Những cách đánh bay mụn ẩn cực hay có thể bạn chưa biết!
Mụn ẩn không nguy hiểm nhưng thường tạo nên các nốt sần, gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Nhiều bạn thậm chí còn có thói quen nặn mụn khiến cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Cần áp dụng các cách điều trị chuyên nghiệp mới cải thiện được vấn đề này một cách hiệu quả, chẳng hạn như: dùng tretinoin, benzoyl peroxide, thuốc tiêm, các giải pháp công nghệ cao, cân bằng nội tiết… Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể!
Nếu chỉ quan sát bằng mắt thường chúng ta khó có thể nhận biết được những nốt mụn ẩn trên mặt. Tuy nhiên, nếu sờ vào da sẽ nhận thấy cảm giác thô ráp, sần sùi, khó chịu. Theo thời gian, mụn ẩn liên tục phát triển bên dưới bề mặt da, gây nên hiện tượng sưng viêm, đôi khi các nốt mụn cũng bị đẩy lên trên bề mặt nhưng không đáng kể. Chắc hẳn đây là cảm giác mà bất kỳ ai cũng không muốn trải qua. Vậy có cách nào để đánh bay những nốt mụn ẩn trên da hay không? Cùng tìm hiểu ngay!
Đánh bay mụn ẩn bằng những phương pháp điều trị cực hay
Mụn ẩn là hiện tượng gì?
Trong khi các loại mụn khác thường xuyên nổi lên trên bề mặt thì mụn ẩn thường chỉ hình thành và phát triển ở phía dưới lớp biểu bì. Đối với nhiều người thì những nốt mụn này không gây nguy hiểm và không đáng để lo ngại nhưng việc nó liên tục mở rộng về kích thước tạo nên những điểm nhô thực sự là một cảm giác khó chịu. Mụn ẩn xuất hiện rất có khả năng là do một dạng u nang, u cục dạng nhỏ nên thường đi kèm với triệu chứng đau nhức. Những dấu
Theo các chuyên gia da liễu, mụn ẩn là một loại u nang đặc biệt hình thành bởi sự tích tụ các tạp khuẩn, dầu nhờn ở phía dưới của lỗ chân lông. Bản chất thì chúng vẫn là mụn với các đặc điểm khá giống mụn đầu trắng nhưng không thể đẩy lên phía trên lớp sừng. Dấu hiệu nhận biết mụn ẩn khá đơn giản, nếu bạn cảm thấy vùng da bất kỳ bị sưng lên, hơi đỏ và nốt sần ẩn hiện đôi chút kèm với cảm giác đau nhẹ khi sờ vào thì đó chính là mụn ẩn.
Mụn ẩn thường phát triển theo hướng gây viêm phía dưới lỗ chân lông, phần nhân mụn tăng lên theo thời gian, khá cứng đầu trong việc điều trị. Mụn ẩn có thể xuất hiện ở nhiều nơi nhưng đa số hình thành trên da mặt nhất là ở khu vực trán, má, cằm. Các bác sĩ khuyến khích điều trị mụn ẩn từ sớm, tránh trường hợp chúng phát triển thành các nốt mụn nang.
Nhận biết những khu vực da dễ bị mụn ẩn nhất
Do đặc điểm làn da của mỗi khu vực là tương đối khác nhau nên mụn ẩn có xu hướng phát triển ở những vùng da có môi trường thuận lợi nhất. Trong đó, da mặt là nơi thường xuyên nhận thấy sự có mặt của các nốt mụn ẩn. Một số vùng da ở mặt dễ bị mụn ẩn và thường xuyên có nguy cơ tái phát trở lại điển hình như:
Những vùng da thường xuyên bị mụn ẩn trên mặt là trán, má và cằm
Mụn ẩn ở trán: Mụn ẩn thường xuyên xuất hiện ở khu vực trán bắt nguồn từ những thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày hoặc các bệnh lý đường tiêu hóa. Hiện tượng mụn ở trán cũng có khả năng xảy ra do các vấn đề về tâm lý, làm sạch mặt chưa kỹ hoặc chế độ ăn uống chứa nhiều vật chất gây hại. Hơn thế nữa, da ở trán cũng là một nơi có hệ thống tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, da khá mỏng, nhạy cảm nên dễ bị kích ứng gây mụn.
Mụn ẩn hai bên má: Hiện tượng mụn ẩn cũng có thể xuất hiện ở khu vực hai bên má. Điều này có mối liên hệ khá nhiều đối với những hệ cơ quan như phổi, đường hô hấp do ảnh hưởng bởi bầu không khí ô nhiễm, khói bụi và các vật chất siêu mịn ngoài môi trường. Bên cạnh đó thì, các tác nhân khác như vi khuẩn có trong vật dụng hàng ngày, chăn gối cũng rất có khả năng gây ra mụn ẩn.
Mụn ẩn ở cằm: Trường hợp mụn ẩn cũng thường xuyên xuất hiện ở cằm và thường đi kèm với các đám mụn khác như mụn bọc, mụn viêm. Trường hợp này thì việc điều trị mụn sẽ trở nên khó khăn hơn do mỗi loại mụn cần áp dụng những phương pháp điều trị riêng để phòng tránh những phản ứng xấu cho cơ thể.
Mụn ẩn có thể tự biến mất hay không?
Hiện tượng mụn ẩn có tự biến mất hay cần trị liệu đặc biệt?
Mụn ẩn không quá nghiêm trọng nhưng những bất tiện mà nó mang đến thì không thể phủ nhận. Những nốt mụn này tồn tại rất lâu dưới bề mặt da, chúng không thể tự biến mất mà thường khô cồi mụn rồi bị đẩy lên trên hoặc sẽ liên tục phát triển và gây viêm ở phía dưới bề mặt da. Mức độ diễn biến của mụn ẩn phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng da và các bệnh lý có liên quan của người sở hữu.
Trường hợp mụn ẩn gây viêm trên da, khả năng rất cao cồi mụn sẽ chủ động di chuyển lên trên bề mặt da với đầu mụn lộ ra bên ngoài. Việc điều trị mụn ẩn lúc này tương đối đơn giản và dễ thực hiện. Ngược lại, nếu các nốt mụn vẫn duy trì trạng thái nằm im và gây viêm bên dưới da, điều này sẽ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Mụn ẩn có xu hướng phát triển thành mụn nang, bị nhiễm trùng bên dưới và rất ít trường hợp phát ra bên ngoài. Do vậy, quá trình điều trị thường sẽ phức tạp và gian nan hơn rất nhiều.
Những nguyên nhân làm gia tăng sự phát triển của mụn
Các chuyên gia nhận định, thủ phạm chính gây ra hiện tượng mụn ẩn trên bề mặt da thực tế cũng tương tự với nguyên nhân dẫn đến các loại mụn khác. Đó chính là hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn kết hợp cùng các yếu tố nguy cơ gây hại cho da. Hoạt động của tuyến bã nhờn vốn dĩ là một hiện tượng hoàn toàn bình thường nhưng khi nó diễn ra quá mạnh mẽ, lượng dầu dư thừa ở lỗ chân lông và trên bề mặt cản trở quá trình lưu thông của các vật chất qua da. Vì vậy, vi khuẩn, bụi bẩn và các vật chất gây hại dễ bị mắc kẹt lại trên da, kết quả là dẫn đến sự hình thành của mụn ẩn.
Mặc dù vậy, không thể không đề cập đến các yếu tố nguy cơ dẫn đến sự hình thành mụn ẩn chẳng hạn như những người có làn da dầu, lỗ chân lông quá to; sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích; các thói quen không tốt trong việc chăm sóc và làm sạch da cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Mặc dù vậy, đó chỉ là những vấn đề mang tính khách quan, một số bệnh lý tồn tại bên trong cơ thể khiến cho làn da liên tục bị mụn và tái phát mụn. Lúc này, rất cần đến sự chẩn đoán y khoa để có hướng điều trị đúng cách đối với mụn ẩn và các bệnh lý khác.
Những phương pháp điều trị mụn ẩn chuẩn y khoa
Các nốt mụn ẩn thường nằm sâu phía dưới bề mặt da nên việc điều trị thường khá khó khăn. Chính vì vậy mà chỉ những phương pháp chuẩn y khoa theo chỉ định của bác sĩ mới có khả năng tác động sâu sắc, đúng cách vào những vùng da bị mụn. Theo đó, hướng trị liệu sẽ thiên về việc sử dụng một số loại thuốc bôi ngoài da, thuốc kháng sinh đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào da với những khu vực mụn quá nhiều, mụn bị viêm nặng. Một số kỹ thuật công nghệ cao cũng được gợi ý nếu điều kiện cơ địa người bệnh cho phép. Cụ thể các hướng điều trị như sau:
Sử dụng thuốc bôi ức chế khả năng phát triển và loại bỏ nhân mụn
Sử dụng thuốc bôi ngoài da: Một số hoạt chất bôi ngoài da có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, làm khô cồi mụn và giúp các nốt mụn đẩy lên trên bề mặt nhanh hơn. Những thành phần đặc biệt được ứng dụng nhiều trong điều trị mụn ẩn như: tretinoin, benzoyl peroxide… đã chứng minh được hiệu quả thực tế và có khả năng điều trị mụn ở mức độ khá cao. Đồng thời, những sản phẩm có chứa các hoạt chất trên có khả năng ức chế hoạt động chuyển hóa quá mức của tuyến bã nhờn, giúp da khô thoáng hơn. Tuy nhiên, các sản phẩm này chỉ nên sử dụng khi có đề xuất của bác sĩ, nhất là với các bạn có làn da khô, da nhạy cảm.
Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh là thuốc thường xuyên được chỉ định trong việc điều trị các nhóm bệnh nhiễm khuẩn, giữ vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển của các loại mụn nghiêm trọng như mụn bọc, mụn viêm. Trường hợp mụn ẩn phát triển lên thành những loại mụn nguy hiểm hơn như mụn nang, mụn viêm rất cần đến sự hỗ trợ điều trị của thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm khuẩn hoặc diễn biến tiêu cực của mụn. Kháng sinh thường được sử dụng khi mụn tái phát hoặc có nguy cơ bội nhiễm cao chẳng hạn như Clindamycin hoặc Erythromycin. Trường hợp hiệu quả đạt được còn thấp thì có thể phối hợp thêm với benzoyl peroxide tiêu diệt gọn vi khuẩn, làm khô nhân mụn.
Các giải pháp cân bằng nội tiết tố: Phụ nữ là đối tượng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi mụn, một phần trong đó là do nội tiết tố và các hormone bị mất cân bằng. Trong khi đó, mọi ảnh hưởng tiêu cực, bất ổn tâm lý đều có khả năng dẫn đến hiện tượng này. Những thời kỳ đặc biệt như dậy thì, kinh nguyệt, mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh đều có sự biến đổi nhất định của các nội tiết tố. Do vậy, với các nốt mụn hình thành bởi nguyên nhân này, các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhằm cân bằng nội tiết tố vào thời điểm thích hợp nhất.
Phương pháp tiêm corticoid: Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp mụn ẩn phát triển lớn, gây viêm ở phía dưới bề mặt da, tạo cảm giác đau nhức dữ dội. Ưu điểm của việc tiêm corticoid vào những khu vực da bị mụn chính là rút ngắn thời gian điều trị mụn, nâng cao hiệu quả chữa lành tổn thương và giảm nguy cơ hình thành sẹo lõm, sẹo xấu sau khi các nốt mụn được điều trị hoàn toàn.
Các công nghệ thẩm mỹ hiện đại: Điều trị mụn ẩn, mụn nang bằng cách sử dụng thuốc tốn khá nhiều thời gian và đôi khi cơ thể người bệnh không thực sự phù hợp với liệu trình điều trị đó. Chính vì vậy mà với những vùng mụn quá rộng, điều trị bằng các phương pháp khác không hiệu quả thì bác sĩ có thể sẽ cân nhắc chỉ định một số kỹ thuật công nghệ cao như quang trị liệu (dùng ánh sáng năng lượng cao) điều trị mụn hoặc phi kim, kích hoạt cơ chế tự điều trị và miễn dịch của cơ thể.
Phòng ngừa mụn dưới da như thế nào?
Để mụn ẩn không thể xuất hiện và liên tục phát triển, gây hại cho da, chúng tôi khuyến khích bạn áp dụng một số biện pháp phòng ngừa để hạn chế mụn cũng như giảm nhẹ các triệu chứng trên da như sau:
Không được nặn mụn ẩn dưới da bởi nguy cơ để lại sẹo rất cao
+ Tuyệt đối không nên tự nặn mụn vì sẽ có khả năng dẫn đến hiện tượng viêm nhiễm, sưng tấy hoặc phát triển nặng hơn. Đồng thời, sau khi điều trị mụn, làn da rất dễ bị thâm sẹo nếu đã từng nặn mụn không đúng cách.
+ Việc chăm sóc và làm sạch làn da là vô cùng quan trọng để hạn chế sự hình thành và phát triển mụn. Nên tẩy trang, rửa mặt khoảng 2 lần/ ngày và tẩy tế bào chết khoảng 2-3 lần/tuần.
+ Không nên sử dụng các sản phẩm làm đẹp có chứa nhiều cồn bởi nguy cơ khiến da kích ứng, nổi mụn cao hơn. Nên sử dụng kem chống nắng và các sản phẩm hỗ trợ để bảo vệ làn da ngoài trời.
+ Cần thiết phải duy trì lối sống tích cực, trạng thái tinh thần ổn định và hạn chế những vấn đề tiêu cực, căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống.
+ Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp bằng cách hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, đồ uống có chứa nhiều cồn…
+ Thăm khám và kiểm tra định kỳ để theo dõi các vấn đề về sức khỏe, nếu mụn ẩn xuất phát từ các bệnh lý bên trong thì phải điều trị những căn bệnh này rồi mới đến điều trị mụn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về những cách điều trị mụn ẩn đúng cách và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn nữa về cách điều trị mụn và phục hồi làn da, vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?