Mặt nạ tía tô sữa chua có tác dụng gì? Nên sử dụng không?
Mặt nạ tía tô sữa chua cung cấp nhiều lợi ích cho da mặt như dưỡng sáng, giảm thâm sạm, cải thiện tình trạng lỗ chân lông, ức chế melanin và chống lão hóa. Có thể cân nhắc đưa loại mặt nạ này vào quy trình chăm sóc da mặt hàng tuần. Tuy nhiên, nếu đắp mặt nạ bị kích ứng hoặc không hiệu quả nên cân nhắc đến các loại mặt nạ dưỡng da khác hiệu quả tốt và an toàn hơn!
Sự kết hợp giữa tía tô và sữa chua là một trong những công thức làm mặt nạ dưỡng da kinh điển được nhiều chị em áp dụng. Tuy nhiên, hiệu quả của loại mặt nạ này còn là một ẩn số và chưa được chứng minh rõ ràng bởi các nghiên cứu khoa. Nếu các bạn đang tìm hiểu thông tin mặt nạ tía tô sữa chua có tác dụng gì. Hãy cùng theo dõi ngay trong bài viết dưới đây để được chuyên gia giải đáp chi tiết!
Mặt nạ tía tô sữa chua có tác dụng gì?
Mặt nạ tía tô sữa chua với nguyên liệu đơn giản, dễ tìm, dễ thực hiện từ lâu đã được các chị em tin dùng tại nhà. Nhìn chung, cả 2 nguyên liệu đều chứa những thành phần dưỡng chất tuyệt vời, có lợi cho sức khỏe và làn da. Để hiểu rõ hơn về thông tin mặt nạ tía tô sữa chua có tác dụng gì hãy cùng khám phá ngay:
1. Thành phần dưỡng chất và công dụng:
Lá tía tô:
Chứa hàm lượng vitamin nhóm A, B, C, E cực kỳ cao. Cùng với đó là các khoáng chất vi lượng thiết yếu như: magie, canxi, kali… Đây đều là những thành phần có khả năng chống oxy hóa, nuôi dưỡng và làm dịu làn da hiệu quả.
Cung cấp rosmarinic acid tự nhiên, đây là một loại hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn tồn tại nhiều trong lá tía tô. Giúp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, giảm sưng viêm và các dấu hiệu kích ứng da.
Bổ sung anthocyanin, cũng là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp tăng sức đề kháng tự nhiên, chống lại sự tấn công của tia UV, giảm thâm sạm, ức chế melanin
Sữa chua:
Bổ sung axit lactic (AHA tự nhiên) cho khả năng tẩy tế bào sừng, loại bỏ các tế bào chết, bụi bẩn, vi khuẩn, giúp cải thiện sắc tố và làm sạch da hơn.
Chứa hàng tỷ lợi khuẩn probiotics giúp cân bằng hệ vi sinh trên bề mặt da, ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng của các vi khuẩn có hại, đặc biệt là P.acnes gây mụn.
Chứa protein, collagen và vitamin giúp tăng khả năng cấp ẩm, giữ nước, đảm bảo làn da luôn mềm mại, mịn màng.
2. Công dụng chính của mặt nạ tía tô sữa chua:
Dưỡng da trắng sáng: Thành phần vitamin C, E có trong lá tía tô, kết hợp các hoạt chất chống oxy hóa và axit lactic giúp giảm thiểu sự tích tụ hắc tố melanin. Điều này góp phần làm mờ vết thâm sạm, thâm đỏ và kích thích tái tạo tế bào mới nhanh hơn.
Se khít lỗ chân lông: Axit lactic chứa nhiều trong sữa chua không đường giúp loại bỏ bụi bẩn, tế bào chết, bã nhờn tích tụ dưới lỗ chân lông. Điều này giúp cho khu vực lỗ chân lông thông thoáng, thu nhỏ kích thước và giảm tiết dầu, hạn chế tình trạng da bóng nhờn.
Chống lão hóa sớm: Các chất chống oxy hóa mạnh mẽ tồn tại trong bảng thành phần của lá tía tô giúp kích thích tăng sinh tế bào mới, thúc đẩy tế bào sản xuất nhiều collagen, elastin. Về lâu dài, điều này góp phần làm giảm nếp nhăn li ti, tăng độ đàn hồi cho da.
Giảm mụn trứng cá: Tía tô đặc biệt chứa nhiều hoạt chất có tính chống viêm, kháng khuẩn tự nhiên. Đó cũng là lý do, thảo dược này được ứng dụng cho các mục đích điều trị bệnh. Đối với làn da, dùng mặt nạ tía tô sữa chua giúp làm mềm da, giảm sưng tấy, làm dịu các nốt sưng viêm do mụn hiệu quả.
Tìm hiểu chi tiết: Đắp mặt nạ lá tía tô và sữa chua có tác dụng gì?
Dùng mặt nạ lá tía tô sữa chua có tác dụng phụ gì không?
Mặc dù, dùng mặt nạ lá tía tô sữa chua thường được đánh giá là lành tính, an toàn với da mặt. Nhưng một số người có thể bị kích ứng nhẹ với một hoặc cả hai thành phần này. Biểu hiện bao gồm: ngứa, rát, đỏ da, nổi mẩn, xuất hiện các nốt mụn… Điều này chủ yếu xuất phát từ tình trạng da mặt quá nhạy cảm, có cơ địa dễ dị ứng, nguyên liệu làm mặt nạ có vấn đề hoặc áp dụng cách chăm da không đúng phương pháp.
Trước khi tìm ra nguyên nhân chính cho vấn đề bạn đang gặp phải, chúng ta cũng cần nhanh chóng có biện pháp khắc phục để tránh tình trạng kích ứng nặng, diễn biến phức tạp hơn. Cách xử lý được áp dụng trong trường hợp này như sau:
Bước 1: Ngưng sử dụng mặt nạ tía tô sữa chua ngay lập tức.
Bước 2: Rửa mặt sạch với nước ấm hoặc nước muối sinh lý.
Bước 3: Tiến hành chườm mát da mặt bằng khăn mềm bọc đá lạnh khoảng 2-3 phút.
Bước 4: Bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ chiết xuất thiên nhiên như lô hội, hoa cúc.
Bước 5: Theo dõi diễn biến của làn da, nếu cảm giác đau rát không giảm đi sau 8 tiếng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
Nhìn chung, để sử dụng mặt nạ tía tô sữa chua một cách an toàn và hiệu quả, cần thử nghiệm trước ở da tay rồi mới dùng cho mặt. Đồng thời, bạn cũng cần đảm bảo mình có làn da khỏe mạnh, không có tiền sử dụng ứng với bất kỳ thành phần nào có trong các nguyên liệu trên. Ngoài ra, khi làm mặt nạ tại nhà cũng cần tay sạch sạch sẽ, khử trùng dụng cụ và sử dụng nguyên liệu tươi mới, đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, chỉ nên dùng loại mặt nạ này 1-2 lần trong tuần và mỗi lần tối đa 15 phút.
Đắp mặt nạ sữa chua và tía tô không hiệu quả là do đâu?
Có khá nhiều trường hợp sử dụng mặt nạ tía tô sữa chua lâu dài nhưng không đạt hiệu quả như mong muốn. Điều này được các chuyên gia lý giải là do cơ địa da không tương thích với các thành phần trong mặt nạ. Vấn đề này khá phổ biến do liên quan đến các hoạt động hóa sinh của mỗi người. Không chỉ vậy, có một số yếu tố cũng góp phần làm giảm hiệu quả của mặt nạ như chất lượng nguyên liệu không đảm bảo, đắp mặt nạ quá nhanh hoặc quá lâu, chưa chú trọng chăm sóc da, dưỡng ẩm sau khi đắp mặt.
Đối với các trường hợp xuất phát từ yếu tố khách quan, chỉ cần đảm bảo lựa chọn nguyên liệu tốt, làm mặt nạ đúng cách, chăm sóc da, dưỡng ẩm và chống nắng cẩn thận. Tuy nhiên, nếu dùng mặt nạ không hiệu quả bắt nguồn từ cơ địa, có thể cân nhắc sử dụng một số loại mặt nạ khác tự làm tại nhà như:
Công thức 1: Mặt nạ bột yến mạch sữa tươi không đường
Thành phần: Bột yến mạch nguyên chất, sữa tươi không đường.
Công dụng: Tăng cường độ ẩm cho da, làm sạch tế bào chết, cải thiện các vấn đề về lỗ chân lông và chống lão hóa sớm.
Cách thực hiện:
+ Trộn đều 1 thìa bột yến mạch cùng với 30ml sữa tươi không đường.
+ Thoa hỗn hợp mặt nạ lên bề mặt sau khi làm sạch da, massage nhẹ nhàng.
+ Giữ lớp mặt nạ tối đa 15-20 phút, sau đó rửa mặt sạch với nước ấm.
+ Dùng toner để cân bằng độ pH, sau đó thoa serum và kem dưỡng da.
Công thức 2: Mặt nạ cà chua kết hợp mật ong nguyên chất
Thành phần chính: Cà chua, mật ong.
Công dụng: Làm dịu da, giảm kích ứng, giảm tích tụ melanin trên bề mặt, giúp da sáng avf đều màu hơn. Đồng thời, ngăn chặn sự tấn công của các gốc tự do và chống lão hóa.
Cách thực hiện:
+ Bóc tách vỏ cà chua, xay nhuyễn ½ quả.
+ Trộn đều phần cà chua thành phần với 1 thìa mật ong.
+ Rửa sạch da và thoa đều hỗn hợp lên da mặt khoảng 15 phút.
+ Làm sạch da với nước ấm, dùng toner và các bước dưỡng tiếp theo.
Công thức 3: Mặt nạ dưa leo nguyên chất
Thành phần chính: Dưa leo.
Công dụng: Làm mát da, giảm kích ứng, cung cấp độ ẩm tự nhiên, cải thiện quầng thâm dưới mắt và se khít lỗ chân lông. .
Cách thực hiện:
+ Chọn 1 quả dưa leo tươi, vỏ xanh, có đường vân trắng, ngâm nước muối loãng.
+ Cắt dưa leo thành những lát thật mỏng hoặc xay nhuyễn.
+ Đắp những lát dưa chuột thật đều lên da mặt hoặc thoa hỗn hợp nước ép dưa chuột xay nhuyễn và giữ trong 15 phút.
+ Rửa sạch da với nước mát, thoa toner và các sản phẩm cấp ẩm phía sau.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp thông tin giải đáp mặt nạ tía tô sữa chua có tác dụng gì. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn nữa về các phương pháp làm đẹp khoa học. Vui lòng liên hệ trực tiếp với đội ngũ chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- 7 công thức mặt nạ collagen tự chế dưỡng da siêu tốt
- 10 loại mặt nạ tự chế trị lỗ chân lông to cho da láng mịn
- 5 cách làm mặt nạ củ cải đường dưỡng trắng da hiệu quả
- 10 cách làm mặt nạ bơ trị nám sáng da dễ áp dụng
- Cách làm mặt nạ bơ với sữa tươi dưỡng da hiệu quả
- 9+ công thức mặt nạ chanh giúp dưỡng da trắng mịn siêu hiệu quả
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?