Lăn kim là gì? Áp dụng phương pháp này để làm đẹp được không?
Lăn kim là một phương pháp làm đẹp phổ biến, trong đó một dụng cụ gồm nhiều kim nhỏ được lăn trên da để kích thích sản xuất collagen và cải thiện tình trạng da. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này cần cân nhắc kỹ lưỡng và được thực hiện bởi người có kinh nghiệm. Trước khi quyết định sử dụng lăn kim, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thời gian gần đây các phương pháp thẩm mỹ hiện đại bắt đầu nổi lên và nhận được nhiều sự quan tâm của các tín đồ làm đẹp. Nổi bật trong số đó là phương pháp lăn kim. Chăm sóc da theo cách này được kỳ vọng có khả năng thay thế những công nghệ thẩm mỹ can thiệp trước đây. Vậy lăn kim là gì? Liệu phương pháp này có hiệu quả tốt đối với da mặt hay không? Cùng theo chân các chuyên gia làm đẹp tìm hiểu về phương pháp này ngay dưới đây!
Lăn kim là gì? Lợi ích đối với làn da
Lăn kim hay Micro-needling là một phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến da như nếp nhăn, sẹo, mụn, thâm nám và chảy xệ da. Phương pháp này có sự kết hợp với một vài thiết bị chứa nhiều kim siêu nhỏ nhằm mục đích tạo ra những vết thương không nguy hiểm bên dưới bề mặt, kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin. Nhờ vậy mà những khuyết điểm trên bề mặt được cải thiện một cách đáng kể. Tùy vào mục đích điều trị mà lăn kim có thể được thực hiện bởi chuyên gia da liễu hoặc tại nhà bằng các dụng cụ có sẵn trên thị trường. Vậy lăn kim có tác dụng gì? Phương pháp làm đẹp này được cho là có nhiều lợi ích cho da, bao gồm:
Tăng sinh collagen và elastin: Trong quá trình lăn kim, các kim nhỏ sẽ làm xuyên qua lớp biểu bì và tạo ra những vết thương. Điều này kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể bằng cách tăng cường hoạt động của các mô liên kết, collagen. Nhờ vậy mà biểu hiện da tại khu vực lăn kim được cải thiện rõ rệt, săn sắc và mềm mịn hơn.
Giảm nếp nhăn và vết chân chim: Một lợi ích khác của quá trình tăng sinh collagen chính là phục hồi cấu trúc và làm đầy da. Nhờ vậy mà những vùng lõm do nếp nhăn, vết chân chim, rãnh sâu bị làm mờ. Giúp khuôn mặt trông trẻ trung và ít dấu hiệu lão hóa hơn.
Giảm sẹo và vết thâm: Thực tế thì công nghệ lăn kim cũng được áp dụng trong việc điều trị các vết thâm hoặc sẹo trên da. Cũng với cơ chế như trên, lớp da non sau khi xuất hiện sắc tố ổn định, mềm mịn nên làm giảm các vết sẹo thâm rõ rệt. Tùy vào mức độ sẹo mà quá trình này có thể phải thực hiện nhiều lần.
Giảm nguy cơ xuất hiện mụn: Lăn kim có thể làm giảm sự xuất hiện của mụn trên bề mặt. Nhờ vào việc cải thiện lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết và hạn chế sự tích tụ của dầu nhờn trên da. Bên cạnh đó, việc lăn kim đều đặn theo quy trình cũng có khả năng tăng cường hấp thụ dưỡng chất, hỗ trợ cho quá trình điều trị một số vấn đề về da.
Áp dụng phương pháp lăn kim phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Nên thực hiện tại các phòng khám thẩm mỹ thay vì tự thực hiện tại nhà để phòng tránh rủi ro.
Phương pháp lăn kim tiêu chuẩn là như thế nào?
Các chuyên gia thường khuyến khích việc thực hiện lăn kim thẩm mỹ tại những địa chỉ có y tín thay vì tự thao tác tại nhà nhằm đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả chăm sóc da tốt nhất. Mặc dù đây không phải là một biện pháp y tế nhưng phải đảm bảo quy trình tiêu chuẩn thì mới đáp ứng được yêu cầu của cơ quan chức năng. Vậy iêu chuẩn lăn kim là gì? Quy trình này gồm những bước như sau:
Bước 1: Làm sạch da và ủ tê
Trước khi đến với quá trình lăn kim, ngoài việc khử trùng các thiết bị được sử dụng, phải làm sạch và tiệt trùng trên bề mặt da. Bởi sự xâm nhập của vi khuẩn hay tạp chất có thể khiến chúng ta đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, cần tiến hành ủ tê trước lăn kim để hạn chế cảm giác đau nhức, tránh tình trạng người thực hiện do đau quá mà va chạm gây cản trở.
Bước 2: Thực hiện lăn kim
Chuyên gia sẽ sử dụng máy lăn kim để di chuyển trên những khu vực da cần điều trị theo các hướng khác nhau. Quy trình này cần đảm bảo độ chính xác rất cao về mặt kỹ thuật. Khi lăn kim trên da, các kim nhỏ nhanh chóng xuyên qua lớp biểu bì để kích thích quá trình sản sinh collagen và elastin như mong muốn. Thời gian thực hiện thường không quá lâu và phụ thuộc vào tình trạng da của mỗi người.
Bước 3: Thoa các sản phẩm hỗ trợ
Sau khi kết thúc quá trình lăn kim, việc làm dịu da, chống phản ứng sẽ được thực hiện bằng cách thoa một số sản phẩm hỗ trợ. Thực tế thì đây không phải là một quy trình bắt buộc nên bác sĩ sẽ căn cứ và tình trạng da của mỗi người để quyết định.
Bước 4: Nghỉ ngơi sau lăn kim
Sau khi hoàn thành quá trình lăn kim, da sẽ bị kích thích và có thể có một số phản ứng như đau nhức, sưng đỏ tùy thuộc vào tình trạng da và cơ địa của từng người. Nếu thực hiện tại các trung tâm thẩm mỹ, bạn sẽ có một khoảng thời gian nhất định để nghỉ ngơi và xem xét phản ứng. Sau đó, các chuyên viên sẽ tư vấn và cách chăm sóc sau lăn kim và hẹn lịch tái khám.
Lăn kim có thể khiến da bị tổn thương và nhạy cảm hơn so với bình thường. Do đó, chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ cẩn thận để da mặt phục hồi và cải thiện nhanh hơn. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia da liễu hoặc bác sĩ trực tiếp thực hiện lăn kim để biết thêm chi tiết về cách chăm sóc da.
Những biến chứng có thể xảy ra trong quy trình lăn kim
Mặc dù được đánh giá cao về mức độ an toàn nhưng lăn kim không phải là không có rủi ro. Nếu thực hiện sai quy trình, tự lăn kim tại nhà, dụng cụ không đảm bảo rất có thể bạn sẽ gặp phải những biến chứng ngoài da hoặc nguy hiểm hơn là nhiễm trùng. Nếu phát hiện một trong số những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra!
+ Kích ứng da: Lăn kim có thể gây kích ứng da do các tác động vật lý trên bề mặt. Các triệu chứng kích ứng da bao gồm đỏ da, sưng, ngứa và khó chịu. Những hiện tượng này thường khá nhẹ, mang tính tạm thời và có xu hướng biến mất trong vòng vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
+ Chảy máu: Lăn kim có thể gây ra chảy máu, đặc biệt là trên những vùng da mỏng như vùng da quanh mắt. Chảy máu là một vấn đề nhẹ và thường không kéo dài. Tuy nhiên, nếu chảy máu kéo dài hoặc không dừng lại trong vài phút thì đây là một vấn đề đáng báo động.
+ Nhiễm trùng: Nếu lăn kim được thực hiện bởi những người không có đầy đủ kinh nghiệm hoặc không tuân thủ các quy trình thẩm mỹ, nhiễm trùng da có thể xảy ra. Các biểu hiện cụ thể khi da mặt bị nhiễm trùng do lăn kim bao gồm cảm giác đau nhức, nóng rát, sưng viêm, xuất hiện mụn mủ.
+ Phản ứng dị ứng: Một số người có thể gặp phải phản ứng dị ứng đối với các vật dụng, hoạt chất được sử dụng cho lăn kim. Phản ứng dị ứng thường có dấu hiệu dễ nhận biết, kéo dài như đỏ da, sưng, ngứa và khó thở.
+ Sẹo: Nếu kỹ thuật lăn kim không đảm bảo, lực tác động quá mạnh hoặc quá tập trung vào một vùng da nhất định, có thể gây ra sẹo. Sẹo do lăn kim thực tế khá phổ biến. Thường xảy ra do tự ý thực hiện tại nhà, cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo.
Biến chứng nghiêm trọng: Mặc dù rất ít khi xảy ra nhưng lăn kim có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như chảy máu nội tạng, bại liệt hoặc thậm chí là tử vong. Những trường hợp như thế này thường liên quan đến các lỗi trong quá trình tiêm, dị ứng nặng với vật liệu được sử dụng hoặc tiêm sai vị trí vào khu vực cơ, mạch máu hay dây thần kinh.
Có thể phòng tránh biến chứng do lăn kim hay không? Bằng cách nào?
Thực tế thì rủi ro có thể xảy đến bất kỳ lúc nào. Dẫu vậy, chúng ta có thể hoàn toàn giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng với những cách cực kỳ đơn giản. Đó là việc bạn lựa chọn đơn vị thẩm mỹ uy tín, yêu cầu bác sĩ có trình độ tốt nhất. Đồng thời, luôn đảm bảo tình trạng cơ thể ở mức ổn định. Có một số đối tượng mà chúng tôi không hề khuyến khích việc lựa chọn lăn kim để làm đẹp đó là:
- Những người bẩm sinh có làn da mỏng yếu, lộ rõ mao mạch và thường xuyên gặp phải hiện tượng kích ứng.
- Những người đang mắc phải các bệnh lý ngoài da mà chưa được điều trị khỏi hoặc dễ tái phát. Điển hình như viêm da, viêm nang lông, chàm,lang ben…
- Người đang mắc phải hội chứng máu khó đông hoặc có tiền sử bệnh lý này và có dùng thuốc ức chế.
- Những người đang bị các bệnh liên quan đến gan, thận, hệ tiêu hóa, ung thư và đang trong quá trình điều trị.
- Các vết sẹo trên da quá nhiều hoặc cơ địa không phù hợp, dễ để lại sẹo hơn sau khi lăn kim.
- Có các vết thương hở trên da, đang bị mụn hoặc sử dụng thuốc bôi ngoài da cho bất kỳ trường hợp nào.
- Phụ nữ đang mang thai, sau khi sinh hoặc người mới ốm dậy (sức khỏe không tốt) đều không được thực hiện liệu trình lăn kim để làm đẹp…
Quyết định lựa chọn lăn kim để làm đẹp da hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tính trạng da và nhu cầu của bạn. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ bởi đây mới là người có thể đánh giá chính xác tình trạng da của bạn. Từ đó đi đến quyết định có thực hiện phương pháp làm đẹp này hay không. Nếu cơ thể không đảm bảo, vẫn có khá nhiều phương pháp không xâm lấn giúp cải thiện làn da hiệu quả. Chẳng hạn như truyền tế bào gốc, vi cấy collagen, Thermage FLX…
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp lăn kim là gì và những thông tin có liên quan. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ đến Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay bởi các chuyên gia hàng đầu Hàn Quốc!
Các bài viết liên quan
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?