Mặt bị mụn nên uống thuốc gì để điều trị?
Vi khuẩn P.acnes là một trong những lý do khiến mụn hình thành nhanh chóng và phát triển. Khi vi khuẩn này phát triển mạnh cũng là lúc mụn gây kích ứng, viêm nang lông, mụn sưng đỏ, viêm nhức hơn. Trường hợp này, một số kháng sinh đường uống được kê đơn để trị mụn trung bình hoặc nặng như: Doxycycline, Isotretinoin,.. theo chỉ định từ bác sĩ da liễu.
Tình trạng mụn nặng, thậm chí gây viêm thì không thể chỉ bôi ngoài da là có thể hết. Lúc này, bạn cần thêm một số loại thuốc khác để kháng viêm, giảm tiết nhờn và hạn chế tình trạng viêm gây lan rộng. Vậy mặt bị mụn nên uống thuốc gì tốt, hãy cùng tìm hiểu với Mega Gangnam trong bài viết sau đây.
Mụn trứng cá được hình thành khi lỗ chân lông bề mặt da bị tắc nghẽn. Khi cơ thể tiết ra quá nhiều bã nhờn cùng lượng dầu thừa trên da, không thể đào thải sẽ làm cho lỗ chân lông bị nghẽn. Lúc này vi khuẩn sống trên da có tên Propionibacterium acnes (hay P. acnes) sẽ tiến vào bên trong lỗ chân lông và phát triển nhanh chóng.
Tình trạng này diễn ra làm cho lỗ chân lông bị sưng viêm, tấy đỏ hình thành nên mụn trứng cá. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng là tác nhân dẫn tới việc nổi mụn trứng cá (mang thai, dậy thì..)
Một số nguyên nhân do ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc như steroids và lithium (thuốc an thần) cũng là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá.
Bị mụn nên uống thuốc gì để điều trị?
Một số loại thuốc uống trị mụn dưới đây sẽ giúp bạn có thêm lựa chọn để giảm tình trạng mụn một cách nhanh chóng.
Thuốc kháng sinh dùng trị mụn nặng
Vi khuẩn P.acnes là một trong những lý do khiến mụn hình thành nhanh chóng và phát triển. Khi vi khuẩn này phát triển mạnh cũng là lúc mụn gây kích ứng, viêm nang lông, mụn sưng đỏ, viêm nhức hơn. Trường hợp này, một số kháng sinh đường uống được kê đơn để trị mụn trung bình hoặc nặng. Thông thường, kháng sinh toàn thân trong trị mụn chỉ được dùng trong khoảng thời gian ngắn tối thiểu 3 tháng. Sau đó, bạn cần tái khám để theo dõi phản ứng của da, điều chỉnh lại phác đồ điều trị, hạn chế tình trạng kháng thuốc.
Một số loại kháng sinh được dùng để trị mụn là các loại sau:
- Doxycycline: loại kháng sinh này được dùng để trị mụn trứng cá vừa và nặng. Nó có tác dụng ức chế vi khuẩn P.acnes, giảm viêm và giảm mụn hiệu quả. Doxycycline được chỉ định sử dụng cho trẻ trên 12 tuổi. Giai đoạn dùng thuốc có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời.
- Minocycline: Đây là một loại thuốc kháng viêm khá quen thuộc dùng điều trị mụn. Nó cũng có tác dụng tương đương với Doxycycline nhưng sẽ gây ra tác dụng phụ nhiều hơn.
- Tetracycline: Là thành phần có khả năng ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn P.acnes. Thuốc này cũng được dùng cho trẻ từ trên 12 tuổi. Đặc biệt, thuốc này có tác dụng phụ ảnh hưởng trực tiếp tới mẹ bầu và thai nhi, vì thế mẹ bầu hay đang trong giai đoạn cho con bú tuyệt đối không uống loại thuốc kháng sinh này.
- Azithromycin: Azithromycin là loại kháng sinh thuộc nhóm macrolide. Thuốc này sẽ được chỉ định dùng để trị mụn cho những trường hợp không thể dùng kháng sinh Tetracycline như trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai.
- Erythromycin: Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolide. Loại này có tác dụng kháng P. acnes cực mạnh nên được chỉ định dùng cho những trường hợp bị mụn nặng. Thuốc chống chỉ định với đối tượng mắc rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, tiền sử bị điếc hoặc đang mắc các bệnh về gan.
Lưu ý đặc biệt: Đối với các dòng thuốc kháng sinh trị mụn, bạn cần được tư vấn, thăm khám bởi bác sĩ da liễu và dùng theo phác đồ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua uống, thay đổi đột ngột thuốc hay dừng thuốc vì có thể gây ra các phản ứng tác phụ không mong muốn.
Bị mụn nên uống thuốc gì điều trị – Thuốc Isotretinoin
Isotretinoin cũng nằm trong danh sách các loại thuốc trị mụn khá quen thuộc. Tuy nhiên nó chỉ dùng cho các trường hợp mụn nang, mụn nặng, mụn bọc lớn, mụn gây ra sẹo nghiêm trọng..
Đối với các trường hợp người bệnh là nữ, đang có dự định có con hay mang thai thì cần phải nghe bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng về những tác dụng phụ ảnh hưởng do thuốc. Vì theo nguyên tắc điều trị, dùng Isotretinoin cần phải dùng song song biện pháp tránh thai, tốt nhất nên ngưng sau điều trị ít nhất 6 tháng.
Isotretinoin chính là một dẫn xuất đường uống của vitamin A, được chỉ định điều trị mụn trứng cá, vảy nến.. Thuốc còn có khả năng kiểm soát tình trạng tăng tiết bã nhờn, ngăn chặn sự phát triển vi khuẩn P.acnes, giảm viêm và làm khô cồi mụn nhanh chóng.
Thuốc Isotretinoin có thể gây ra nhiều tác dụng như khô môi, khô da, tróc vảy. Thời gian đầu da bị đẩy mụn nhanh hơn, mọc lên ồ ạt gây táo bón, đau cơ xương, chảy máu cam nhẹ, mất ngủ, khô mắt, buồn nôn, rối loạn kinh nguyệt, tăng men gan.. Nhất là Isotretinoin có thể gây dị tật thai nhi. Cụ thể là dị dạng thần kinh thị giác, chậm phát triển não bộ và biến dạng. Vì thế, sử dụng thuốc cũng cần được tư vấn kỹ bởi bác sĩ, khi mụn ở mức nặng mà không thể xử lý theo các phương pháp thông thường. – Bác sĩ da liễu BÙI THỊ ÂN chia sẻ về tác dụng phụ khi dùng Isotretinoin.
Nếu muốn làm giảm những tác động xấu từ Isotretinoin, cần bắt đầu từ liều khởi đầu 0.5mg/kg/ngày và dần tăng lên 1mg/kg/ngày sau khi cơ thể dung nạp. Sau 4-6 tuần dùng thuốc, người dùng cần được kiểm tra công thức máu, thử nước tiểu và chức năng gan để đánh giá.
Thuốc điều hòa nội tiết tố dùng trị mụn
Tình trạng rối loạn nội tiết, hormone là một trong số nguyên nhân gây ra mụn (hay còn gọi là mụn nội tiết) và nếu bạn bị mụn do trường hợp này thì sẽ có thêm phương pháp điều trị kết hợp các loại thuốc điều hòa nội tiết như thuốc tránh thai & thuốc chống androgen.
Thuốc ngừa thai
- Thuốc tránh thai có chứa 2 loại hormone, gồm estrogen và progestin. Khi bổ sung 2 loại hormone này sẽ giúp hạn chế tình trạng rụng trứng, từ đó trứng và tinh trùng không thể gặp gỡ.
- Bên cạnh đó, thuốc ngừa thai còn được dùng để trị rong kinh, điều hòa kinh nguyệt và rối loạn nội tiết tố.
Thuốc chống androgen (hay antiandrogen)
- Thuốc sử dụng cơ chế ức chế hoặc đối kháng androgen. Với những ai nổi mụn trứng cá do cường androgen sẽ được chỉ định dùng các thuốc này. Bình thường, hormone androgen được sản sinh nhiều vào thời kỳ dậy thì để thúc đẩy mọc lông mu, nách và kích thích quá trình tổng hợp estrogen.
- Những loại thuốc kháng androgen ( như Spironolactone, Cyproterone,…) sẽ có tác dụng chính là điều hòa hormone trong cơ thể. Nhờ vậy bề mặt da giảm mụn, cải thiện tình trạng rậm lông, rong kinh, kinh không đều,…
Lưu ý gì cần biết khi dùng thuốc trị mụn?
- Tuyệt đối nghe và tuân thủ theo hướng dẫn, yêu cầu của bác sĩ về cách dùng, liều lượng dùng và thời gian sử dụng. Hãy chọn một thời điểm cố định trong ngày để uống thuốc. Như vậy sẽ giúp đảm bảo hiệu quả kháng vi khuẩn, tránh nguy cơ kháng thuốc.
- Không tự ý kết hợp dùng thuốc trị mụn được kê đơn với bất cứ chế phẩm dạng uống nào mà không có yêu cầu từ bác sĩ.
- Uống thuốc đều đặn, đủ liều, hạn chế tình trạng quên uống thuốc vì có thể gây kháng thuốc.
- Áp dụng các biện pháp ngừa thai nếu đang sử dụng thuốc Isotretinoin
- Trong quá trình uống thuốc theo dõi và tái khám để được thăm khám avf đánh giá mức độ đáp ứng từng giai đoạn.
Sản phẩm chứa hoạt chất tốt cho da mụn
Bên cạnh việc uống thuốc trị mụn, người dùng cũng có những sản phẩm kem bôi đặc trị mang tính điều trị mụn hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ hoạt chất trị mụn để biết mình nên dùng hoạt chất nào.
Salicylic acid: mụn đầu đen, giảm sợi bã nhờn, mụn ẩn, da dầu mụn, lỗ chân lông to
Salicylic acid hỗ trợ đánh tan mụn bằng cách giảm sự tích tụ da chết trên mặt và tẩy tế bào chết còn đọng lại nơi các lỗ chân lông. Khả năng thấm sâu và làm sạch lỗ chân lông của salicylic acid giúp nó trở nên đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị mụn.
Benzoyl Peroxide: hỗ trợ điều trị mụn viêm sưng, mụn bọc
Benzoyl Peroxide được sử dụng trong rất nhiều trong các sản phẩm trị mụn. Nguyên tắc của chúng là cách phá vỡ thành acid benzoic và oxy khi chạm vào da. Acid benzoic có nhiều nồng độ từ thấp tới cao, đóng vai trò như một chất tẩy tế bào chết dạng sâu, loại bỏ bã nhờn bên trong lỗ chân lông.
Glycolic acid: Giảm tình trạng da khô, sần sùi, thô ráp, da lão hóa, mụn đầu trắng
Glycolic Acid có nguồn gốc từ mía đường cũng được sử dụng là 1 thành phần trị mụn tự nhiên dùng để tẩy da chết và giảm nhờn cho da.
Azelaic Acid giúp kháng khuẩn và là thành phần hữu ích cho việc làm dịu tình trạng viêm da, tấy đỏ.
Các sản phẩm có chứa Azelaic Acid hỗ trợ điều trị tốt nhất cho bệnh Rosacea – tức tình trạng nổi mụn như mụn trứng cá, da đỏ viêm và xuất hiện nhiều ở trên mặt.
Retinol: thích hợp dành cho mọi loại da
Nổi tiếng với khả năng chống lão hóa, giảm nhăn, thâm nám và cả tình trạng mụn, retinol hoạt động bằng cách tác động tới các tế bào, giúp tế bào hoạt động mạnh hơn, nhanh hơn và quá trình đào thải – thay mới diễn ra nhanh hơn.
Bên cạnh đó, retinol còn giảm sưng tấy, kháng khuẩn nên rất hữu hiệu trong việc trị mụn, giảm tình trạng sẹo để lại do mụn sưng, giảm dầu bã nhờn và thu nhỏ lỗ chân lông.
Tea Tree oil: Dành cho mụn bọc viêm, sưng đỏ li ti, tuýp nhạy cảm – dễ kích ứng, phụ nữ đang mang thai
Tinh dầu từ những chiếc lá trà nổi tiếng với đặc tính kháng khuẩn, làm xẹp mụn, làm lành vết thương cực nhanh.
Mong rằng những chia sẻ về việc mặt bị mụn nên uống thuốc gì đã giúp các chị em có thêm kiến thức nghiên cứu về các sản phẩm theo tình trạng mụn và nhanh chóng lấy lại làn da sạch mụn, sáng bóng. Tuy nhiên, chuyên gia Mega Gangnam xin nhắc lại, bạn không nên tự ý điều trị mụn bằng đường uống mà không có chỉ định từ bác sĩ. Hãy là người tỉnh táo và tìm hiểu thật kỹ trước khi xử lý mụn bằng thuốc bạn nhé! Liên hệ tư vấn Hotline 093 770 6666 để được hỗ trợ chi tiết dịch vụ chăm sóc da và trẻ hóa tại Mega Gangnam.
Các bài viết liên quan
- Top sản phẩm trị mụn ẩn tốt nhất, được ưa chuộng hiện nay
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Dùng kem trị mụn bọc mụn viêm loại nào an toàn và nhanh khỏi?
- Dùng gel trị mụn bọc tại nhà loại nào hiệu quả nhanh?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?