Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
Mụn đầu đen có thể xuất hiện ở bất cứ khu vực nào trên gương mặt bạn và việc xử lý chúng cũng là vấn đề mà nhiều người đau đầu. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu cách điều trị mụn đầu đen ở trán áp dụng được cho cả những vùng da khác trên mặt một cách dễ dàng.
Mụn đầu đen ở trán hình thành do đâu?
Mụn đầu đen ở trán là dạng mụn trứng cá có lỗ chân lông hở, sau quá trình mụn tiếp xúc với không khí và bị oxy hóa, chúng có màu đen ở đầu nhân trứng cá. Mụn đầu đen ở trán hình thành bởi tuyến bã nang lông hoạt động quá mức, tích tụ bã nhờn, tế bào chết và vi khuẩn.
Mụn đầu đen có thể tồn tại nhiều tại các vị trí chứa tuyến bã nhờn, nhất là vùng chữ T, mũi cằm, trong đó có trán.
Nguyên nhân gây mụn đầu đen trên trán thường bao gồm:
- Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh: Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức gây tiết dầu thừa nhiều trên da. Đây là điều kiện khiến vi khuẩn gây mụn phát triển mạnh và làm cho mụn đầu đen vùng trán xuất hiện.
- Vệ sinh da không đúng cách: Da không được loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, lớp trang điểm và vi khuẩn sẽ gây ra sự tích tụ bít tắc chân lông và hình thành mụn đầu đen khi phần nhân tiếp xúc với không khí.
- Lạm dụng các loại mặt nạ: Phương pháp giúp điều hòa tuyến bã nhờn và giảm mụn xong nếu dùng quá nhiều thì rất có thể da bị kích ứng, nổi mụn nhiều hơn.
- Di truyền: Một số trường hợp mụn cũng có thể do di truyền do hệ miễn dịch nhạy cảm với vi khuẩn, mụn dễ nổi lên nhiều hơn.
- Nặn mụn: Dùng tay nặn mụn có thể khiến vi khuẩn thâm nhập vào da và gây ra sự hình thành mụn đầu đen nhiều hơn.
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh: Chế độ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, stress, căng thẳng, thức khuya… làm cho tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, gây nổi mụn và cả ở trán.
- Mỹ phẩm không phù hợp: Các loại mỹ phẩm chứa thành phần độc hại, không hợp với nền da khiến da bị kích ứng, hình thành nhân mụn và khi tiếp xúc với không khí sẽ hình thành mụn đầu đen.
Cách điều trị mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
Bác sĩ Da liễu Bùi Thị Ân đưa ra 8 giải pháp hữu hiệu giúp bạn làm sạch da, giảm mụn đầu đen ở trán hiệu quả từng bước tại nhà.
1. Rửa mặt 2 lần một ngày
Duy trì thói quen dùng sữa rửa mặt 2 lần/ngày vào mỗi sáng tối. Cần rửa mặt đúng kỹ thuật để da sạch sâu, ngăn vi khuẩn tích tụ lỗ chân lông. Ngoài ra, sau khi tập thể thao, mồ hôi tiết ra mà bạn không vệ sinh sạch cũng rất dễ gây mụn.
2. Loại bỏ mụn đầu đen đúng cách
Nếu biết cách nặn mụn đầu đen đúng cách, bạn sẽ hạn chế tổn thương trên da và khiến da lây lan rộng. Các bước nặn mụn đầu đen đúng cách thường có:
- Bước 1: Rửa tay sạch, chuẩn bị các dụng cụ như gạc, tăm bông, găng tay y tế nếu có tránh nhiễm trùng.
- Bước 2: Dùng tay hoặc dụng cụ nặn mụn loại bỏ nhân mụn, lưu ý không ấn quá mạnh khiến da bầm hoặc vô tình đẩy nhân mụn vào sâu trong da hơn.
- Bước 3: Sau khi nặn mụn đầu đen ở trán, nên làm sạch da bằng toner để se khít lỗ chân lông.
Đây là cách xử lý mụn đầu đen ở trán tạm thời. Nếu muốn nhân mụn được xử lý hoàn toàn, bạn nên đến chuyên khoa Da liễu để được lấy nhân mụn đúng cách, đặc biệt các mụn đầu đen to, chai cứng.
3. Dùng miếng dán lột mụn
Miếng dán lột mụn đầu đen ở trán có tác dụng loại bỏ dầu thừa, nhân mụn đầu đen nhanh gọn. Trước khi dùng miếng dán lột mụn, vẫn cần làm sạch da, xông hơi để lỗ chân lông mở ra.
Bước 1: Thấm khô da và dán miếng dán lột mụn tại vùng trán cần điều trị.
Bước 2: Chờ 3 – 5 phút rồi lột miếng dán từ phải sang trái hoặc ngược lại, không giật mạnh miếng dán khiến da tổn thương.
Bước 3: Rửa sạch lại toàn mặt với nước.
Bước 4: Dùng đá lạnh hoặc serum cấp ẩm, mặt nạ giấy được làm lạnh để hỗ trợ se khít lỗ chân lông.
Bước 5: Dưỡng ẩm bề mặt da với mỹ phẩm dạng gel mỏng nhẹ.
Miếng dán lột mụn dù có thể hỗ trợ làm sạch mụn nhanh và hiệu quả xong miếng dán cũng loại bỏ cả lượng dầu nhờn tự nhiên trên da, kích thích tuyến bã nhờn hoạt động nhiều hơn. Một số loại miếng dán còn khiến da kích ứng nên bạn cần lưu ý.
4. Tẩy tế bào chết AHA và BHA
Hai thành phần AHA và BHA nổi tiếng trong các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc da. Chúng có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mờ nếp nhăn, chống lão hóa và cải thiện kết cấu da. Tuy nhiên, cần sử dụng đúng cách tránh bị kích ứng da, nổi mẩn đỏ và dễ cháy nắng.
Khi muốn sử dụng, bạn cần lưu ý: thoa sản phẩm ở vùng da nhỏ và dùng đúng theo hướng dẫn sản phẩm, không dùng nhiều hơn mức khuyến nghị. Đặc biệt, che chắn thoa kem chống nắng cho da với SPF 30+ trở lên mỗi ngày.
5. Sử dụng mặt nạ đất sét
Đất sét có tác dụng thấm hút dầu thừa trên da và hỗ trợ hiệu quả trong việc làm giảm mụn trên da. Bạn nên đắp mặt nạ đất sét đều đặn 1 – 2 lần/tuần để kiểm soát dầu thừa cũng như điều trị mụn đầu đen ở trán. Mặt nạ đất sét được đánh giá là hoạt động trên da nhẹ nhàng hơn so với miếng dán lột mụn.
6. Tẩy trang vào cuối ngày
Làm sạch da và tẩy trang vào cuối ngày thuộc bước chăm sóc da quan trọng cần thực hiện hàng ngày. Sau một ngày dài hoạt động, bề mặt da có bụi bẩn, dầu thừa, phấn makeup làm cho lỗ chân lông bít tắc. Vì vậy cần tẩy trang trước khi dùng sữa rửa mặt cho da sạch sâu.
7. Thuốc trị mụn đầu đen không kê đơn (OTC)
Mụn đầu đen ở trán mức độ nhẹ tới trung bình có thể được điều trị bằng các loại thuốc bôi tại chỗ nhằm giảm dầu thừa, tẩy tế bào chết và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới. Bạn cũng cần kiên trì sử dụng thuốc trong vài tuần hoặc vài tháng mới thấy được hiệu quả.
Một số loại thuốc trị mụn đầu đen có thể áp dụng hiệu quả như:
- Adapalene: Thuốc có cơ chế giống tretinoin, có tác dụng tiêu nhân mụn, giảm quá trình sừng hóa biểu bì, giúp chân lông thông thoáng và đem lại hiệu quả cao, thường được ưu tiên trong quá trình điều trị mụn, đặc biệt là mụn cám, mụn đầu đen. (tác dụng phụ đỏ kích ứng nhẹ, châm chích và dễ bắt nắng).
- Benzoyl peroxide: Hoạt chất kháng khuẩn dùng để điều trị các loại mụn khác nhau, tác dụng tẩy tế bào chết, dầu thừa giúp lỗ chân lông thông thoáng, giảm bít tắc và hạn chế nổi mụn. Hoạt chất này có ở nhiều dạng kem, gel, hoặc dùng kết hợp với retinoid, kháng sinh theo chỉ định bác sĩ.
- Axit salicylic: Thành phần dạng gel, kem, dung dịch, mặt nạ.. hoạt động nhờ làm bong lớp vảy sừng. Ngoài ra, với đặc tính ưa mỡ, axit salicylic sẽ thâm nhập vào nang lông, tiêu mụn và chống viêm nhẹ. Axit salicylic có thể kết hợp với benzoyl peroxide để bổ trợ cho nhau trong quá trình trị mụn.
- Axit azelaic: Là hoạt chất hoạt động bằng cách loại bỏ tế bào chết, tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc bôi 2 lần 1 ngày và khoảng 1 tháng mới phát huy hết tác dụng. Tuy nhiên, tác dụng phụ đi kèm bạn nên lưu ý là da đỏ, kích ứng, ngứa hoặc châm chích.
- Lưu huỳnh: Thành phần tác dụng với cysteine trong tế bào sưng tác dụng thúc đẩy sản xuất hidrosunfua giúp tiêu sừng, tái tạo tế bào mới và điều trị mụn hiệu quả.
8. Thuốc trị mụn đầu đen cần kê đơn
Thuốc bôi OTC có thể chưa đủ hiệu quả với những tình trạng mụn nặng dấu hiệu viêm. Để kiểm soát tình trạng mụn trên da, có thể bạn sẽ cần bác sĩ sẽ thăm khám, kê đơn thuốc liên quan bao gồm: thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, Isotretinoin hoặc Spironolactone.
Cách ngăn ngừa mụn đầu đen ở trán
Một số biện pháp ngăn mụn đầu đen ở trán không nên bỏ qua bao gồm:
- Duy trì thói quen dùng sữa rửa mặt làm sạch 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối.
- Thực hiện kỹ thuật rửa mặt đúng cách, không chà xát nhưng cũng không sơ sài.
- Không dùng mỹ phẩm và đồ trang điểm chứa thành phần dầu và có khả năng gây nổi mụn.
- Tẩy tế bào chết định kỳ.
- Tránh đội mũ, băng đô bó sát trán.
- Tránh chạm, cạy, nặn mụn bằng tay trên trán.
- Tẩy trang sạch và dưỡng da trước khi đi ngủ.
- Tránh tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời, luôn bảo vệ da khi ra nắng.
Mụn đầu đen ở trán là vấn đề nhiều người gặp phải và bạn cũng không cần quá lo lắng. Nếu cần hỗ trợ thêm từ chuyên gia, bạn vui lòng liên hệ 093 770 6666 để sớm lấy lại làn da khỏe đẹp sạch mụn.
Các bài viết liên quan
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?
- 10+ công thức xông da mặt trị mụn ẩn hiệu quả, đúng cách
- 7+ công thức trị mụn ẩn dưới da bằng dầu dừa an toàn, hiệu quả