Mụn đầu đen có tự hết được không?
Mụn đầu đen khi xuất hiện không chiếm nhiều diện tích nhưng lại gây ra cảm giác kém thẩm mỹ trên mặt. Không biết mụn đầu đen có tự hết được không là một câu hỏi nhiều người thắc mắc? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây để bạn có thêm nhiều kiến thức chăm da bổ ích.
Tình trạng mụn đầu đen hình thành ra sao?
Mụn đầu đen hình thành khi nang lông bị bít tắc và nhân mụn hở nên tiếp xúc với môi trường bên ngoài gặp vấn đề oxy hóa sẽ biến thành màu đen/ nâu. Các tế bào chết và dầu một khi tích tụ ở nang lông sẽ tạo thành mụn trứng cá và sau khi tiếp xúc với không khí, chúng chuyển màu.
Có các nguy cơ làm tăng sự xuất hiện của mụn đầu đen bao gồm:
- Da mặt có nhiều dầu thừa.
- Vi khuẩn Cutibacterium acnes không được làm sạch tích tụ trên da.
- Dày sừng nang lông khi tế bào chết chưa được loại bỏ còn lưu lại trên da.
- Cơ thể thay đổi hormone nội tiết gây ra tăng sản xuất dầu trong thời kỳ dậy thì, kỳ kinh nguyệt hoặc khi đang dùng thuốc tránh thai.
- Dùng một số loại thuốc điều trị bệnh có chứa lithium, corticosteroid hoặc androgen.
- Chế độ ăn uống ảnh hưởng lớn đến mức độ hình thành mụn. Các chế phẩm từ sữa, thức ăn chứa nhiều đường ví dụ nước ngọt có ga, đồ ăn nhanh rất dễ gây tiết dầu nhờn hoặc ảnh hưởng cấu trúc đào thải độc tố dưới da.
Vị trí mụn đầu đen mọc nhiều nhất là vùng mặt, nhất là tại mũi, cằm, trán. Hoặc trên cơ thể tại vùng lưng, ngực. Mụn đầu đen xuất hiện ở những vị trí khác nếu cơ thể bạn tiết ra bã nhờn nhiều. Chúng về cơ bản không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ nhưng mang lại cảm giác kém thẩm mỹ, tác động tiêu cực về mặt tâm lý xã hội.
>> Xem thêm: [Giải đáp chuyên gia] Tại sao lại có mụn đầu đen ở mũi?
Lý giải tình trạng: Mụn đầu đen có tự hết được không?
Theo chuyên gia, bác sĩ BÙI THỊ ÂN về cơ bản, mụn đầu đen không tự hết được. Bởi khi bã nhờn không thoát ra hoàn toàn khỏi nang lông, chúng sẽ tự bị đọng lại và oxy hoá, dẫn tới bề mặt da sẫm màu hơn, được gọi là mụn đầu đen. Loại mụn này không gây viêm và xảy ra ở những vùng da có lỗ chân lông to hoặc có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.
Mặc dù kích thước mụn đầu đen khá nhỏ, chỉ thấy trên bề mặt da một chấm nhỏ nhưng ẩn sâu dưới lỗ chân lông lại có thể là một nhân mụn phình to cứng đầu.
Nếu để trên da quá lâu, mụn sẽ càng bị cứng hơn, ẩn sâu trong da. Bề mặt da trở nên sẫm màu, khô hơn. Nhìn bên ngoài mụn đầu đen giống nốt ruồi nhưng thực tế không phải là nốt ruồi. thường thì nếu bạn không can thiệp từ bên ngoài thì mụn rất khó tự biến mất. Thậm chí chúng có thể làm tăng mức độ viêm hoặc tạo thành các nốt mụn mủ khó xử lý.
Một số trường hợp nhất định, tuỳ theo mức độ mụn nằm dưới da hoặc phát triển theo độ sâu mà mụn tự biến mất. Chúng nằm gần bề mặt da sẽ dễ bị loại bỏ sau khi bạn thực hiện làm sạch da kỹ và ngược lại. Mụn một khi nằm sâu dưới da thì khó tự biến mất. Vì thế, khi xuất hiện mụn đầu đen quá nhiều, bạn nên cân nhắc tới các bác sĩ Da liễu để được lấy nhân mụn.
Trường hợp tự lấy nhân mụn, cần tuân thủ các bước chi tiết để tránh da viêm nhiễm, lan rộng.
Làm thế nào để xử lý mụn đầu đen hiệu quả?
Loại bỏ mụn đầu đen không chỉ cần một thói quen chăm sóc da nhất quán mà còn cần thực hiện đúng cách. Sau đây là một số cách xử lý mụn đầu đen bạn có thể áp dụng ngay hôm nay.
1. Làm sạch da với acid salicylic
Thay vì dùng benzoyl peroxide, bạn nên tìm hiểu các sản phẩm có chứa acid salicylic. Đây là một thành phần có tác dụng loại bỏ mụn đầu đen và mụn đầu trắng rất tốt. Chúng phá vỡ các chất làm tắc nghẽn nang lông như dầu thừa, tế bào chết. Bằng cách dùng các sản phẩm chứa thành phần này, bạn sẽ loại bỏ được bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm dễ dàng.
Lưu ý: Sữa rửa mặt chứa acid salicylic nên cân nhắc dùng vào buổi tối và chỉ nên dùng 1 lần/ngày. Khi da đã quen với sản phẩm thì có thể dùng cả sáng và tối. Ngưng sử dụng khi da bạn có dấu hiệu kích ứng.
2. Tẩy tế bào chết với AHA và BHA
Nhiều người cho rằng việc tẩy tế chết không tốt với mụn trứng cá. Nhưng điều này chỉ đúng với mụn viêm vì bước này có thể làm da đỏ và kích ứng thêm. Còn với mụn đầu đen, bạn nên tẩy da chết thường xuyên để loại bỏ tế bào chết gây tắc nghẽn nang lông và mụn đầu đen hiện có.
Bạn nên tập trung sử dụng AHA và BHA để xử lý tế bào chết. Cả 2 loại này đều hoạt động bằng cách loại bỏ tế bào lớp trên cùng của da và cải thiện sự xuất hiện của nếp nhăn, đồng thời làm sạch nang lông, giúp da mềm mại hơn.
3. Kem dưỡng da Retinoids
Retinoids là một sản phẩm hữu ích với da mụn, chúng sẽ làm thông thoáng lỗ chân lông và đưa các chất dưỡng da thẩm thấu tốt hơn. Với mụn đầu đen thì đây cũng là một lựa chọn tốt.
4. Dùng cọ, máy rửa mặt làm sạch
Các loại máy rửa mặt tại nhà hỗ trợ làm sạch da tốt hơn nhiều so với việc bạn chỉ rửa mặt bằng tay. Bằng cơ chế rung nhẹ, đầu máy cuốn sạch bụi bẩn, lỗ chân lông, tạo điều kiện làm sạch nang lông, chắc chắn tình trạng mụn đầu đen của bạn cũng sẽ giảm đi đáng kể sau khi dùng. Tuy nhiên, với người có làn da nhạy cảm nên thận trọng khi dùng, không dùng máy có cường độ cao khiến da bị kích ứng, mụn phát triển.
5. Mặt nạ đất sét
Mặt nạ đất sét nổi tiếng với khả năng làm sạch mụn đầu đen. Sản phẩm giúp hút dầu và độc tố khỏi ra, làm thông thoáng lỗ chân lông. Mặt nạ đất sét cũng được coi là sản phẩm hỗ trợ tốt dành riêng cho mụn đầu đen. Thành phần lưu huỳnh trong mặt nạ có tác dụng phá vỡ tế bào da chết tạo nên mụn đầu đen. Bạn có thể dùng từ 1-2 lần/tuần mặt nạ từ đất sét để đánh giá hiệu quả.
6. Mặt nạ than hoạt tính
Tương tự như mặt nạ đất sét, mặt nạ than hoạt tính cũng có cơ chế hoạt động sâu trong da hút dầu thừa sâu trong lỗ chân lông. Than hoạt tính thể thải độc và hút ra những tạp chất, bụi bẩn, dầu thừa còn tồn đọng trên da, giúp lỗ chân lông thông thoáng và cải thiện mụn đầu đen rõ rệt cho làn da.
7. Peel da trị mụn đầu đen (thay da sinh học)
Peel da hay còn gọi là thay da sinh học có tác dụng chống lão hoá, giảm các đốm đồi mồi và nếp nhăn trên da. Hoá chất dùng để peel thường chứa AHA hoặc BHA để tẩy tế bào chết, cho da thêm mịn màng và tươi trẻ. Dù chúng không được coi là giải pháp chính điều trị mụn đầu đen nhưng bạn hoàn toàn có thể peel da để loại bỏ tế bào chết và thu nhỏ chân lông.
Khi nào cần gặp bác sĩ xử lý mụn đầu đen?
Qua giải đáp mụn đầu đen có tự hết được không, bạn đã thấy việc mụn tự được loại bỏ trên da là điều không dễ dàng. Dù bạn có chăm sóc da kỹ lưỡng thì trong một số trường hợp, tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm. Điều này là bởi mụn đã nằm sâu trong nang lông dưới da. Lúc này, cách nặn mụn là phương án tối ưu để da sạch mụn. Nhưng nếu không biết cách nặn mụn đầu đen, bạn có thể vô tình khiến mụn bị thâm, sẹo và làm tăng khả năng vi khuẩn tích tụ khiến da viêm nhiễm.
Lúc này, khi cảm thấy mụn đầu đen ngày càng nhiều, bạn nên đến thăm khám với bác sĩ Da liễu để được tư vấn và điều trị. Mụn sẽ được xử lý bởi chuyên gia y tế thông qua bước soi da, phân tích và sử dụng kỹ thuật nặn mụn để loại bỏ.
Đây cũng được xem là cách an toàn, giảm tình trạng mụn nặng hơn, ngăn mụn đầu đen quay trở lại và phòng tránh nguy cơ để lại sẹo trên da.
Bác sĩ Da liễu thẩm mỹ BÙI THỊ ÂN khuyên bạn nên thực hiện một số nguyên tắc trong chăm sóc, vệ sinh da để tránh tình trạng mụn mọc nhiều hơn:
- Cần rửa mặt hàng ngày bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để da điều tiết dầu tốt.
- Lựa chọn các sản phẩm trang điểm mỏng nhẹ, tẩy trang kỹ mỗi ngày.
- Hạn chế chạm tay lên mặt, duy trì chế độ ăn uống thật điều độ.
Phòng khám quốc tế Mega Gangnam tự hào sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Da liễu thẩm mỹ uy tín, giúp bạn giải quyết mọi vấn đề về làn da một cách hiệu quả nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết về tình trạng da và giải pháp khắc phục, bạn vui lòng liên hệ 093 770 6666. Giải đáp mụn đầu đen có tự hết được không cũng mong đã cho bạn thêm nhiều thông tin bổ ích để bạn duy trì một làn da khoẻ mạnh!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?