Glycerol là gì? Tác dụng làm đẹp của Glycerol
Glycerol là gì và được ứng dụng ra sao trong làm đẹp? Được coi là thành phần chăm sóc da đa công năng được ưa chuộng, bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết thành phần và công dụng của glycerol giúp bạn sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chứa hợp chất này một cách hiệu quả.
Glycerol là gì?
Glycerol hay còn được gọi là Glycerin hay Glicerol. Đây là một hợp chất hữu cơ có công thức hóa học C3H8O3- một loại đồng tử được cấu tạo từ 3 nhóm chức hydroxyl (-OH) được gắn vào 3 nguyên tử cacbon liền kề trong phân tử.
Glycerol là một chất lỏng không màu, không mùi, đặc tính nhớt, vị ngọt và không độc. Mạch của glycerol được tìm thấy trong những chất béo các nhà nghiên cứu gọi là glycerid.
Glycerol có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp, y học và đặc biệt được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và kháng virút, nó được ứng dụng rộng rãi trong các phương pháp điều trị vết bỏng được FDA chấp thuận. Chúng cũng được dùng nhiều như một chất làm ngọt trong ngành công nghiệp thực phẩm như một chất giữ ẩm.
Glycerin có giá trị như một chất giữ ẩm có mặt chính trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân như: Kem đánh răng, Nước súc miệng, Sản phẩm chăm sóc da, Chất khử mùi, Xà phòng, Sản phẩm chăm sóc em bé;… và ngày càng được ưa chuộng.
Tính chất vật lý của Glycerol: có điểm nóng chảy ở 18,2 độ C và điểm sôi ở 290 độ C. Chúng tan hoàn toàn trong nước và có tính hút ẩm mạnh.
Tác dụng làm đẹp của Glyxerol là gì?
Không chỉ sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp hóa học, dược phẩm, Glycerol được ứng dụng trong làm đẹp với nhiều tác dụng bạn có thể tìm thấy ở hàng trăm sản phẩm chăm sóc da hiện nay.
Điều trị mụn trứng cá
Glycerol thường xuyên góp mặt trong các sản phẩm trị mụn vì nó có đặc tính kháng viêm, giảm sưng, làm khô cồi mụn nhanh chóng. Ngoài ra, các phân tử glycerol nhanh chóng thẩm thấu vào da, không tạo cảm giác bí rít, bít tắc chân lông hay gây ra mụn đầu đen.
Ngăn ngừa quá trình lão hóa
Glycerol chính là một chất oxy hóa, mỗi phân tử của hợp chất này đều chứa các hạt oxy tự do. Sau khi nó phản ứng với các hạt phân tử các chất khác sẽ tạo thành những hợp chất có khả năng tái tạo da lớp biểu bì, tăng cường lipid giúp da giảm khô ráp, sần sùi. Đồng thời, hợp chất collagen lớp hạ bì cũng được bổ sung nhiều hơn khi glycerol hạn chế sự sinh sản của nhiều acid béo, giúp duy trì độ đàn hồi của da.
Dưỡng ẩm và làm mềm da
Glycerol có khả năng hấp thụ nước từ bên ngoài và hạn chế quá trình thoát hơi nước trên bề mặt da. Điều này giúp cho da luôn trong trạng thái ngậm nước và góp phần vào việc tăng khả năng đàn hồi trên da, kìm hãm quá trình lão hóa da. Quá trình hình thành các nếp nhăn trên da cũng được làm chậm lại.
Làm sạch da & tăng sức đề kháng
Với khả năng hòa tan vô hạn trong nước, hoạt chất glycerol là một thành phần không thể thiếu trong các sản phẩm nước hoa hồng hay tẩy trang. Glycerol giúp nhanh chóng loại bỏ và làm sạch sâu các lớp bụi bẩn. Điều này giúp bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng chúng trong công cuộc làm đẹp, làn da vừa sạch sẽ vừa duy trì độ mềm mịn. Đặc biệt đối với làn da nhạy cảm thì bạn cũng không nên lo lắng vì Glycerol cực kỳ lành tính, không gây nguy hại cho làn da.
Bảo vệ da
Glycerol có khả năng làm lớp biểu bì của da dày lên, nhờ đó mang tới tác dụng bảo vệ làn da tối đa khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường ví dụ như khói bụi, đặc biệt là tia UV.
Sử dụng Glixerol có gây nguy hiểm tới sức khỏe hay không?
Trong điều kiện thông thường, Glixerol được cho là không gây nguy hiểm tới sức khỏe con người và đã được FDA (Cục Quản lý TP & DP Hoa Kỳ) xếp vào danh sách GRAS (Generally Recognized As Safe). Tức thành phần này được công nhận là an toàn khi sử dụng trong thực phẩm, dược mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác.
Tuy nhiên, như bất kỳ hóa chất nào khác, nếu sử dụng glycerol tiếp xúc ở nồng độ cao hoặc điều kiện không đảm bảo an toàn, chúng có thể gây ra một số tác hại cho sức khỏe con người. Trong đó bao gồm kích ứng da, dị ứng, hoặc tác hại đối với hệ hô hấp và hệ tiêu hóa.
Nếu sử dụng Glixerol trong sản phẩm chăm sóc da bạn nên thử một lượng nhỏ lên mu bàn tay trước khi thoa lên toàn bộ mặt để xem phản ứng. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ đúng liều lượng và cách dùng để đảm bảo an toàn.
Lưu ý trong việc sử dụng Glycerol là gì?
Sở hữu nhiều công dụng như vậy nhưng khi sử dụng, bạn cần lưu ý các sản phẩm chứa Glycerol là gì?
– Trước khi mua các sản phẩm chăm sóc da chứa Glycerol cần đọc kỹ thành phần để xem Glycerol có trong sản phẩm hay không, tránh nhầm lẫn.
– Mặc dù Glycerol được cho là thành phần an toàn nhưng quá trình sử dụng kết hợp với các thành phần khác bạn vẫn cần lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp với đặc điểm, tính chất làn da để không gặp tình trạng tăng tiết dầu hoặc kích ứng da khi sử dụng.
– Kiểm tra tỷ lệ Glycerol được sử dụng trong sản phẩm chăm sóc da nếu cần được cấp ẩm đặc biệt. Thực tế trên thị trường có một số sản phẩm chứa nhiều Glycerol hơn tương thích với làn da khô hoặc dùng trong thời tiết khô hanh. Người có làn da dầu thì được gợi ý nên chọn mua sản phẩm có tỷ lệ Glycerol thấp hơn.
– Tránh các tình trạng lạm dụng hoặc dùng không đúng cách sản phẩm chứa Glycerol làm cho da gặp phải các vấn đề bị kích ứng hoặc tiết nhiều dầu hơn.
– Khi dùng Glycerin kết hợp với sản phẩm chăm sóc da khác bạn lưu ý cần tìm hiểu kỹ để thành phần của chúng tương thích với nhau tránh các phản ứng không mong muốn hoặc bít tắc chân lông gây mụn.
– Theo khuyến cáo nhằm đạt được hiệu quả dưỡng da tối đa, bạn hãy sử dụng sản phẩm chứa Glycerol hàng ngày nhằm duy trì độ ẩm và sức đề kháng trước các tác nhân gây hại.
– Nếu phát hiện mẩn ngứa, nổi nốt đỏ sau khi thoa sản phẩm chứa Glycerol, hãy ngưng sử dụng lập tức và thăm khám bác sĩ da liễu để xác định nguyên nhân, khắc phục kịp thời.
>> Xem thêm: Hydrolyzed collagen là gì? Tác dụng và cách dùng hiệu quả
Nhìn chung, Glycerol trong mỹ phẩm được sử dụng là một chất giữ ẩm giúp da hấp thụ nước từ môi trường và tầng sâu dưới da. Nếu sử dụng đúng cách, bề mặt da sẽ có nhiều thay đổi đáng kể. Mong rằng các tác dụng làm đẹp và giải đáp Glycerol là gì đã giúp bạn cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích. Liên hệ tư vấn 093 770 6666 để giải đáp thông tin và chọn lựa các giải pháp chăm sóc da phù hợp nhất với bạn.
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?