Điều trị dứt điểm mụn đầu đen bằng những mẹo đơn giản
Mụn đầu đen thường xuất hiện ở những khu vực có lỗ chân lông phát triển, do tồn đọng bã nhờn, tạp chất, thay đổi nội tiết và nhiều yếu tố khác. Mặc dù hiếm khi gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy nhưng mụn đầu đen ảnh hưởng khá nhiều đến ngoại hình. Trường hợp này nên chú trọng làm sạch, bảo vệ da và thăm khám với chuyên gia da liễu để được chỉ định các loại thuốc hoặc kem bôi tốt nhất!
Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của các bạn trẻ chính là mụn. Sự xuất hiện của mụn trên mặt, đặc biệt là mụn đầu đen, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra những ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Những đốm đen li ti xuất hiện trên mũi má kèm theo trạng thái sưng đỏ, đổ dầu cực kỳ bí bách và khó chịu. Hơn thế nữa, mụn đầu đen lại vô cùng khó để điều trị dứt điểm. Vậy có cách nào để loại bỏ những nốt mụn cứng đầu này hay không? Cùng tìm hiểu ngay!
Mụn đầu đen đeo bám dai dẳng bạn đã biết cách điều trị hay chưa?
Nhận biết mụn đầu đen và cơ chế hình thành
Mụn đầu đen là loại mụn đặc trưng, có thể nhận thấy ngay lập tức bằng mắt thường, nhóm mụn này không gây nên tình trạng sưng viêm và thường xuất hiện khi lỗ chân lông trên bề mặt bị bít tắc. Theo các bác sĩ, cơ chế hình thành mụn đầu đen chủ yếu là do hoạt động quá mạnh mẽ của tuyến dầu khiến các vật chất bên trong không thể bài tiết được hết ra bên ngoài qua tuyến nang lông. Những tạp chất gây hại, vi khuẩn, bụi bẩn bị giữ lại tạo ra mụn, cùng với quá trình oxy hóa bên ngoài, mụn nhanh chóng chuyển sang các màu sắc đậm hơn. Đây cũng chính là những nốt mụn đầu đen mà chúng ta vẫn thường thấy.
Mụn đầu đen là như thế nào? Cơ chế hình thành mụn đầu đen ra sao?
Mụn đầu đen thường có kích thước khá nhỏ, vào khoảng 1mm, nhân mụn phía dưới nếu chưa bị oxy hóa có thể sẽ có màu trắng hoặc đậm hơn một chút. Trong khi đó phần nhân bị đẩy lên phía trên bề mặt da thường có màu đen đậm. Đa số các nốt mụn đầu đen không gây ra các biến chứng đi kèm như đau nhức, sưng đỏ hay chứa mủ như một số loại mụn nguy hiểm. Tuy nhiên, việc tự nặn mụn đầu đen có khả năng khiến mụn tiến triển theo chiều hướng tiêu cực, sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy cực kỳ nguy hiểm. Mụn đầu đen thường xuất hiện ở khu vực mũi, đôi khi xuất hiện ở một vài vị trí trên mặt, lưng, ngực, cổ và bắp tay. Trên thực tế, mọi khu vực, mọi nhóm da đều có thể xuất hiện mụn đầu đen. Tuy nhiên, những bạn thuộc nhóm da dầu có khả năng bị mụn đầu đen nặng hơn.
Là khu vực có hệ thống nang lông phát triển, lỗ chân lông dày đặc, vùng mũi được biết đến như một nơi trú ngụ hoàn hảo của các nốt mụn đầu đen. Đa phần mọi người khi bị mụn đầu đen thường chỉ xuất hiện ở mũi. Cùng với các yếu tố khác như tuyến bã nhờn, da vùng mũi quá mỏng, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời… Tất cả những yếu tố đó khiến cho mụn đầu đen hình thành và liên tục tăng lên.
Những yếu tố nào dẫn đến sự xuất hiện của mụn đầu đen?
Mụn đầu đen xuất hiện có thể bắt nguồn từ khá nhiều yếu tố từ những vấn đề bên trong cơ thể cho đến các tác động bên ngoài môi trường. Để xác định mình bị mụn đầu đen là do đâu, hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để có biện pháp điều trị phù hợp và phòng tránh mụn tái phát trở lại.
Những nguyên nhân phổ biến nhất khiến mụn đầu đen phát triển mạnh trên bề mặt da
- Hoạt động của tuyến bã nhờn: Không thể phủ nhận rằng, chính quá trình hoạt động quá mạnh mẽ của tuyến bã nhờn đã tạo điều kiện trực tiếp cho các tạp chất gây hại bám trên bề mặt và di chuyển xuống lỗ chân lông, gây bít tắc tại khu vực này. Trong khi đó, việc làm sạch khu vực dưới da không phải là điều dễ dàng. Sự tích tụ của tế bào chết, bã nhờn, vi khuẩn, bụi bẩn lâu ngày trở nên khô cứng tại vị trí lỗ chân lông. Sau khi đẩy lên phía trên, tiếp xúc với không khí tạo thành những nốt mụn đầu đen.
- Chế độ ăn uống: Thực tế cho thấy đa số các bạn trẻ không thực sự quan tâm đến chế độ ăn uống hàng ngày. Điều này có khả năng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe về sau.Ở thời điểm hiện tại, nếu vẫn duy trì những thói quen ăn uống không hợp lý, hoạt động của tuyến gan, thận là nơi bị ảnh hưởng đầu tiên. Tình trạng nóng trong người, không thể đào thải hết tất cả tạp chất khiến cho các nốt mụn phát ra bên ngoài.
- Không uống đủ nước: Không thể phủ nhận vai trò của nước đối với hoạt động sống của cơ thể. Bên cạnh đó, nước còn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chủ động đào thải các độc tố, giúp làn da ẩm mượt, căng bóng và khỏe mạnh hơn. Ngược lại, cơ thể thiếu nước, làn da bị khô và thiếu ẩm khiến độc tố tích tụ nhiều, da yếu hơn, dễ gây mụn đầu đen.
- Chế độ sinh hoạt không khoa học: Trạng thái hoạt động quá mức của cơ thể, tâm lý bất ổn cùng với chế độ sinh hoạt thiếu khoa học có thể khiến các hormone, nội tiết tố tồn tại bên trong bị mất cân bằng. Điều này có khả năng tạo ra những tác động vô cùng tiêu cực đối với cơ thể và làn da. Các biểu hiện làn da bị ảnh hưởng như sạm hơn, xuất hiện nhiều nếp nhăn, mệt mỏi và xuất hiện nhiều mụn, thường thấy nhất chính là mụn đầu đen.
- Sử dụng thuốc không theo chỉ định: Một số bạn lựa chọn cách tự điều trị tại nhà với việc sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chứa corticoid hoặc lithium mà không có sự chỉ định của các bác sĩ. Việc không đáp ứng đủ các kiến thức y khoa và tự sử dụng thuốc nếu xảy ra những tương tác xấu với cơ thể có khả năng khiến mụn hình thành nhanh hơn do tăng tiết bã nhờn.
Mụn đầu đen có tự biến mất hay không?
Một trong số những đặc trưng thường thấy của mụn đầu đen chính là kích thước nhỏ và không có khả năng gây sưng viêm. Chính điều này khiến cho nhiều người nhầm tưởng rằng loại mụn này có thể tự biến mất hoặc có khả năng điều trị hoàn toàn. Tuy nhiên, đây chỉ là những suy nghĩ mang tính chủ quan, bởi vậy chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có được câu trả lời xác đáng nhất cho vấn đề này.
Trường hợp nào thì mụn đầu đen tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị
Mụn đầu đen có tự hết được không? Mụn đầu đen mặc dù không nguy hiểm nhưng lại là một dạng mụn vô cùng cứng đầu và khó điều trị. Loại mụn này thường sản sinh bên trong lỗ chân lông, cùng với những yếu tố cấu thành vô cùng thuận lợi, tình trạng mụn có xu hướng phát triển nặng hơn thay vì giảm nhẹ theo thời gian. Chính vì vậy mà gần như không có khả năng mụn tự biến mất nếu không áp dụng các biện pháp can thiệp và điều trị đúng thời điểm. Hơn thế nữa, mụn đầu đen sau khi bị loại bỏ vẫn có khả năng quay trở lại và phát triển mạnh mẽ hơn nếu không có giải pháp khắc phục tận gốc.
Các chuyên gia khuyến khích chúng ta nên điều trị mụn đầu đen sớm khi nó mới xuất hiện với các nốt mụn li ti chưa quá rõ rệt. Nếu để mụn quá lâu, lỗ chân lông có xu hướng phát triển nhanh về kích thước nên việc điều trị trở nên khó khăn hơn và sau đó, mụn cũng thường xuyên tái lại. Chính vì vậy, lời khuyên của các bác sĩ chính là điều trị mụn sớm để chớp thời cơ và phòng tránh những hệ lụy khó lường đối với cơ thể.
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng bạn nên xem xét mức độ phát triển của mụn đầu đen để thăm khám và kiểm tra, đồng thời lựa chọn phương hướng điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp được ứng dụng cho mục đích trị mụn đầu đen nhưng không phải kỹ thuật nào cũng đáp ứng được yêu cầu như mong muốn. Vì vậy, cần tham khảo thật kỹ, ưu tiên lựa chọn những phương pháp trị liệu nhanh chóng, an toàn và có hiệu quả cao.
Bị mụn đầu đen có nên nặn hay không?
Nếu như các loại mụn khác có một chu trình phát triển khá ngắn với phần nhân mụn tự chín và bị đào thải, việc điều trị thường không quá phức tạp thì với mụn đầu đen, đó lại là một câu chuyện rất khác. Mụn đầu đen tồn tại khá lâu trên bề mặt da và các biểu hiện ngày càng rõ rệt khiến nhiều người lựa chọn phương pháp tự nặn mụn để nhanh chóng loại bỏ phần nhân bên trong. Tuy nhiên, đây là một hành động sai lầm và có khả năng gây ra những biến chứng nghiêm trọng đối với cơ thể.
Nặn mụn đầu đen không phải là một thói quen tốt bởi những nguy cơ gây hại cực lớn
Bản chất các nốt mụn đầu đen có tính đàn hồi khá cao và khó để đưa nhân mụn ra bên ngoài, vì vậy mà việc tự nặn mụn đầu đen chỉ được xem là một hướng giải pháp tạm thời, không thể điều trị tận gốc vấn đề bên trong. Bên cạnh đó, việc dùng tay nặn mụn nhiều lần có thể khiến lỗ chân lông bị giãn ra, mở rộng kích thước, khiến tình trạng mụn trông kém thẩm mỹ hơn.
Tự nặn mụn nếu không đảm bảo các yếu tố vô trùng có thể khiến vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn và lan sang những vùng da lân cận. Điều này làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của mụn đầu đen. Đồng thời việc tự nặn mụn cũng có khả năng rất cao dẫn đến các tổn thương, vết sẹo trên da khó hồi phục. Sau khi nặn mụn, da thường bị kích ứng, dễ bị viêm nhiễm cùng với sự gia tăng các sắc tố khiến làn da xuống cấp nhanh hơn.
Chính vì vậy, chúng tôi khuyến cáo bạn không nên tự nặn mụn đầu đen tại nhà mà hãy đến các cơ sở chuyên khoa gia liễu để tham khảo ý kiến của các bác sĩ, từ đó có hướng điều trị đúng cách và an toàn.
Những mẹo trị mụn đầu đen tại nhà cực hay
Đối với những trường hợp mụn đầu đen khá nhẹ hoặc mới hình thành trên da, bạn hoàn toàn có thể tận dụng một số nguyên liệu có sẵn để thực hiện các biện pháp điều trị với hiệu quả được đánh giá khá tốt.
Có thể dùng mật ong để trị mụn đầu đen tại nhà nhằm tiết kiệm chi phí
Kem đánh răng: Người dùng cần chuẩn bị trước kem đánh răng cùng bàn chải mềm. Sau khi rửa mặt thật sạch với nước ấm nhẹ để làm giãn nở lỗ chân lông thì dùng kem đánh răng để chà nhẹ lên vùng da bị mụn khoảng 2-3 phút. Giữ kem đánh răng trên da khoảng 10-15 phút sau đó rửa mặt thêm một lần nữa thật nhẹ nhàng. Ngay sau đó, cần cấp ẩm nhẹ nhàng cho da và cân bằng độ pH bởi kem đánh răng có mức độ tẩy cao. Nên bôi kem chống nắng thật kỹ bởi phương pháp này khiến da bắt nắng khá nhanh.
Mật ong: Thực hiện việc làm nóng mật ong sau đó làm sạch da và thoa lên vùng da bị mụn. Đợi mật ong hơi khô lại trong khoảng 10 phút thì rửa lại thật sạch với nước ấm. Các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn hỗ trợ cho việc điều trị mụn đầu đen cực tốt. Đây là một trong những mẹo trị mụn được nhiều người áp dụng và được xác nhận đem đến những hiệu quả khá tốt. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp se khít lỗ chân lông và làm da sáng mịn hơn.
Baking soda: Không thể không nhắc đến cách điều trị mụn đầu đen cực hay bằng bột nở hay baking soda. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần pha bột với nước theo tỷ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp đặc sệt. Sau đó thoa lên mũi và những vùng da bị ảnh hưởng bởi mụn đầu đen. Đợi cho hỗn hợp này khô lại thì rửa mặt thêm một lần nữa với nước ấm. Tuy nhiên, cách làm này chỉ phù hợp với các bạn có làn da dày, da không quá nhạy cảm.
Trứng gà: Một trong số những mẹo phổ biến để điều trị mụn đầu đen đó chính là trứng gà. Với phương pháp này bạn cần chuẩn bị trước một quả trứng gà hoặc lòng trắng trứng và một miếng vải cotton mềm. Cách làm khá đơn giản, dùng miếng vải sạch đã chuẩn bị nhúng vào trong lòng trắng trứng sau đó thoa đều và chà nhẹ lên những vùng da bị mụn. Chờ đợi và thư giãn trong khoảng 10-15 phút rồi rửa sạch lại với nước ấm. Đây là một cách làm đẹp và trị được khá nhiều người biết đến.
Các phương pháp điều trị y khoa và thẩm mỹ
Thực tế cho thấy các phương pháp điều trị mụn đầu đen tại nhà có thể mang đến hiệu quả nhất định nhưng không quá cao. Đồng thời, những cách thực hiện trên chỉ phù hợp với những bạn có tính chất làn da dày dặn, khỏe mạnh và không dễ kích ứng. Đối với những bạn da khô, da nhạy cảm, việc điều trị bằng các nguyên liệu có tính khử cao không những không đem lại hiệu quả mà còn có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn. Thông thường, đối với mụn đầu đen các bác sẽ sẽ chỉ định điều trị theo các hướng như sau:
Một số loại kem bôi ngoài da giúp ức chế mụn hiệu quả và se khít lỗ chân lông
Những nốt mụn đầu đen mới hình thành, khu vực phát triển hẹp và không quá ảnh hưởng đến chúng ta, các bác sĩ thường sẽ chỉ định việc sử dụng một số hoạt chất bôi ngoài da, kem trị mụn, hoặc sử dụng một số serum ở dạng dược mỹ phẩm. Được sử dụng cho mục đích trị liệu phổ nhẹ nên mức độ an toàn khá cao và hiệu quả ở mức tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện không đảm bảo, mụn phát triển nặng hơn cần sử dụng những hướng điều trị khác.
Đối với mụn đầu đen diện rộng kết hợp cùng các nốt sưng đỏ do nặn mụn không đúng cách, các bác sĩ sẽ chỉ định việc sử dụng kháng sinh đường uống và một số hoạt chất bôi ngoài da. Thuốc kháng sinh điều trị ngoài da đối với mụn bị sưng viêm như: Acid Azelaic, Dapsone, Clindamycin, Benzoyl peroxide và một số loại thuốc khác nhanh chóng phát huy hiệu quả ức chế và tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt, ngăn ngừa các nốt mụn mới. Trong khi, thuốc kháng sinh đường uống giúp phục hồi hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa mụn hình thành và tái phát điển hình như: Clindamycin, Minocycline, Doxycycline, Tetracycline, Sulfonamid cũng được chỉ định.
Bên cạnh đó, với những khu vực da bị mụn quá rộng, xuất hiện quá lâu mà vẫn không thể điều trị dứt điểm, các bác sĩ có thể đề xuất việc trị liệu bằng các loại máy móc công nghệ cao ứng dụng ánh sáng hoặc sóng điện tùy thuộc vào điều kiện thể trạng người cần thực hiện.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về các phương pháp điều trị mụn đầu đen an toàn và hiệu quả. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay lúc này!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?