Mặt nạ ánh sáng sinh học là gì? Công dụng và cách dùng gợi ý

Mặt nạ ánh sáng sinh học ngày càng được sử dụng nhiều trong điều trị các vấn da liễu và dẫn thay thế các phương pháp điều trị bằng laser đắt tiền. Vậy mặt nạ sinh học ánh sáng là gì, công dụng và cách dùng ra sao, bài viết sau sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời. 

Mặt nạ ánh sáng sinh học là gì? 

Liệu pháp ánh sáng lần đầu tiên được giới thiệu bởi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). Năm 1995, NASA tiến hành thí nghiệm sử dụng ánh sáng để thúc đẩy sự phát triển của thực vật trong môi trường khắc nghiệt của không gian. Kết quả cho thấy ánh sáng sinh học có khả năng chữa lành vết thương và thúc đẩy quá trình phát triển các tế bào da lên tới 200%. 

Mặt nạ ánh sáng sinh học được ứng dụng cho tới hiện nay đóng vai trò quan trọng giúp điều trị các vấn đề da liễu hiệu quả. Chúng được tạo ra từ 7 màu chủ yếu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với bước sóng trong vùng quang phổ (380-780nm) mà mắt người vẫn nhìn thấy được. 

Mặt nạ ánh sáng sinh học là gì? 

Mặt nạ ánh sáng sinh học là gì – thực chất là dùng bước sóng ánh sáng để điều trị tổn thương và làm đẹp 

Mỗi loại bước sóng tiêu chuẩn phát ra ánh sáng khác nhau, đáp ứng mục đích điều trị của nó.  Khi ánh sáng tiếp xúc các mô da, photon bị hấp thụ sẽ sản sinh các phản ứng enzyme và hoạt động superoxide dismutase. Phản ứng này sẽ kích thích hoạt động tế bào, tạo quá trình chuyển hóa, kích thích da sản sinh collagen và mô xơ. Từ đó thúc đẩy sự thay đổi trong tế bào da, giảm tổn thương và làm dịu, nâng cao năng lực thực bào bạch cầu trong da. 

 Ánh sáng sinh học 7 màu có một số đặc điểm như:

  • Là sự kết hợp của kỹ thuật photomodulation đèn led cực mạnh, cùng với liệu pháp dòng điện cực nhỏ.
  • Băng thông của ánh sáng sinh học thường rộng, với nhiều sắc màu, chuyển ít năng lượng
  • Ánh sáng sinh học được ứng dụng cho nhiều đối tượng hơn so với tia Laser. 
  • Ánh sáng sinh học không gây cảm giác đau, sưng tấy hay tổn thương da, giúp tiết kiệm thời gian điều trị và phục hồi. 

Công dụng của mặt nạ ánh sáng sinh học là gì?

Mặt nạ ánh sáng sinh học 7 màu có nhiều tác dụng và được ứng dụng đặc biệt khi chăm sóc da liễu. 

Ánh sáng đỏ giúp giảm nếp nhăn

Mặt nạ ánh sáng đỏ sở hữu bước sóng 633 nanomet thường dùng để điều trị các vấn đề lớp ngoài của da và biểu bì. 

Ánh sáng sinh học đỏ có thể kích thích da sản sinh một lượng collagen nhất định. Quá trình này còn giúp thúc đẩy sự phát triển các tế bào mới, đồng thời đẩy nhanh quá trình thay mới các tế bào già cỗi ở biểu bì da. 

Da sẽ trở nên mịn màng và đầy đặn sau khi sử dụng ánh sáng đỏ nhờ khả năng bổ sung collagen. Ngoài ra, mặt nạ ánh sáng đỏ cũng có tác dụng nhanh và phù hợp với mọi loại da, phù hợp để điều trị nếp nhăn và trẻ hóa.   

Mặt nạ ánh sáng đỏ giúp giảm nhăn, tăng cường collagen 

Mặt nạ ánh sáng đỏ giúp giảm nhăn, tăng cường collagen

Ánh sáng xanh lục giảm dầu nhờn 

Ánh sáng xanh lục có hiệu quả đáng ngạc nhiên trong việc cải thiện làn da nhờn. So với bước sóng 532nm, ánh sáng xanh cho phép điều chỉnh và ổn định bề mặt da nhờn. Vì thế, bạn có thể cân nhắc dùng mặt nạ ánh sáng xanh để cân bằng độ ẩm, giảm tiết dầu nhờn, đồng thời kích thích đẩy mụn ẩn dễ dàng. 

Ánh sáng xanh lam ngăn ngừa mụn

Liệu pháp sử dụng mặt nạ ánh sáng sinh học xanh lam với bước sóng 415nm được sử dụng để ngăn ngừa hoàn toàn mụn có thể xuất hiện trên da, giúp giải quyết các vấn đề tuyến bã nhờn và lỗ chân lông to.  

Mụn trứng cá xuất hiện chủ yếu do tuyến bã nhờn bít tắc lỗ chân lông. Vì thế, việc giảm thiểu hoạt động và làm sạch tuyến bã nhờn sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn nguy cơ gây mụn.  

Cụ thể, ánh sáng xanh lam cho phép da dịu lại, ngăn ngừa sự mở rộng, giảm viêm nhiễm và tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.  

Ánh sáng xanh dương thích hợp cho da khô 

Anh sáng xanh dương có bước sóng 473nm thích hợp với người có làn da khô,  tác dụng giảm khô da, hỗ trợ tăng cường chức năng bảo vệ hàng rào tự nhiên của da. 

Mặt nạ sinh học ánh sáng màu xanh dương

Mặt nạ sinh học ánh sáng màu xanh dương

Ánh sáng vàng hồi phục da tổn thương  

Mặt nạ ánh sáng vàng có bước sóng từ 565 – 590 nanomet, được dùng để điều trị và phục hồi các tổn thương trên da. Nhờ khả năng kích thích mao mạch và hệ thần kinh, quá trình này sẽ đẩy nhanh sự phục hồi các vùng da bị tổn thương tức thì. 

Ánh sáng vàng có thể đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy tuần hoàn máu và bổ sung năng lượng, tăng cường hệ thống miễn dịch dưới da. Nhiều cơ sở làm đẹp ứng dụng mặt nạ ánh sáng vàng để cải thiện khả năng hấp thụ oxy, loại bỏ độc tố trên da, giải quyết nhiều vấn đề cho da hỗn hợp.

Ánh sáng tím tăng hệ miễn dịch cho làn da

Ánh sáng tím có bước sóng dài 380-420 nm, là sự kết hợp của hai loại ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ, mang lại hiệu quả điều trị da tuyệt vời. Đây là mặt nạ nhẹ thường được dùng để điều trị mụn và giảm các loại sẹo mụn cứng đầu. 

Ánh sáng tím cũng là một loại ánh sáng đặc biệt trong làm đẹp, hỗ trợ thúc đẩy tuần hoàn và chức năng hệ thống miễn dịch. Nhờ đó, khi sử dụng, quá trình trao đổi oxy diễn ra thuận lợi hơn, các độc tố trong da được loại bỏ, bề mặt da sẽ trở nên sáng mịn và săn chắc hơn. 

Công dụng của mặt nạ ánh sáng sinh học màu tím

Công dụng của mặt nạ ánh sáng sinh học màu tím

Ánh sáng trắng cải thiện da chảy xệ

Ánh sáng trắng nằm trong số mặt nạ ánh sáng sinh học đặc biệt, vì nó là sự kết hợp của nhiều loại ánh sáng, tăng khả năng điều trị mọi vấn đề da. Cụ thể trong việc điều trị căng thẳng, giảm nếp nhăn và thư giãn da. 

Trong quá trình điều chế, ánh sáng sinh học trắng sẽ thâm nhập sâu vào da và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của tế bào da. Nhờ đó, làn da cũng được loại bỏ độc tố một cách hiệu quả. Ánh sáng trắng còn giúp ích rất nhiều trong việc điều trị các bệnh về xương khớp, hệ tiêu hóa.  

>> Xem thêm: Các loại đai nâng cơ mặt Hàn Quốc hiệu quả tốt

Cách dùng mặt nạ ánh sáng sinh học ra sao? 

Cách dùng mặt nạ ánh sáng sinh học đúng cách

Cách dùng mặt nạ ánh sáng sinh học đúng cách

Liệu pháp sử dụng mặt nạ ánh sáng sinh học thông qua cách chiếu đèn được dùng khá đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên được tư vấn thực hiện bởi các bác sĩ da liễu trước khi có ý định sử dụng tại nhà. 

Bước 1: Bạn cần làm sạch da bằng sữa rửa mặt, sau đó tẩy tế bào chết bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ. Lưu ý, không dùng các sản phẩm làm sạch dạng hạt tránh nguy cơ da mẩn đỏ, kích ứng do ma sát trong quá trình rửa mặt.  

Bước 2: Thực hiện xông hơi cho lỗ chân lông giãn nở để làm sạch sâu các vị trí lỗ chân lông, đảm bảo dưỡng chất thấm sâu hơn. 

Bước 3: Vệ sinh sạch thiết bị chiếu sáng sinh học hoặc mặt nạ bằng bông sát khuẩn trước khi chiếu đèn. 

Bước 4: Bật máy chiếu đèn hoặc mặt nạ ánh sáng sinh học rồi chọn chế độ phù hợp với nền da của bạn. 

Bước 5: Hoàn thành bước chăm sóc da bằng mặt nạ ánh sáng, chăm sóc da bằng các bước dưỡng ẩm tiếp theo. 

Một số lưu ý dùng mặt nạ ánh sáng sinh học

Thông thường, việc sử dụng mặt nạ ánh sáng sinh học sẽ được thực hiện nhiều ở các cơ sở thẩm mỹ, spa và bệnh viện da liễu. Tuy nhiên, hiện nay cũng đã có các thiết bị hỗ trợ sử dụng ánh sáng sinh học tại nhà. Bạn cần lưu ý: 

  • Nên vệ sinh máy mặt nạ bằng cồn sát khuẩn trước và sau mỗi lần bạn sử dụng. 
  • Cần đeo kính bảo vệ hỗ trợ mắt trong quá trình sử dụng 
  • Sử dụng theo tần suất vừa phải, không quá lạm dụng 
  • Sau khi điều trị bằng mặt nạ ánh sáng sinh học, bạn cần tiếp tục các bước dưỡng và bảo vệ da bằng kem chống nắng. 

>> Xem thêm: Tự làm mặt nạ kiwi dưỡng da khỏe & đẹp tại nhà

Trên đây là những chia sẻ về mặt nạ ánh sáng sinh học thích hợp để các chị em tìm hiểu và làm đẹp. Tại các cơ sở thẩm mỹ, quy trình này có thể bổ sung thêm một số bước chuyên sâu khác để đảm bảo hiệu quả liệu trình. Bạn có thể tìm hiểu thêm các giải pháp chăm sóc da liên quan thông qua HOTLINE 093 770 6666

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest


0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds