thường có độ đậm đặc nhất định, chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên, hoa tươi, glycerin, axit hyaluronic… Những hoạt chất này cho khả năng cấp ẩm, giữ ẩm và khóa ẩm trên bề mặt lâu dài. Do đó, nếu muốn cải thiện nếp nhăn da, chắc chắn không thể bỏ qua kem dưỡng ẩm.
Sản phẩm bảo vệ bên ngoài cho đôi tay
Bên cạnh việc chăm sóc, dưỡng ẩm thì bảo vệ da tay cũng là yếu tố rất quan trọng giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa và khuyết điểm ở bàn tay. Theo đó, khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, nguồn nước lạ hoặc hóa chất khi làm việc nhà nên đeo bao tay để giảm tiếp xúc với bề mặt da. Không chỉ vậy, để ngăn ngừa sự tấn công của các gốc tự do trong ánh nắng mặt trời và môi trường ô nhiễm rất cần sử dụng cả kem chống nắng cho da tay khi ra ngoài hoặc ở những nơi có cường độ ánh sáng mạnh.
Khám phá ngay: Da tay bị khô vì sao? 6+ Cách làm mềm da tay tức thì
Hướng dẫn cách chăm sóc da tay nhăn nheo tại nhà
Chăm sóc da tay nhăn nheo tại nhà không quá phức tạp nếu bạn tuân thủ đúng quy trình và sử dụng các sản phẩm phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước chăm sóc da tay, cải thiện các dấu hiệu nhăn nheo, lão hóa:
Bước 1: Rửa tay nhẹ nhàng
Khi rửa tay, bạn nên sử dụng các sản phẩm làm sạch cho da tay không chứa cồn, chất tẩy rửa mạnh với độ pH cân bằng. Nếu gặp phải khó khăn trong việc làm sạch da tay trước các bước dưỡng ẩm và chăm da có thể cân nhắc dùng sữa rửa mặt để tránh làm khô da, mất nước thêm.
Bước 2: Tẩy tế bào chết cho tay
Thông thường, chúng ta nên tẩy tế bào chết cho da định kỳ khoảng 2 – 3 lần/tuần và giãn cách giữa các buổi. Khi sử dụng sản phẩm có chứa AHA nên dùng trực tiếp trên nền da ẩm (ráo nước) vì thành phần này có đặc tính ưa nước. Trường hợp bạn dùng BHA thì hãy đợi cho đến khi da khô hẳn rồi mới sử dụng nhưng chúng tôi cũng không quá khuyến khích dùng BHA ở tay (do BHA ưa dầu mà tuyến dầu ở mu bàn tay không phát triển).
Bước 3: Dưỡng ẩm da tay
Sau khi rửa tay hoặc tẩy tế bào chết, nên chờ đợi khoảng vài phút rồi thoa một lớp kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ và massage trong 30 giây. Quá trình này giúp các dưỡng dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu sâu vào trong, cải thiện được cả bề mặt biểu bì và lớp da sâu hơn. Nếu da tay nhăn nheo quá mức, nên lựa chọn các loại kem dưỡng đậm đặc, có chứa các hoạt chất chống lão hóa mạnh như Vitamin C, Vitamin B3, Arbutin, Peptide…
Bước 4: Bảo vệ cho đôi tay
Khi làm việc nhà, tiếp xúc với hóa chất hoặc ra ngoài nắng, bạn nên thoa kem chống nắng hoặc nếu có tiếp xúc trực tiếp hãy sử dụng găng tay (tùy chất liệu, loại công việc). Tuy nhiên, nên ưu tiên dùng găng tay vải mềm, hạn chế các chất liệu như cao su về dễ khiến da kích ứng hơn.
Lưu ý: Nếu có các dấu hiệu đi kèm (nứt nẻ, chảy máu, chảy dịch, mủ…) nên thăm khám trực tiếp với các bác sĩ da liễu để tìm ra nguyên nhân cụ thể và được đề xuất sử dụng các loại thuốc, sản phẩm bôi thoa phù hợp.
Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách điều trị nứt nẻ chân tay mùa đông hiệu quả nhanh
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin về cách chăm sóc và cải thiện da tay nhăn nheo. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn các phương pháp chăm sóc da chuyên sâu, vui lòng nhấc máy và liên hệ ngay với Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Nên hay không sử dụng mặt nạ dưỡng da cho trẻ em?
- Khám phá bí mật đằng sau làn da căng bóng Hàn Quốc
- 5+ cách làm hết nếp nhăn ở ngón tay đẹp ngay tức thì
- 5+ Công nghệ trẻ hoá bàn tay toàn diện tốt nhất hiện nay
- [Góc chia sẻ] Bà bầu có nên đi Spa chăm sóc da mặt không?
- Da cánh tay bị khô tróc vảy chăm sóc sao cho nhanh khỏi?
- Trẻ bị khô da tay chân là do đâu? Cách chăm sóc như thế nào?
- Da khô mùa đông là do đâu? Điều trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Da nhăn nheo sần sùi vùng mặt điều trị sao cho đúng?
- Hiện tượng và cách điều trị chứng rối loạn sắc tố da tay