Có nên dùng dầu dưỡng da mặt hay không? Bác sĩ bật mí!
Các chuyên gia da liễu luôn khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm dưỡng da để cung cấp dưỡng chất, tăng cường cơ chế phục hồi và tái tạo da. Trong số đó, kem dưỡng da, gel dưỡng da, mặt nạ hay serum là những loại mỹ phẩm quen thuộc và được ưa chuộng nhất. Vậy dầu dưỡng da mặt – một sản phẩm mới được phát triển gần đây thì sao? Tham khảo thông tin chi tiết để được giải đáp có nên dùng dầu dưỡng cho da hay không và nên chọn loại nào tốt!
Dầu dưỡng da mặt là gì? Những ai nên sử dụng?
Dầu dưỡng da mặt là một sản phẩm chăm sóc da có dạng lỏng (đặc hơn nước), được chiết xuất chủ yếu từ các loại hạt. Các thành phần hoạt chất thường được tìm thấy trong dầu dưỡng da có thể kể đến như: acid béo, vitamin (A, C, E…), khoáng chất (kẽm, magie, kali…), chất chống oxy hóa. Giống như các sản phẩm dưỡng da mặt khác, mục tiêu chính của dầu dưỡng chính là: cấp ẩm, giữ nước, chống khô da, giảm bong tróc, phục hồi hàng rào lipid, giảm nếp nhăn…
Vậy những ai nên sử dụng dầu dưỡng da mặt?
Da khô đến rất khô: Đây là các trường hợp da thiếu hụt độ ẩm thường xuyên và tương đối nghiêm trọng. Đôi khi đi kèm với các dấu hiệu da ngứa, châm chích, mẩn đỏ, bong tróc da thiếu nước, kích ứng bởi môi trường. Sử dụng dầu dưỡng cho da khô giúp cấp ẩm sâu và giữ nước lâu dài. Hoạt động của các acid béo trên bề mặt cũng góp phần củng cố hàng rào tự nhiên, ngăn chặn các tác động của gốc tự do, bụi mịn…
Da lão hóa sớm: Các dấu hiệu lão hóa, xuống cấp của làn da xuất hiện từ rất sớm nhưng chỉ mới chớm nở và không quá rõ rệt (từ 20 tuổi trở đi). Dầu dưỡng đặc hơn toner, essence và đa số các loại serum, lại chứa các hoạt chất phân tử nhỏ. Nên dễ dàng len lỏi vào sâu trong các tầng da, góp phần củng cố các chuỗi collagen, elastin. Nhờ vậy mà kết cấu tổng thể của da mặt được cải thiện, các nếp nhăn li ti mờ dần theo thời gian.
Da nhạy cảm quá mức: Những người có nhóm da nhạy cảm rất khó để lựa chọn được một sản phẩm chăm sóc phù hợp. Do bề mặt da khá mỏng, dễ kích ứng với các hoạt chất khác nhau có trong mỹ phẩm. Trường hợp này các chuyên gia da liễu thường khuyến khích lựa chọn dầu dưỡng, để cung cấp các dưỡng chất lành tính, an toàn, không gây kích ứng và nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn.
Da cần phục hồi sau điều trị: Các trường hợp sau khi điều trị bệnh da liễu (viêm da mặt, mụn trứng cá…) hoặc áp dụng các phương pháp thẩm mỹ (peel da, Hifu…) cũng nên dùng dầu dưỡng để phục hồi, bảo vệ da. Điều này là bởi các loại dầu dưỡng rất lành tính, thường không chứa các hoạt chất mạnh nên có thể dùng được trên nền da sau trị liệu.
Tìm hiểu thêm: Có nên dùng dầu dưỡng da body hay không? Tại sao?
So sánh dầu dưỡng và các sản phẩm dưỡng da mặt khác
Bên cạnh dầu dưỡng da, có rất nhiều sản phẩm khác cũng được ưa chuộng. Vậy nên để giúp bạn đọc chắc chắn hơn về việc có nên dùng dầu dưỡng da mặt hay không. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết:
Đánh giá | Dầu dưỡng da | Tinh chất (serum) | Kem dưỡng da | Sáp dưỡng da |
Thành phần | Chiết xuất từ hạt, quả, thực vật, có thể chứa thêm vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa… | Chứa hàm lượng nước cao, cùng các dưỡng chất tốt cho da (vitamin, HA, Ceramide, Niacinamide…) | Chủ yếu là Vitamin, Ceramide, Glycerin, chất tạo nền, chất làm mềm… | Các loại sáp (sáp ong, sáp candelilla, sáp carnauba), bơ thực vật, chất làm mềm, chất chống oxy hóa… |
Kết cấu | Dạng lỏng nhưng đặc hơn nước (có thể hơi nhờn rít). | Lỏng, nhẹ, đặc hơn nước, dễ thẩm thấu hơn dầu dưỡng. | Chất kem hoặc gel. | Cô đặc, cứng hơn các loại dưỡng khác. |
Đặc tính | Dưỡng ẩm sâu, khóa ẩm tốt, làm dịu và phục hồi hàng rào tự nhiên cho da hiệu quả. Thúc đẩy việc sửa chữa các mô liên kết đứt gãy tầng sâu. | Cung cấp dưỡng chất nồng độ cao, tùy vào loại serum mà có thể cải thiện được vấn đề da cụ thể (mụn, tăng sắc tố, da quá khô…) | Dưỡng ẩm, khóa, tăng sinh tế bào mới. Có thể cung cấp một số lợi ích khác tùy vào bảng thành phần (trị mụn, chống nắng…) | Dưỡng ẩm cho da, khóa ẩm khá tốt. Cải thiện ngay lập tức các dấu hiệu da nứt nẻ, bong tróc, mất nước. |
Hiệu quả duy trì | Duy trì độ ẩm 6 – 8 tiếng ban đêm. | Hiệu quả 2- 3 tiếng và cần kết hợp dùng kem dưỡng. | tùy vào kết cấu, thành phần có thể kéo dài 4 – 12 tiếng, | Duy trì độ ẩm 6 – 8 tiếng ban đêm. |
Ưu điểm | An toàn tuyệt đối, không gây kích ứng, dùng được cho nhiều nhóm da, hiệu quả lâu dài. | Nhanh thẩm thấu, cải thiện được các vấn đề da cụ thể, dễ dàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp. | Đa công dụng, dễ tìm mua, dùng được cho nhiều loại da. | Thích hợp cho da mất nước, da nứt nẻ, dùng tốt nhất trong điều kiện khô hoặc lạnh. |
Nhược điểm | Gây nhờn rít khi mới dùng trên da và có khả năng gây mụn nếu sai cách. | Hiệu quả ở mức trung bình – khá và cần kết hợp thêm các sản phẩm khác. | Một số sản phẩm có thể chứa thành phần gây kích ứng, bít tắc lỗ chân lông, nổi mụn. | Kết cấu quá đặc, khó tán và không phù hợp cho da dầu, da hỗn hợp, da mụn, dày sừng nang lông… |
Đánh giá chung: So với các sản phẩm chăm sóc da mặt khác, dầu dưỡng da mặt bộc lộ nhiều ưu điểm. Có thể sử dụng riêng lẻ sản phẩm này mà không cần kết hợp thêm kem dưỡng hay mặt nạ ngủ như serum. Đồng thời, hiệu quả duy trì của dầu dưỡng cũng được đánh giá khá cao. Đặc biệt hơn nữa, dầu dưỡng hầu như chỉ tập trung vào mục đích chăm sóc chuyên sâu và phục hồi da nên không bị phân tán công dụng, nhanh chóng đạt được hiệu quả làm đẹp da như mong muốn (3-4 tuần).
Khám phá ngay: TOP 7+ kem dưỡng ẩm da mặt trẻ hóa xóa nhăn hữu ích
Chuyên gia gợi ý 3 loại dầu dưỡng da mặt tốt nhất 2024
Dưới đây là thông tin chi tiết về 3 loại dầu dưỡng da mặt được chuyên gia khuyên dùng:
1. Dầu dưỡng da mặt cao cấp La Mer The Renewal Oil
Thành phần chính: Miracle Broth độc quyền (hỗn hợp chiết xuất rong biển, vitamin B, C, E và các khoáng chất), dầu Jojoba, dầu Meadowfoam, dầu hạt Inca,…
Kết cấu: Lỏng nhẹ, mịn, dễ thẩm thấu.
Công dụng: Dưỡng ẩm sâu, phục hồi da, chống lão hóa, làm sáng da, giảm nếp nhăn.
Loại da phù hợp: Dùng được cho mọi loại da, bao gồm cả da dầu thiếu nước.
Hiệu quả: Có thể thấy rõ hiệu quả chống lão hóa sau 4-6 tuần sử dụng.
Giá bán: Khoảng 6.900.000 – 7.500.000 VNĐ/30ml.
2. Dầu dưỡng da ban đêm Kiehl’s Midnight Recovery Facial Oil
Thành phần chính: Chiết xuất dầu hoa Anh Thảo, dầu hoa Lạc Tiên, chất làm mềm – Squalane, dầu Meadowfoam,…
Kết cấu: Độ lỏng vừa phải, khá dễ tán đều.
Công dụng: Dưỡng ẩm ban đêm, làm dịu, phục hồi và làm đều màu da, giảm nếp nhăn, chống oxy hóa.
Loại da phù hợp: Thích hợp với da khô đến rất khô, da nhạy cảm, da lão hóa, da bị mất nước.
Hiệu quả: Có thể cảm nhận được sự khác biệt về độ ẩm sau 1 đêm sử dụng. Các công dụng khác cần khoảng 4 – 6 tuần.
Giá bán: Khoảng 1.980.000 VNĐ/30ml.
3. Dầu dưỡng phục hồi sâu Dermalogica Phyto Replenish Oil
Thành phần chính: Tinh dầu hạt Hoa Trà, dầu Mù U; chiết xuất hoa Phong Lan, hoa Phong Lữ, hoa Hướng Dương, bơ hạt mỡ…
Kết cấu: Cực lỏng và mịn, rất dễ thẩm thấu.
Công dụng: Dưỡng ẩm sâu, khóa ẩm da mặt, kháng viêm, tăng sinh tế bào mới, tăng độ đàn hồi, giảm nếp nhăn
Loại da phù hợp: Mọi loại da, đặc biệt là da khô, da mất nước.
Hiệu quả: Có thể thấy rõ hiệu quả tăng độ ẩm, kháng viêm sau 2-3 tuần sử dụng. Các lợi ích khác cần khoảng 3 – 5 tuần sử dụng.
Giá bán: Khoảng 2.616..000 VNĐ/30ml.
Đọc thêm: Tinh chất dưỡng da: Khám phá sức mạnh chăm sóc da tuyệt vời
Những câu hỏi thường gặp về cách sử dụng dầu dưỡng
Nếu chưa biết cách dùng dầu dưỡng ra mặt như thế nào hiệu quả, không bị nhờn rít, nổi mụn trên da. Cùng tham khảo ngay các câu hỏi và giải đáp từ chuyên gia da liễu dưới đây:
Dùng dầu dưỡng da mặt khi nào tốt nhất?
Nên dùng dầu dưỡng cho da mặt vào ban đêm, sau bước rửa mặt để tránh da bị nhờn rít, bít tắc lỗ chân lông. Nếu đã dùng dầu dưỡng thì nên tối giản các bước chăm sóc da, không cần sử dụng thêm toner, serum. Tránh thoa dầu dưỡng ban ngày vì nguy cơ nổi mụn, kích ứng là rất cao.
Cách sử dụng dầu dưỡng như thế nào?
Lấy khoảng 2-3 giọt dầu và xoa đều lên bề mặt khi da đã ráo nước nhưng còn độ ẩm. Thực hiện thao tác massage theo hình tròn khoảng 2- 3 phút và tập trung vào các khu vực da mỏng, thiếu ẩm, có nhiều khuyết điểm. Không thoa kem dưỡng ngay lập tức mà nên đợi khoảng 15 – 20 phút.
Dùng dầu dưỡng bắt đầu nổi mụn phải làm sao?
Hiện tượng da mặt nổi mụn không hẳn liên quan đến việc chúng ta sử dụng dầu dưỡng. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này bạn bắt đầu bị mụn thì cần tránh thoa dầu dưỡng. Cân nhắc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ trị mụn (AHA, BHA với da mụn không viêm) và tối giản quy trình chăm sóc da mặt (chỉ làm sạch, dùng sản phẩm trị mụn và khóa ẩm). Trường hợp nổi mụn viêm, mụn trứng cá nên thăm khám với bác sĩ da liễu.
Gợi ý tìm hiểu: Tổng hợp các cách chăm sóc da ở tuổi 30 để bạn luôn trẻ đẹp
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp có nên dùng dầu dưỡng da mặt hay không và chọn sản phẩm nào tốt. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với các chuyên gia và bác sĩ da liễu của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Dùng kem trị mụn bọc mụn viêm loại nào an toàn và nhanh khỏi?
- 3+ Kem lột mụn đầu đen cho nam được đánh giá tốt nhất 2024
- Top 7+ kem trị mụn ẩn hiệu quả, tốt nhất hiện nay
- Trị mụn đầu đen ở mũi bằng vaseline: Chuyên gia nói gì?
- Yoosun acnes có trị mụn đầu đen không? Thành phần, công dụng
- Kem dưỡng trắng da mặt cho tuổi dậy thì có nên dùng không? Loại nào tốt?
- Nên hay không sử dụng mặt nạ dưỡng da cho trẻ em?
- [Giải đáp] Vaseline có tác dụng làm giảm thâm mắt không?
- Da tay nhăn nheo chăm sóc sao cho nhanh phục hồi?
- Khám phá bí mật đằng sau làn da căng bóng Hàn Quốc