Để lâu mụn đầu đen thành nốt ruồi có đúng không?
Mụn đầu đen xuất hiện lâu trên da không được chăm sóc hoặc điều trị đúng cách có thể khiến nhân mụn trở nên thô cứng, ngày càng bám sâu trên da. Các vấn đề da mụn đầu đen thành nốt ruồi có thể khiến bạn đọc hoang mang không biết có đúng không và xử lý ra sao. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải đáp về mụn đầu đen thành nốt ruồi hay không.
Hiểu đúng về mụn đầu đen và nốt ruồi
Bác sĩ Da liễu BÙI THỊ ÂN cho biết: Cơ chế hình thành mụn đầu đen và nốt ruồi không giống nhau. Đây cũng là điểm bạn cần biết để phân biệt những nốt đen trên da xem chúng có phải nốt ruồi hay không.
Về mụn đầu đen, chúng hình thành do các tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh, không được kiểm soát sẽ tiết ra một lượng dầu thừa trên da. Cộng với quá trình vệ sinh da (da mặt) không sạch, bụi bẩn, bã nhờn, hoặc sản phẩm trang điểm dư thừa sẽ làm cho các lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn nhiều hơn.
Phần nhân mụn sau khi tiếp xúc với không khí tạo thành sự oxy hóa, chuyển sang màu đen nên được gọi là mụn đầu đen. Ngoài ra, các tác nhân khác khiến mụn đầu đen hình thành còn do: nội tiết tố, quá trình ăn uống, lạm dụng mỹ phẩm,.. khiến bề mặt da tăng sinh bã nhờn nhiều hơn.
Ngược lại với mụn đầu đen, nốt ruồi được hình thành ở sâu phần dưới lớp biểu bì. Chúng là những khối u tế bào sắc tố lành tính nằm ở mô da, có thể “mọc” lên bất kỳ nơi nào trên cơ thể.
Nốt ruồi được hình thành do sự phân bố không đều của sắc tố da, hiểu đơn giản hơn là các sắc tố da phải phân bố đều trên da thì các tế bào melanocyte có nhiệm vụ tạo nên sắc tố da, mang lại sắc màu tự nhiên cho da. Nhưng một số trường hợp thì sắc tố da lại phân bố đứng theo một cụm. Nốt ruồi có màu tối là nâu đen, hoặc có thể phẳng, có thể nhô lên trên bề mặt. Ở một số trường hợp, nốt ruồi mọc riêng lẻ hoặc xếp liền nhau.
Về cơ bản, nốt ruồi có nhiều khi bạn ở tuổi thiếu niên, thời kỳ mang thai hoặc da phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Dù theo thời gian, chúng cũng không có sự thay đổi đáng kể về kích thước, màu sắc. Thậm chí có lông, hoặc không tự biến mất được.
>> Xem thêm: Trị dứt điểm mụn đầu đen bằng những mẹo đơn giản
Để lâu mụn đầu đen thành nốt ruồi có phải không?
Mụn đầu đen thành nốt ruồi có phải không, câu trả lời là Không có. Như phần trên chia sẻ về cơ chế của nốt ruồi và mụn đầu đen, chúng hoàn toàn khác biệt. Nốt ruồi không thể nặn ra mà phải dùng các liệu pháp thẩm mỹ hiện đại để loại bỏ. Trong khi mụn đầu đen hoàn toàn có thể loại bỏ theo từng tình trạng da. Với bản chất này, có thể khẳng định rằng mụn đầu đen để lâu sẽ không thể trở thành nốt ruồi nên bạn có thể an tâm về vấn đề này.
Tuy nhiên, nghi vấn mụn đầu đen thành nốt ruồi cũng không phải là không có cơ sở. Lý do là bởi mụn đầu đen nếu không gây viêm hoặc chuyển thành các loại mụn khác sẽ tích tụ lâu ngày trong lỗ chân lông, khi lỗ chân lông bị lấp đầy mụn sẽ chuyển thành các nốt đen nhạt rất khó lấy ra và thường gặp nhất ở vùng mũi hoặc dưới cằm. Nhiều người khi nhìn các nốt mụn thành giống với nốt ruồi, màu nhạt hơn nên hiểu lầm đó là nốt ruồi thật sự.
Làm gì để loại bỏ mụn đầu đen cứng đầu?
Mụn đầu đen có thể tự biến mất tùy thuộc vào độ sâu của mụn đầu đen trong da bạn. Nếu mụn đầu đen xuất hiện trên bề mặt da, khả năng chúng sẽ tự biến mất nếu bạn vệ sinh chăm sóc tốt. Tuy nhiên, một số mụn đầu đen có thể nằm sâu trong da khó có khả năng tự biến mất. Lúc này bạn nên thăm khám bởi bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia thẩm mỹ y khoa để loại bỏ chúng.
Thay vì tìm cách điều trị, bạn nên ngăn ngừa chúng bằng cách duy trì thói quen chăm sóc da tại nhà theo lưu ý sau:
– Vệ sinh da mặt 2 lần một ngày bằng sữa rửa mặt có chứa salicylic acid, lấy đi các chất bụi bẩn, dầu thừa, làm thoáng lỗ chân lông. Khi da sạch sẽ, bạn đã giúp da kháng khuẩn và giảm viêm, ngăn ngừa được sự hình thành mụn trứng cá, mụn đầu đen. Quá trình rửa mặt bạn nên massage một cách nhẹ nhàng tránh làm cho da bị tổn thương khi chà xát quá mạnh, nhất là với vùng da nhạy cảm và nơi có đốm mụn.
– Luôn bảo vệ da khi phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trang bị áo chống nắng, nón rộng vành, kính mắt.. Điều này giúp da tránh được khói bụi, tăng sắc tố làm tăng sự xuất hiện mụn đầu đen.
– Để tránh tình trạng mụn đầu đen cứng đầu nằm sâu trong da hoặc khiến bạn băn khoăn mụn đầu đen thành nốt ruồi, bạn nên chú ý việc dùng mỹ phẩm, đồ trang điểm. Không nên dùng sản phẩm chứa thành phần hóa học ảnh hưởng không tốt tới làn da. Sau khi dùng cần tẩy trang thật kỹ, rửa mặt sạch sẽ để lỗ chân lông không bị tắc nghẽn, dẫn tới mụn đầu đen.
– Chế độ ăn hợp lý với nguyên tắc ăn uống lành mạnh, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, đồ ngọt. Vì những thức ăn này làm tăng nguy cơ tích tụ nhiều độc tố cho da. Bạn cũng nên bổ sung các loại rau xanh, trái cây để thanh lọc cơ thể, nâng cao sức đề kháng cho da tốt hơn.
– Giữ tinh thần lạc quan, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, căng thẳng để cơ thể được cân bằng cũng như nội tiết tố được ổn định.
– Các chuyên gia cũng khuyên bạn không nên cố gắng nặn mụn đầu đen vì khiến mụn bị viêm nhiễm nặng hơn, dễ hình thành mụn mủ, mụn bọc hoặc lây lan sang vùng da khác.
– Nếu bạn muốn loại bỏ mụn đầu đen, có thể tham khảo cách nặn mụn đầu đen tại nhà đúng cách. Hoặc sử dụng các mặt nạ lột mụn, gel, kem lột mụn bán đa dạng ngoài thị trường.
Các trường hợp mụn đầu đen dạng nặng có thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc uống theo chỉ định bác sĩ như: Isotretinoin, Spironolactone,… Và nếu bạn cảm thấy các biểu hiện rõ rệt của mụn đầu đen gây ẩn sâu, khó điều trị tại nhà, dấu hiệu lan rộng hơn thì đừng chủ quan. Liên hệ các bác sĩ Da liễu để được thăm khám và vệ sinh mụn, chăm sóc loại bỏ kịp thời.
>> Có thể bạn quan tâm: Trị mụn ẩn bằng lá trà xanh hiệu quả tốt
Mụn đầu đen không thể trở thành nốt ruồi như bạn vẫn nghĩ. Tuy nhiên, khi mụn đầu đen tích tụ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe làn da. Vì thế, bạn có thể áp dụng những cách gợi ý trên đây để hạn chế tình trạng mụn đầu đen xuất hiện, đảm bảo da sạch mụn, trắng hồng. Gọi tới HOTLINE 093 770 6666 để biết thêm thông tin các dịch vụ chăm sóc da liên quan.
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?