Mụn nhọt ở mặt cảnh báo điều gì về sức khỏe?
Mụn nhọt xuất hiện trên cơ thể vốn dĩ đã là một điều đáng lo ngại. Trường hợp này thậm chí còn nguy hiểm hơn nữa nếu các nốt mụn hình thành trên mặt. Mụn nhọt ở mặt không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoài mà còn tiềm ẩn những nguy cơ gây nhiễm trùng, biến chứng, nếu không điều trị đúng cách, kịp thời sẽ để lại những hậu quả vô cùng lớn. Trước hết hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và hướng điều trị ngay tại đây để có được phương pháp an toàn và phù hợp nhất!
Chẩn đoán lâm sàng mụn nhọt ở mặt
Mụn nhọt được xem là một dạng khởi phát nhiễm trùng da ở vị trí phía dưới lỗ chân lông nơi chịu ảnh hưởng lớn nhất của tuyến dầu nhờn trong cơ thể. Ban đầu, các khu vực da bị nhọt chỉ xuất hiện những dấu hiệu nhẹ với một u mụn khá nhỏ, sau đó phát triển lớn hơn với màu đỏ đặc trưng. Khoảng thời gian từ 4-7 ngày là lúc các ổ dịch mủ hoạt động mạnh mẽ nhất kể từ thời điểm bắt đầu.
Những khu vực thường xuyên xuất hiện mụn nhọt là mặt, cổ, nách, mông, vai. Nếu xuất hiện ở khu vực gần với mí mắt, đây có thể là một dạng bệnh lý mà người ta thường gọi là lẹo mắt. Trường hợp mụn nhọt xuất hiện nhiều và quy tụ thành một nhóm, khả năng bội nhiễm tăng cao đáng kể, tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực lớn hơn đối với sức khỏe của người bệnh. Thậm chí, các nốt mụn nhọt có thể kéo theo những biến chứng nguy hại khác.
Triệu chứng khởi phát mụn nhọt trên da mặt là các hạt nhỏ có màu đỏ. Cùng với những tác động tiêu cực khác, mụn nhanh chóng hình thành dịch mủ, tăng trưởng về kích thước và tạo ra cảm giác đau nhức. Đồng thời, nền da xung quanh các nốt mụn nhọt cũng nhanh chóng chuyển sang màu đỏ nhạt và sưng. Phần đỉnh của nhọt thường dễ dàng nhận thấy một lớp da mỏng nhẹ, chứa dịch mủ màu vàng hoặc trắng bên trong, cực kỳ dễ vỡ. Sau một thời gian, các nốt nhọt bị vỡ ra, phần dịch có chứa nhiều vi khuẩn gây hại nhanh chóng lây lan ra những vùng da lân cận. Cần phải có hướng điều trị đúng cách và kịp thời ngay lập tức.
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của mụn nhọt ở mặt
Hầu hết chúng ta đều không thực sự hiểu rõ cơ chế hoạt động của các tế bào da và những vấn đề trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình này. Da mặt của chúng ta có chứa hàng triệu vi khuẩn, chúng tồn tại ở các trạng thái khác nhau, có vi khuẩn tốt nhưng cũng có không ít vi khuẩn gây hại. Những vi sinh vật này thường nằm ở phía dưới của lỗ chân lông nơi tiếp xúc với tuyến bã nhờn, cũng là môi trường sinh sống lý tưởng của chúng. Cùng với hiện tượng sừng hóa ở nang lông, hoạt động quá mạnh của tuyến bã nhờn, chính những vi khuẩn gây hại đã dẫn đến sự xuất hiện của các nốt mụn.
Một trong những vi khuẩn phổ biến nhất, được chứng minh về mức độ gây hại của chúng đối với cơ thể chính là chủng Propionibacterium acnes hay P.acnes, chuyên gây mụn. Tuy nhiên, loại vi khuẩn này chỉ bùng phát một cách mạnh mẽ và gây ra mụn trên mặt trong một số điều kiện môi trường lý tưởng. Những nguyên nhân khiến cho vi khuẩn P.acnes thuận lợi phát triển đó chính là:
Hiện tượng lỗ chân lông tắc nghẽn: Hoạt động của lỗ chân lông có vai trò cực kỳ quan trọng giúp làn da thoáng khí, là con đường trung gian đào thải các độc tố ra bên ngoài. Tuy nhiên nếu không được làm sạch đúng cách, tạp chất, bụi bẩn và các vi khuẩn đọng lại khiến lỗ chân lông bị bít tắc nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bài tiết qua da, tình trạng ứ đọng các vật chất trên tạo ra môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, dẫn đến sự xuất hiện của mụn nhọt.
Tình trạng viêm nang lông: Trong số những nguyên nhân gây ra sự hình thành mụn nhọt ở mặt thì viêm nang lông được xác định là bệnh lý phổ biến nhất. Việc thường xuyên sờ nắn lên mặt, có xát với khẩu trang, quần áo… khiến cho làn da mỏng hơn, tuyến nang lông dễ bị ảnh hưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho da. Một số bệnh nhân bị viêm tuyến nang lông do di truyền hoặc khởi phát bởi một số yếu tố khác.
Bệnh lý dày sừng nang lông: Hiện tượng dày sừng nang lông không quá phổ biến ở khu vực da mặt nhưng vẫn có một số ít trường hợp mắc phải bệnh lý này. Biểu hiện rõ ràng nhất của dày sừng nang lông là lớp da thô ráp, sần sùi, kèm theo mụn ở các khu vực xuất hiện. Mụn nhọt xuất hiện bởi nguyên nhân này thường không gây ra quá nhiều nguy hiểm nhưng sẽ có một số bất tiện trong quá trình điều trị bởi chúng ta phải đồng thời trị liệu mụn nhọt và cả bệnh lý này thì mới có thể khắc phục triệt để.
Bên cạnh những nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý ngoài da, một số yếu tố nguy cơ hoàn toàn có khả năng tạo điều kiện cho sự phát triển của các nốt mụn nhọt như: bệnh gan, thận, di truyền, chăm sóc da không đúng cách, tự ý nặn các nốt mụn… Để loại bỏ mụn nhọt triệt để nên quan tâm đến việc xử lý các nốt mụn cùng với chăm sóc và trị liệu các bệnh lý đang tồn tại.
Mụn nhọt có bị biến chứng gì hay không?
Các bác sĩ nhận định mụn nhọt không gây ra các biến chứng quá nặng, nhưng trong trường hợp bội nhiễm, nhọt liên tục tái phát có thể khiến làn da bị nhiễm trùng. Mụn nhọt có khả năng lây lan nhanh chóng và lây chéo giữa những thành viên trong gia đình nếu sử dụng chung một số đồ vật có chứa dịch truyền ra từ nhọt. Loại mụn này có thể tái phát ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Trường hợp mụn nhọt liên tục tái đi tái lại nhiều lần trong một thời điểm, cần phải đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị.
Mụn nhọt có thể làm gia tăng mức độ nguy hiểm của viêm tuyến mồ hôi mủ, đây là một bệnh lý nghiêm trọng, khó điều trị và có xu hướng hình thành những vết sẹo lõm, sẹo xấu trên da mặt. Hơn thế nữa, nếu để xảy ra tình trạng nhiễm trùng máu do các nốt nhọt, những hệ lụy về sau là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy mà người bệnh cần đặc biệt lưu ý với các nốt mụn nhọt ở trên mặt. Một số dấu hiệu nhọt bội nhiễm nghiêm trọng mà bạn cần đặc biệt lưu ý như sau:
- Khu vực da xung quanh nhọt có hiện tượng sưng đỏ, cảm giác đau nhức, mụn mủ bị đẩy lên trên, dễ bị vỡ.
- Các nốt nhọt mới mọc lên xung quanh những nốt nhọt đầu tiên và liên tục phát triển về kích thước, khu vực xuất hiện.
- Mụn nhọt xuất hiện đi kèm với các triệu chứng sưng hạch ở khu vực lân cận, sốt, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.
Mụn nhọt ở trạng thái bình thường không phải là tình trạng đáng nguy hiểm và có thể điều trị được bằng những chỉ định y khoa. Tuy nhiên, nếu bạn tự nặn mụn hoặc cơ địa không tốt, các nốt mụn đi kèm với những trạng thái không ổn định về sức khỏe là điều đáng báo động. Cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Nên làm gì khi xuất hiện mụn nhọt?
Đối với những nốt nhọt xuất hiện trên cơ thể, nhiều người lựa chọn cách tự nặn hoặc áp dụng các phương pháp điều trị tự nhiên như sử dụng: mật ong, nha đam, tràm trà… Tuy nhiên, hiệu quả thực tế của các cách trị liệu này vẫn chưa được chứng minh cụ thể. Chính vì vậy, ngay khi thấy mụn nhọt xuất hiện mà chưa biết cách trị liệu như thế nào, bạn nên tuân thủ một số yêu cầu sau:
Tuyệt đối không được tự ý nặn mụn, sử dụng vật dụng để hút mụn, chườm nóng, chườm lạnh hay bất kỳ mẹo dân gian nào. Điều này có thể khiến hiện tượng nhiễm trùng diễn ra nhanh chóng và nặng nề hơn.
Trong trường hợp nhọt còn khá nhẹ và không có các biểu hiện nào như: đau nhức, sốt, mệt mỏi, háo nước, hãy đợi cho đến khi mụn tự chín và vỡ ra. Lúc này, hãy sử dụng bông y tế đảm bảo vô khuẩn để thấm dịch khuẩn, sau đó dùng dung dịch sát khuẩn như Betadine hoặc cồn iod nhẹ nhàng chấm vào những vùng da có mụn. Thực hiện nhiều lần trong ngày để phòng tránh hiện tượng nhiễm khuẩn trở lại.
Nếu các nốt nhọt phát triển nặng hơn, gây đau nhức dữ dội thì không nên lựa chọn bất kỳ phương pháp điều trị nào tại nhà mà hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trong thời gian bị mụn, sau khi điều trị nên giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sinh sống thật tốt. Thường xuyên xịt khuẩn, sát trùng cho những khu vực da có nguy cơ xuất hiện mụn nhọt hoặc bắt đầu có những biểu hiện đầu tiên. Cần thiết phải nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách luyện tập, sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung nhiều dinh dưỡng, xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý. Có như vậy, làn da mới ở trong trạng thái tốt nhất, tạo ra hàng rào bảo vệ tự nhiên hoàn hảo.
Điều trị mụn nhọt ở mặt như thế nào đúng cách nhất?
Phương pháp điều trị mụn nhọt đúng cách nhất cần thông qua những chẩn đoán lâm sàng. Tùy theo mức độ phát triển của mụn các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, với những nốt mụn có kích thước lớn, bác sĩ thường đề xuất phương án chích ổ nhọt, loại bỏ yếu tố nguy cơ từ chất dịch có trong nhọt. Sau đó sát khuẩn và xử lý để triệt tiêu vi khuẩn, giúp da nhanh lành. Cũng có các trường hợp nhọt bỗng nhiên bị mềm lại, dịch bên trong ứ đọng và không thể thoát ra ngoài cũng cần đến sự can thiệp y khoa.
Các ổ nhọt trên mặt có nguy cơ cao gây nhiễm trùng thứ phát và để lại sẹo lõm cực kỳ xấu. Do vậy, trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn các loại kháng sinh để điều trị sớm với mụn nhọt ở mặt. Với những ổ nhọt nghiêm trọng, việc kết hợp trị liệu bằng nhiều phương pháp từ sử dụng kháng sinh đường uống, thuốc bôi ngoài da cho đến những phương pháp thẩm mỹ bên ngoài là điều nên thực hiện. Điều này cũng được đánh giá cao bởi các chuyên gia do hiệu quả mang lại vượt trên mức mong đợi.
Đối với một số người có cơ địa không tốt, sức đề kháng yếu thì việc tái phát mụn nhọt xảy ra rất thường xuyên. Tình trạng bệnh ở những lần sau thường nặng hơn lần trước nên không được chủ quan trong điều trị. Nên tuân thủ các yêu cầu của các bác sĩ, điều trị theo phác đồ và tái khám sớm nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu kích ứng nào đối với cơ thể.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin về tình trạng mụn nhọt ở mặt. Mặc dù khi mới xuất hiện, đây không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Nhưng theo thời gian, chúng có xu hướng phát triển nặng hơn và cơ nguy cơ gây nhiễm trùng, biến chứng. Cần tham khảo ngay ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa da liễu nếu mụn nhọt vùng mặt có diễn biến phức tạp. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc liên quan đến việc điều trị mụn nhọt, vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- Cách trị mụn bọc tại nhà như thế nào nhanh khỏi nhất?
- Cách trị mụn bọc sưng đỏ như thế nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc có tự xẹp không? Làm sao để trị mụn bọc thật nhanh?
- 10+ cách trị mụn ẩn trên trán bằng nha đam dễ thực hiện tại nhà
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Cách trị mụn bọc nhanh nhất trong 1 đêm liệu có khả thi?
- Cách nặn mụn bọc bị chai cứng như thế nào an toàn?
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Ăn gì để trị mụn ẩn? Bị mụn ẩn không nên ăn gì?