Mặt thường xuyên nổi mụn là vấn đề gì?
Mặt thường xuyên nổi mụn có thể là dấu hiệu của sự cản trở trong quá trình tiết dầu của da, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và vi khuẩn phát triển. Các nguyên nhân có thể bao gồm stress, chế độ ăn uống không lành mạnh, hormone không cân đối, và vi khuẩn gây mụn. Để giải quyết vấn đề này, việc duy trì chế độ ăn uống cân đối, giảm stress, và chăm sóc da đúng cách là rất quan trọng.
Các tác động từ môi trường sống và những vấn đề bên trong cơ thể khiến cho làn da bị ảnh hưởng khá nhiều. Hiện tượng nổi mụn trên khuôn mặt cũng xuất phát từ những yếu tố ngoại quan hoặc nội tiết tố. Tuy nhiên, nhiều người không thật sự quan tâm đến tầm ảnh hưởng của mụn trên mặt. Theo các nghiên cứu y khoa, mặt mụn và vị trí xuất hiện cảnh báo nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu chúng ta không tìm hiểu rõ nguyên nhân và có sự can thiệp sớm thì rất có khả năng các nốt mụn sẽ phát triển nhanh hơn, lan rộng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Mặt mụn là tình trạng như thế nào? Có khắc phục được sớm hay không?
Mụn là vấn đề gì?
Mụn là những đốm nhỏ nổi cộm trên bề mặt hoặc ẩn sâu dưới lớp biểu bì, có thể có chứa nhân mụn hoặc không. Mụn xuất hiện ở nhiều nơi trên cơ thể từ mặt cho đến cổ, ngực, lưng, mông… Tùy theo loại mụn hoặc cơ địa của mỗi người mà hiện tượng này có thể đi kèm cảm giác đau nhức, đỏ tấy hoặc bị viêm.
Tình trạng mụn thậm chí có khả năng phát triển nặng hơn như có chứa máu, mủ và các vi khuẩn gây hại với khả năng lây lan cực nhanh. Đây là một bệnh lý da liễu, nếu không có biện pháp can thiệp nhanh chóng, kịp thời, bạn có thể sẽ phải đối diện với tình trạng nhiễm trùng máu, sẹo vĩnh viễn… Bên cạnh đó, mụn trên mặt có khả năng biểu hiện một số bệnh lý nghiêm trọng bên trong cơ thể. Nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra nếu mụn bỗng nhiên xuất hiện, trở nặng nhanh chóng và không thể điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các nốt mụn
Mụn xuất hiện nhiều trên cơ thể và gây ra những ảnh hưởng lớn nhất tại khu vực da mặt. Hiện tượng này có thể hình thành trên da bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện mụn trên mặt là gì?
- Mụn di truyền: Cũng như nhiều bệnh lý khác bên trong cơ thể, mụn có thể xuất hiện bắt nguồn từ các yếu tố mang tính di truyền. Đặc điểm này thường được truyền lại từ bố mẹ ruột – những người có cấu trúc gen tương đồng với người sở hữu.
- Mụn hình thành do môi trường: Tình trạng ô nhiễm khí hậu, nguồn nước và không khí là vấn đề mang tính toàn cầu. Việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường sống nhiều khói bụi, ô nhiễm và các tạp chất khiến da mặt nhanh chóng xuất hiện mụn, tổn thương, lão hóa da.
- Mụn do rối loạn nội tiết: Mụn xuất hiện nhiều ở phụ nữ một phần gây ra bởi tình trạng rối loạn nội tiết tố và các hormone trong cơ thể. Theo đó, những thời kỳ đặc biệt cơ thể tự động chuyển hóa nhiều loại hormone, sự biến động này khiến cho da mặt bị nổi mụn.
- Mụn do sử dụng mỹ phẩm: Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người, giúp chúng ta tôn lên được những đường nét sẵn có và che đi nhiều khuyết điểm. Tuy nhiên, sử dụng mỹ phẩm sai cách, không phù hợp với đặc điểm làn da hoặc mỹ phẩm kém chất lượng hoàn toàn có khả năng hình thành mụn.
- Mụn xuất hiện do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi bất hợp lý: Có bao giờ bạn nhận ra sau một đêm da mặt bỗng nhiên hình thành mụn một cách bất thường mà trước đó không có bất kỳ dấu hiệu nào? Thực tế chứng minh nguồn năng lượng, dinh dưỡng nạp vào trong cơ thể cùng với chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng khá nhiều đến da mặt. Nếu không đáp ứng đủ các yêu cầu của cơ thể bạn sẽ nhanh chóng đối mặt với các nốt mụn xấu xí trên mặt.
- Mụn do bệnh lý: Nhiều khả năng mụn xuất hiện không phải là một bệnh lý ngoài da mà xuất phát từ những vấn đề tiêu cực của các hệ cơ quan trong cơ thể. Hệ bài tiết qua da bị ảnh hưởng, nổi nhiều mụn cho thấy gan, thận hoặc hệ tiêu hóa đang gặp phải một số vấn đề hoặc bị nhiễm độc mà không thể tự đào thải hết ra bên ngoài.
Những loại mụn trên mặt và các dấu hiệu nhận biết
Về cơ bản, mụn tồn tại 2 nhóm chính với các đặc điểm khác nhau và khả năng phát triển không tương đồng. Mụn không viêm thường không quá nguy hiểm nhưng khó điều trị trong khi mụn có viêm rất nhanh chóng trở nặng, có thể để lại sẹo, nếu được điều trị đúng cách sẽ rất nhanh khỏi. Căn cứ vào các dấu hiệu của mụn để chủ động điều trị hoặc tham khảo ý kiến của các bác sĩ là lựa chọn đúng đắn nhất. Nhận biết các dấu hiệu của các loại mụn trên da mặt như sau:
Nhận biết đặc điểm các loại mụn điển hình trên da mặt
Mụn không viêm
Mụn không viêm là những nốt mụn nhỏ, hình thành chủ yếu trên da mặt tạo ra những đám mụn li ti, có chứa nhân nhưng không bị sưng viêm hay tấy đỏ. Đây là loại mụn thuộc cấp độ nhẹ, sự tắc nghẽn bên trong lỗ chân lông do dầu thừa, bụi bẩn hoặc vi khuẩn là nguyên nhân lớn nhất khiến da mặt bị mụn. Các loại mụn không viêm thường gặp nhất bao gồm:
- Mụn đầu đen: Là những nốt mụn có phần nhân trồi lên trên với màu đen sẫm, có thể có chứa sợi bã nhờn. Các tạp chất tồn tại trong lỗ chân lông bị đẩy lên trên bề mặt, khi tiếp xúc với không khí tạo ra phản ứng oxy hóa đã dẫn đến màu đen của một phần nhân mụn như chúng ta thường thấy. Đi cùng với mụn đầu đen là tình trạng lỗ chân lông to, đổ nhiều dầu và dễ bít tắc nên rất khó để điều trị dứt điểm.
- Mụn đầu trắng: Loại mụn này có tính chất tương tự như các nhân mụn li ti, tuy nhiên đầu mụn màu trắng thường không trồi lên quá nhiều trên bề mặt da mà vẫn nằm dưới lớp biểu bì. Mụn không gây cảm giác đau nhức, có kích thước khá nhỏ và tạo cảm giác da mặt mụn sần sùi.
- Mụn ẩn: Những nốt mụn nằm ẩn sâu dưới bề mặt da, không có quá nhiều biểu hiện ra bên ngoài nhưng thường tạo thành từng đám và lây lan nhanh. Mụn ẩn khó quan sát được bằng mắt thường và chỉ có thể nhận ra khi chúng ta sờ bằng tay. Cũng bởi vị trí nằm quá sâu dưới da nên rất khó để điều trị các nốt mụn ẩn trên mặt nếu không có phương pháp phù hợp.
Xem thêm: Mụn mọc ở cằm: Nguyên nhân & Cách điều trị
Mụn gây viêm
Mức độ nguy hiểm hơn của các nốt mụn không gây viêm đó chính là tình trạng mụn sưng đỏ, viêm nhiễm có nguy cơ phát tán nhanh và đi kèm với các biểu hiện đau nhức, châm chích trên da mặt. Kiểm soát mụn viêm cần quan tâm đến nhiều vấn đề, tránh tình trạng các nốt mụn bị kích ứng hoặc hình thành sẹo lõm, sẹo thâm sau khi vết thương lành lại. Dấu hiệu nhận biết các nốt mụn đỏ, mụn viêm như sau:
- Mụn bọc: Đây là những nốt mụn có chứa nhiều dịch mủ trắng hoặc vàng, gây sưng viêm, đau nhói và ẩn dưới một lớp da cực mỏng. Loại mụn này thường có kích thước lớn, có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc mọc thành cụm tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra. Thời gian đầu mụn bọc thường khá cứng nhưng sau một thời gian, khi trở nặng mụn rất dễ vỡ và có nguy cơ cao gây sẹo lõm.
- Mụn nhọt: Hiện tượng mụn nhọt thường gây ra bởi một số vi khuẩn gây hại, tạo cảm giác sưng đau, nhức nhối dữ dội. Xung quanh mụn nhọt thường có màu đỏ, có chứa mủ và kích thước lớn dần theo thời gian. Phần đầu mụn thường có màu trắng, lớp dịch mủ tăng dần theo thời gian, rất dễ bị vỡ bởi những kích thích hoặc va chạm thông thường. Nếu mụn nhọt phát triển quá lớn, bạn nhất định phải đến các cơ sở y tế để chích nhân mụn ra ngoài, tránh trường hợp mụn tiếp tục gây đau, ảnh hưởng đến cuộc sống.
- Mụn nang: Là một biến thể khác của mụn trứng cá trên da, mụn nang trong y khoa có thể được xem là một dạng u nang thể nhẹ. Loại mụn này phát triển sâu phía dưới bề mặt, tại vị trí nang lông, tạo ra những u cục có kích thước lớn dần. Mụn nang có kích thước lớn, chứa nhiều dịch mủ và có khả năng gây nhiễm trùng rất cao.
Bên cạnh những nhóm mụn đã kể trên, da mặt và một số vùng da trên cơ thể có khả năng xuất hiện một số loại mụn với cấu tạo khác biệt như mụn cóc, mụn đinh râu hay mụn thịt. Do đặc điểm và nguyên lý xuất hiện trên bề mặt không tương đầu và việc điều trị theo những hướng y khoa phức tạp nên chúng tôi không xếp vào một trong hai nhóm đã đề cập ở trên.
Vị trí mặt mụn cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng
Trên thực tế, sự xuất hiện của mụn có thể bắt nguồn từ các bệnh lý bên trong cơ thể và là dấu hiệu cảnh báo thể hiện khả năng phát triển của các chứng bệnh này. Một khi mụn xuất hiện trên mặt và ngày càng dày đặc, điều đó có nghĩa cơ thể của bạn đang ở mức đáng báo động. Vị trí xuất hiện cho chúng ta thấy một số vấn đề cụ thể như sau:
Vị trí mụn xuất hiện cung cấp các thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe
- Mụn xuất hiện ở khu vực giữa hai đầu lông mày hay còn gọi là ấn đường, cho thấy hệ thống bài tiết, đào thải độc tố trong cơ thể gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Theo đó, người bệnh có thể đang gặp phải một số hội chứng suy gan, chức năng gan suy giảm. Điều này càng trở nên chắc chắn hơn nếu đi kèm biểu hiện đau tức ở vùng ngực phía bên trái theo cơn.
- Mụn hình thành ở khu vực thái dương thường khá hiếm gặp nhưng không phải là không có. Theo đó, nếu cơ thể dung nạp quá nhiều chất béo tự do, đồ ăn không đảm bảo hoặc túi mật có vấn đề thì mụn sẽ xuất nhiều nhiều quanh thái dương. Nếu không thay đổi chế độ ăn uống khoa học hơn, bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng tóc nhanh bạc, thường xuyên đau bụng.
- Mụn mọc ở vùng mũi cho thấy các cơ quan tiêu hóa bao gồm dạ dày, đường ruột hoạt động tương đối bất ổn. Đôi khi mụn ở đường sống mũi còn cho thấy cơ quan sinh sản đang gặp vấn đề hoặc bị viêm nhiễm, đặc biệt là ở đối tượng nữ giới.
- Mụn mọc nhiều ở khu vực cằm với các nốt mụn viêm chứa nhiều mủ là dấu hiệu cho thấy buồng trứng, cơ quan sinh sản ở nữ đang có nhiều bất ổn. Mụn cũng có khả năng xuất hiện tại cằm và phía dưới cổ do sự thay đổi bất thường của nội tiết tố, các hormone giới tính trong những thời kỳ đặc biệt.
- Mụn xuất hiện tại vùng môi hoặc xung quanh môi do bị nhiệt, hệ bài tiết quá tải hoặc hiện tượng nóng trong người. Cần giải nhiệt và thải độc cho cơ thể theo những cách khác nhau, tránh trường hợp độc tố ở lại quá lâu gây nên các chứng bệnh nguy hiểm khác.
- Mụn vùng má, gò má hình thành trên da mặt một cách bất thường là những biểu hiện ra bên ngoài của các bệnh lý liên quan đến đường ruột, hệ thống gan mật, chức năng tạo huyết, hệ tiêu hóa.
Xem thêm: Nặn mụn có tốt không?
Điều trị mụn vùng mặt như thế nào đúng cách và an toàn?
Đối với những vùng da xuất hiện mụn một cách bất thường và có liên quan đến một số bệnh lý như đã đề cập ở trên thì việc loại bỏ mụn phải song song với chữa trị các căn bệnh đang tồn tại. Bởi chỉ có cách này mới xử lý triệt để căn nguyên của vấn đề, tránh tình trạng mụn quay trở lại và tái phát nặng hơn. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích việc kiểm tra và chẩn đoán tại các cơ sở y tế, bệnh viện để xác định nguyên nhân cụ thể.
Điều trị mụn ở mặt nên quan tâm đến những vấn đề gì?
Đối với những nốt mụn trên mặt do hoạt động quá mức của tuyến dầu và những ảnh hưởng của môi trường thì việc điều trị sẽ đơn giản hơn, nên bắt đầu từ khi mụn chỉ mới hình thành để đạt hiệu quả cao và tránh để chúng phát triển quá nhiều rồi mới có giải pháp can thiệp. Như vậy, việc loại bỏ mụn thường tốn nhiều thời gian, công sức và lâu hồi phục hơn. Trường hợp mụn tự phát và không gây quá nhiều ảnh hưởng, bạn có thể điều trị theo những cách sau:
Theo các chuyên gia, những nốt mụn mới hình thành có thể điều trị bước đầu theo hướng áp dụng một số sản phẩm không kê đơn để tẩy tế bào chết, feel da cấp độ nhẹ và loại bỏ nhân mụn của những loại mụn không sưng viêm. Đây là một ý tưởng tuyệt vời vừa giúp xử lý mụn vừa tái tạo các tế bào hiệu quả, mang đến làn da khỏe mạnh hơn.
- Các loại acid đặc biệt, được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực làm đẹp như AHA (nhóm acid lactic, acid citric,…) hay BHA (acid salicylic) có khả năng điều trị mụn đầu trắng, đầu đen hoặc mụn ẩn bằng cách đẩy nhân mụn lên trên, làm thông thoáng lỗ chân lông và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại do da.
Với những nốt mụn viêm, mụn có chứa mủ (vi khuẩn) hoặc các loại mụn không viêm có nguy cơ bội nhiễm do các tác động vật lý, môi trường bên ngoài. Hãy điều trị theo kê đơn với những loại kháng sinh đường uống hoặc một số kem bôi ngoài da như sau:
Sử dụng thuốc bôi ngoài da theo chỉ định có khả năng ức chế mụn hiệu quả
- Benzoyl peroxide là thành phần quan trọng có trong nhiều loại thuốc bôi ngoài da điều trị mụn mủ, mụn bọc, mụn trứng cá. Với khả năng ức chế và tiêu diệt hàng loạt vi khuẩn gây hại, đây là lựa chọn hàng đầu cho những làn da đang bị mụn viêm.
- Retinoids với các chế phẩm có cấu trúc tương tự cũng được sử dụng cho mục đích điều trị mụn. Nhiệm vụ chính của các hoạt chất này sau khi được đưa vào cơ thể là loại bỏ các yếu tố cấu thành mụn trên bề mặt, hạn chế dầu thừa và loại bỏ vi khuẩn, tế bào chết tại khu vực lỗ chân lông. Bên cạnh đó, các hoạt chất này cũng cho phép làm giảm khả năng sưng viêm và những biến chứng do mụn trứng cá gây ra.
Các thành phần đã đề cập ở trên đều có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị mụn, nhưng để loại bỏ triệt để các nốt mụn trên mặt, chúng ta cũng cần phải quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc da, sử dụng mỹ phẩm đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Trường hợp mụn viêm đi kèm với sẹo mụn, khu vực da bị tổn thương quá nặng cần đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn và ứng dụng các giải pháp công nghệ cao với hiệu quả vượt trội hơn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về tình trạng mặt bị mụn và những thông tin có liên quan. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline: 093.770.6666 của Mega Gangnam để được tư vấn và hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?