Mặt nạ nên đắp bao lâu 1 lần? Đắp nhiều có hại gì không?
Mặt nạ là sản phẩm chăm sóc da mặt vô cùng quen thuộc và được áp dụng phổ biến trong quy trình chăm sóc da mặt của người Châu Á. Tuy nhiên, vì chứa quá nhiều dưỡng chất, độ đậm đặc cao và tương tác mạnh với làn da nên đa số các loại mặt nạ không được khuyến nghị sử dụng hàng ngày. Bạn chỉ nên dùng mặt nạ 1-3 lần/tuần, tùy thuộc vào từng sản phẩm và đặc tính của làn da!
Việc đắp mặt nạ là một phương pháp được khuyến nghị giúp tẩy tế bào chết, kiểm soát bã nhờn, bổ sung các dưỡng chất cần thiết và mang đến nhiều lợi ích cho da. Tuy nhiên, đa phần các loại mặt nạ chăm sóc da mặt đều chứa nhiều dưỡng chất, có kết cấu đặc nên không được khuyến nghị sử dụng nhiều lần trong tuần. Tham khảo bài viết này để được giải đáp mặt nạ nên đắp bao lâu 1 lần và những lưu ý quan trọng cần áp dụng ngay!
Mặt nạ nên đắp bao lâu 1 lần?
Tần suất sử dụng mặt nạ nên được áp dụng dựa trên loại mặt nạ và đặc điểm của làn da. Có những sản phẩm chỉ nên đắp 1 lần/tuần, trong khi một vài loại mặt nạ có thể dùng hàng ngày. Việc sử dụng mặt nạ đúng cách giúp chúng ta tận dụng được những lợi ích tuyệt vời của sản phẩm và hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mặt nạ nên đắp bao lâu 1 lần:
Phân biệt thời gian đắp mặt nạ theo từng loại
+ Mặt nạ giấy (2-3 lần/tuần): Loại mặt nạ này khá phổ biến, chủ yếu cung cấp các thành phần cấp ẩm, làm dịu hoặc dưỡng sáng như mặt nạ HA, Vitamin C, Ceramides, chiết xuất thảo mộc… Sản phẩm này khá lành tính, dịu nhẹ nhưng do lượng dưỡng chất dồi dào nên cần tránh dùng quá nhiều lần để hạn chế tình trạng da quá tải.
+ Mặt nạ dạng gel hoặc kem (1-2 lần/tuần): Đây là loại mặt nạ cung cấp dưỡng chất sâu cho da, thường có tính chất và thành phần tương tự kem dưỡng nhưng đậm đặc hơn. Do đó, nếu trong quy trình chăm sóc da đã đầy đủ các bước thì chỉ dùng loại mặt nạ này 1-2 lần/tuần.
+ Mặt nạ bùn hoặc đất sét (1-2 lần/tuần): Dòng mặt nạ này thường chứa bùn khoáng hoặc đất sét, có khả năng hút dầu thừa, bã nhờn và se khít lỗ chân lông hiệu quả nên đặc biệt phù hợp cho da dầu, da hỗn hợp thiên dầu. Dù vậy, đắp mặt nạ đất sét nhiều lần có khả năng gây khô da, kích ứng nên cần hạn chế.
+ Mặt nạ ngủ (dùng hàng ngày): Đây là loại mặt nạ dưỡng da thường được áp dụng vào cuối quy trình làm đẹp và có thể thay thế kem dưỡng ẩm. Mặt nạ ngủ có chức năng chính là khóa ẩm và bổ sung một số hoạt chất nên khá lành tính, dùng được hàng ngày.
Mặt nạ thiên nhiên tự làm tại nhà (1-2 lần/tuần): Việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên (dưa leo, cà chua, bơ, mật ong) để làm mặt nạ vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, giống như đa số các loại mặt nạ khác, sử dụng nhiều trên da mặt có khả năng gây phản tác dụng, kích ứng hoặc bắt nắng nhanh hơn nên chỉ dùng 1-2 lần/tuần.
Mặt nạ nên đắp bao lâu 1 lần? Phân biệt theo đặc điểm da
+ Da khô: Tình trạng da khô, thiếu dưỡng chất, cần bổ sung nhiều hoạt chất có lợi cho quá trình phục hồi nên cân nhắc đắp mặt nạ giấy khoảng 2-3 lần/tuần. Hoặc cũng có thể sử dụng mặt nạ ngủ hàng ngày.
+ Da dầu: Trường hợp da có nhiều dầu thừa, bã nhờn và lỗ chân lông to có thể cân nhắc dùng mặt nạ đất sét từ 2-3 lần, tránh dùng các loại mặt nạ dưỡng có kết cấu quá đặc vì dễ gây mụn.
+ Da nhạy cảm: Tình trạng da nhạy cảm, dễ kích ứng thường khó lựa chọn mỹ phẩm chăm sóc da phù hợp. Nếu sử dụng mặt nạ thì nên lựa chọn các sản phẩm có bảng thành phần dịu nhẹ, thuần thiên nhiên, không gây kích ứng và chỉ dùng 1 lần/tuần.
+ Da mụn: Có thể cân nhắc dùng mặt nạ kháng khuẩn, chống viêm, trị mụn cho các trường hợp bị mụn thường (không có vết thương hở, không tấy đỏ, không chứa dịch) và áp dụng khoảng 1 lần/tuần.
Điều gì sẽ xảy ra khi đắp mặt nạ quá thường xuyên?
Đắp mặt nạ quá nhiều lần không những không mang đến lợi ích cho làn da mà còn có khả năng dẫn đến một số phản ứng xấu không mong muốn, cụ thể như sau:
Xuất hiện các dấu hiệu kích ứng: Việc đắp mặt nạ thường xuyên, đặc biệt là với các loại mặt đất sét hoặc chứa thành phần tẩy tế bào chết mạnh như AHA, BHA. Làn da có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ kích ứng mạnh. Các biểu hiện thường thấy trong trường hợp này bao gồm: da căng rát, tấy đỏ, nổi mẩn, có khả năng sưng viêm. Áp dụng việc đắp những loại mặt nạ này lâu dài còn có nguy cơ bào mòn da, giãn mạch, tăng nguy cơ xuất hiện nám tàn nhang, da lão hóa sớm…
Mất cân bằng độ ẩm da mặt: Dùng mặt nạ cấp ẩm (dạng giấy, mặt nạ gel, mặt nạ ngủ), bổ sung quá nhiều dưỡng chất, có thể khiến da mặt bị phụ thuộc, quen với việc được cung cấp độ ẩm liên tục. Điều này vô tình làm giảm khả năng tự điều tiết và cân bằng dầu – nước trên bề mặt da. Về lâu dài tình trạng khiến cho da mặt luôn bị khô, ở trong trạng thái thiếu nước, thiếu sức sống.
Tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn: Một số loại mặt nạ, chẳng hạn như loại mặt nạ đất sét (bao gồm cả dạng rửa và dạng lột) nếu sử dụng quá thường xuyên có thể gây mất nước, khiến da khô căng sau khi dùng. Trong khi đó, việc da có biểu hiện khô quá lâu, thúc đẩy tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn để bù đắp độ ẩm. Từ đó, gây ra hiện tượng tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn.
Tổn thương hàng rào bảo vệ da: Mặt nạ treatment, sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc một số mặt nạ tự làm tại nhà có khả năng chứa các thành phần tẩy rửa mạnh. Nếu sử dụng liên tục, quá nhiều lần có khả năng dẫn đến tình trạng suy yếu hàng rào tự nhiên, bào mòn lớp màng lipid, làm gia tăng mức độ nhạy cảm khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Điều này có thể biến các bạn da thường, da khô, da dầu trở thành da nhạy cảm mỏng yếu chỉ sau vài lần đắp mặt nạ.
Quy tắc “vàng” giúp làm đẹp da từ mặt nạ hiệu quả hơn
Có thể thấy rằng dù sử dụng bất kỳ sản phẩm làm đẹp nào đi chăng nữa thì điều quan trọng nhất vẫn là sự phù hợp và áp dụng đúng cách. Dưới đây là một số khuyến nghị từ các chuyên gia da liễu mà bạn không thể bỏ lỡ để tối ưu hóa hiệu quả của những loại mặt nạ dưỡng da:
Quy tắc số 1: Chọn mặt nạ phù hợp nhất với làn da
Không phải loại mặt nạ nào cũng tốt và dùng sản phẩm nào cũng hiệu quả. Cần xác định bạn thuộc nhóm da nào và có vấn đề gì để dùng mặt nạ cho đúng cách. Theo đó, da khô, da thường và ít khuyết điểm nên dùng loại mặt nạ dưỡng ẩm. Trong khi da dầu, da bị mụn không viêm nên dùng mặt nạ đất sét, mặt nạ kháng viêm. Trường hợp da lão hóa nên cân nhắc đến các sản phẩm treatment hoặc một số loại mặt nạ chống lão hóa cao cấp.
Quy tắc số 2: Tuân thủ yêu cầu về thời gian đắp mặt
Việc đắp mặt nạ trong bao lâu cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi lựa chọn sản phẩm này để chăm sóc da mặt. Theo các chuyên gia da liễu, bạn cần duy trì việc đắp mặt từ 10 – 20 phút, tùy vào loại mặt nạ để các dưỡng chất thẩm thấu tốt vào da. Đắp mặt quá lâu thường không tốt và có khả năng gây hại. Nhất là với các trường hợp dùng mặt nạ bùn khoáng đất sét, mặt nạ treatment.
Quy tắc số 3: Chăm sóc trước và sau khi đắp mặt đúng cách
Trước khi sử dụng mặt nạ cần tẩy trang thật kỹ và sử dụng sữa rửa mặt phù hợp với làn da để loại bỏ tất cả bụi bẩn, tạp chất. Nếu da quá dày sừng, đổ dầu liên tục, có thể cân nhắc tẩy tế bào chết hóa học trước khi đắp mặt (mặt nạ dưỡng ẩm). Bên cạnh đó, cần đắp mặt nạ trên nền da ẩm và sau khi đắp mặt nên rửa lại với nước sạch. Đừng quên áp dụng các bước chăm sóc da chuyên sâu phía sau để cải thiện làn da hiệu quả hơn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin giải đáp nên đắp mặt nạ bao lâu 1 lần. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng để lại câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp với các chuyên gia da liễu của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mặt nạ bơ có tác dụng gì? Đắp mỗi ngày có tốt không?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?
- Khám phá 5+ loại mặt nạ lựu đỏ cho da bừng sáng, láng mịn
- 5+ Cách trị mụn đầu đen bằng nước vo gạo hiệu quả cực tốt
- 9 lợi ích của mặt nạ sữa chua và cách làm hiệu quả tại nhà