Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Mụn nội tiết không chỉ là nỗi ám ảnh của tuổi dậy thì, mà còn là vấn đề nan giải của nhiều phụ nữ ở độ tuổi trưởng thành. Bản chất mụn nội tiết là gì và nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Bài viết sau sẽ giúp bạn chia sẻ cách nhận diện của mụn nội tiết và cách điều trị hiệu quả nhất. 

Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Mụn nội tiết là gì? 

Mụn nội tiết về cơ bản là mụn trứng cá nhưng xuất hiện do tác động thay đổi nội tiết tố (Hormonal Acne), thường gặp nhất ở thanh thiếu niên giai đoạn dậy thì và phụ nữ giai đoạn mang thai, mãn kinh hoặc tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn cơ thể phụ nữ  thay đổi nhiều hơn về nội tiết tố, khó kiểm soát được trạng thái cân bằng hormone, dẫn tới nổi mụn trên da. 

Mụn có thể xuất hiện ở dạng mụn đầu đen và mụn đầu trắng, hoặc đặc trưng hơn bởi các vết thâm viêm nhiều hơn, có cường độ từ trung bình đến nặng. Các nốt mụn nằm sâu dưới da gây ra cảm giác đau, sưng đỏ, nóng mặt và viêm.

Những loại mụn nghiêm trọng như mụn sưng đỏ, mụn mủ, nốt sần và u nang gây ra các ảnh hưởng lớn tới ngoại hình cho những người mắc phải vì dễ để lại sẹo. 

Mụn nội tiết xuất hiện do những thay đổi chủ yếu về hormone trong cơ thể 

Mụn nội tiết xuất hiện do những thay đổi chủ yếu về hormone trong cơ thể

Đặc điểm của mụn nội tiết 

Mụn nội tiết biểu hiện chia ra thành 2 giai đoạn và 3 mức độ, thuộc mụn tuổi dậy thì và mụn độ tuổi trưởng thành. Các nốt mụn nằm sâu dưới da gây ra cảm giác đau, sưng đỏ và viêm. Ở mỗi giai đoạn, mụn xuất hiện với những đặc điểm khác nhau. 

  • Ở độ tuổi dậy thì: Mụn nội tiết thường xuất hiện nhiều nhất và dễ thấy ở vùng chữ T – vùng tiết dầu nhiều trên khuôn mặt ( trán, mũi, cằm).
  • Ở độ tuổi trưởng thành: Mụn nội tiết ở người trưởng thành tập trung nhiều hơn ở phần dưới khuôn mặt, bao gồm mụn ở má, cằm và vùng da quanh đường viền hàm.

– Mụn do nội tiết mức độ nhẹ: mụn đầu đen, đầu trắng, biểu hiện có ít hơn 20 mụn bọc, 15 tổn thương mụn dạng viêm hoặc ít hơn 30 mụn không viêm.

– Mụn trứng cá mức độ trung bình: có thể viêm hoặc không, để lại sẹo. Đặc điểm mụn khi được xếp vào mức độ vừa với 20-100 mụn bọc, 15-50 tổn thương viêm, hoặc từ 30-125 tổn thương cộng lại.

– Mụn do nội tiết mức độ nặng thường gây ra viêm nhiều và để lại sẹo.

Mụn do nội tiết tố được là biểu hiện bình thường với các thay đổi của cơ thể và khoảng 95% những người trong độ tuổi từ 11 đến 30 đều có thể gặp phải. 

Theo nghiên cứu, tình trạng này thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khoảng 50% phụ nữ trong độ tuổi 20-29 phải đối mặt với mụn trứng cá và 25% phụ nữ trong độ tuổi 40-49 cũng phải đối mặt với tình trạng này. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng mụn này? 

Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn nội tiết là gì? 

Sự thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể có thể nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá. Phụ nữ có xu hướng trải qua nhiều biến động hormone hơn so với nam giới do tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh.

Sự thay đổi này làm cho tình trạng mụn khó kiểm soát: Da tăng sản xuất bã nhờn; Vi khuẩn tích tụ và phát triển trên da; Hệ thống miễn dịch có phản ứng với vi khuẩn; Lỗ chân lông tắc nghẽn. Chúng biểu hiện rõ thông qua các giai đoạn sau và cũng được coi là nguyên nhân tác động 2 chiều đối với tình trạng mụn do nội tiết:

Dậy thì

Ở thanh thiếu niên, tình trạng mụn nội tiết thường do những thay đổi về nội tiết tố trong thời kỳ tuổi dậy thì. Sự thay đổi này làm cho những biểu hiện mụn trên da xuất hiện rõ ràng và có thể nặng hơn nếu bạn không chăm sóc da đúng cách. 

Chu kỳ kinh nguyệt 

Ở phụ nữ, mụn trứng cá do nội tiết tố thường xảy ra quanh chu kỳ kinh nguyệt. Trong thời kỳ kinh nguyệt, nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi và do đó, bạn sẽ thường thấy nhiều phụ nữ sẽ bắt đầu phát triển các nốt mụn trong những ngày trước khi đến kỳ kinh nguyệt.

Mọc nhiều mụn thời kỳ kinh nguyệt cho thấy nội tiết tố thay đổi theo chu kỳ 

Mọc nhiều mụn thời kỳ kinh nguyệt cho thấy nội tiết tố thay đổi theo chu kỳ

Thời kỳ mãn kinh

Một nguyên nhân khác gây ra mụn do nội tiết tố là phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh làm tăng nồng độ androgen. Mãn kinh thường xảy ra nhất khi phụ nữ đến tuổi 45 trở lên. Những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể là một yếu tố góp phần gây ra mụn.

Tác động chính của thời kỳ mãn kinh lên làn da của chúng ta xảy ra do sự sụt giảm estrogen. Một trong những tác động của estrogen là kích thích sản xuất collagen trong da, nó cũng thúc đẩy sản xuất lượng dầu trên da, nhưng không có các tác động tiêu cực như của testosterone. Khi da của chúng ta mất đi tác nhân kích thích này trong thời kỳ mãn kinh, nó có thể dẫn đến da bị khô và mất độ đàn hồi. Nhiều phụ nữ bị khô, mụn mọc trong thời kỳ mãn kinh do mất cân bằng nội tiết tố.

Sự gia tăng/ giảm hormone

Sự gia tăng hoặc giảm hormone có thể gây ra tình trạng sản xuất bã nhờn dư thừa tích tụ cùng với bụi bẩn vào lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá. Các tế bào da cũng có thể bị tắc nghẽn trong lỗ chân lông. 

Hormone có thể làm tăng nguy cơ bị mụn vì chúng ảnh hưởng đến lượng dầu mà da chúng ta sản xuất. Lượng dầu được sản xuất càng nhiều thì khả năng nang lông bị tắc càng cao.

Hormone chính liên quan đến mụn trứng cá là testosterone. Nồng độ testosterone cao hơn có liên quan đến việc sản xuất nhiều dầu hơn và nguy cơ bị mụn trứng cá cao hơn. Đây là lý do tại sao mụn trứng cá lại là vấn đề phổ biến đối với các bé trai trong độ tuổi vị thành niên. Khi nồng độ testosterone đạt đỉnh, các bé trai thường sẽ gặp các vấn đề về da.

Testosterone thường được coi là hormone nam vì chúng có nồng độ cao hơn ở nam giới. Tác động của testosterone thường nhẹ hơn ở phụ nữ vì nó cân bằng với tác động của hormone nữ như estrogen.

Tuy nhiên, khi nồng độ của các hormone nữ estrogen suy giảm vào cuối mỗi chu kỳ kinh nguyệt, mãn kinh hay các vấn đề sức khỏe khác, tác động của testosterone lên da sẽ rõ ràng hơn. 

Buồng trứng đa nang

Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang có mức độ hormone nam cao hơn có thể gây ra các vấn đề về da, mụn cùng với các triệu chứng khác như kinh nguyệt không đều. 

Các vấn đề sức khỏe khác 

Stress, mệt mỏi, lạm dụng thuốc, sản phẩm chăm sóc da, ăn uống không khoa học,.. là những yếu tố liên quan tác động tới sự gia tăng của mụn nội tiết. 

Ngoài ra đây cũng có thể là biểu hiện của các bệnh lý cần điều trị như sự bất thường tuyến thượng thận bẩm sinh, đái tháo đường, hoặc suy tuyến giáp, bệnh liên quan đến tinh hoàn,…

>> Xem thêm: Da khô có bị mụn không? Điều trị cách gì?

Biểu hiện khi bị mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết xuất hiện bất cứ vị trí nào trên mặt nhưng cũng phân loại theo từng giai đoạn

Mụn nội tiết xuất hiện bất cứ vị trí nào trên mặt nhưng cũng phân loại theo từng giai đoạn

Dấu hiệu nào cho biết bạn bị mụn nội tiết? Theo bác sĩ Phạm Thu Phương, tình trạng mụn sẽ xuất hiện chủ yếu qua 5 biểu hiện rõ rệt sau: 

1. Nổi mụn nhiều dù bạn không còn ở giai đoạn dậy thì hay thai kỳ: Mụn thường xuất hiện ở độ tuổi 20-30, lúc này tuyến nội tiết hoạt động mạnh mẽ nhất và là giai đoạn muộn nội tiết xuất hiện nhiều nhất. Đây cũng là độ tuổi phụ nữ thường mang thai, sinh nở dẫn tới rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên, nếu mụn vẫn xuất hiện và tái phát liên tục sau giai đoạn này, có thể bạn đang bị mụn nội tiết. 

2. Mụn nhiều quanh vùng cằm và xương hàm: Mụn nội tiết thường xuất hiện nhiều phần dưới khuôn mặt, đặc biệt vùng cằm và xương hàm do các hormone dư thừa kích thích tuyến dầu phát triển mạnh, gây mụn tập trung tại các vùng này.  

3. Mụn tái phát mỗi tháng một lần: Mụn nội tiết có đặc điểm xuất hiện hàng tháng khá giống với chu kỳ kinh nguyệt. Điều này cũng xảy ra đối với phụ nữ độ tuổi mãn kinh, có mức độ estrogen và progesterone khiến mụn xuất hiện cùng thời điểm mỗi tháng. 

4. Mụn mọc dai dẳng và khó trị: Có thể bạn đã chăm sóc da  kỹ lưỡng và thay đổi chế ăn lành mạnh nhưng mụn vẫn có thể quay lại. Điều này cho thấy bạn đang gặp phải mụn nội tiết. 

5. Mụn xuất hiện nhiều khi stress kéo dài: Hormone cortisol tăng cao khi bạn căng thẳng thần kinh có thể tác động tới nội tiết cơ thể và tạo ra mụn nội tiết. 

Điều trị mụn nội tiết cách nào hiệu quả?

1.Phương pháp điều trị tự nhiên

Bạn có thể sử dụng một số sản phẩm chiết xuất tự nhiên để hỗ trợ điều trị mụn nội tiết. Phương pháp này được đánh giá là có hiệu quả và không để lại tác dụng phụ.  

  • Tinh dầu trà xanh: Tinh dầu trà xanh có cơ chế giảm viêm từ đó giảm nguy cơ gây ra mụn trứng cá. Nghiên cứu cho thấy những người sử dụng kem có chứa 5% tinh dầu trà xanh thoa lên da có thể giảm triệu chứng mụn nội tiết từ nhẹ đến trung bình. Tinh dầu trà xanh có trong các sản phẩm sữa rửa mặt toner.. hoặc sử dụng nguyên chất pha loãng với các loại nền dầu như dầu oliu, dầu dừa..
  • Tinh dầu tràm trà: Ngoài tinh dầu trà xanh, bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để kháng viêm, giảm mụn hiệu quả.
  • Alpha hydroxy acid (AHA): Đây là một loại acid nguồn gốc thực vật giàu trong các loại cây họ cam, quýt, AHA có tác dụng loại bỏ các tế bào chết gây bít tắc chân lông, qua đó giảm thiểu sự hình thành mụn.

Các loại sản phẩm chăm sóc da chứa AHA như mặt nạ, các loại kem OTC. AHA có thể khiến da tăng độ nhạy cảm khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Vì thế, bạn cần bôi kem chống nắng thường xuyên khi đang điều trị mụn với AHA. 

>> Có thể bạn quan tâm:  Cách làm mặt nạ trà xanh 

2.Điều trị mụn nội tiết với thuốc uống

Nếu bạn bị mụn nội tiết nặng, bạn cần điều trị bằng các thuốc giúp cân bằng hay điều hòa nồng độ hormone. 

  • Thuốc tránh thai đường uống: Thuốc có ethinyl estradiol cùng với norgestimate và norethindrone, drospirenone, hiệu quả trong việc điều trị mụn nội tiết. Các loại chất này giúp cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể và giảm mụn nội tiết trong thời kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, chúng không phù hợp với những ai đang bị đau tim, đột quỵ, rối loạn đông máu, tăng huyết áp, tiền sử ung thư vú.
  • Thuốc kháng androgen: Loại thuốc hoạt động theo cơ chế giảm nội tiết tố nam androgen (hormone tự nhiên có ở nam và nữ). Tuy nhiên, khi hàm lượng này quá cao có thể gây ra một số vấn đề mụn. Aldactone có thể ngăn cơ thể sản xuất nhiều androgen và ổn định nồng độ hormone. 
  • Retinoids cream/gel: Với những trường hợp bị mụn nội tiết nhẹ, có thể cân nhắc sử dụng một số loại thuốc chứa thành phần retinoids. Retinoids có nguồn gốc vitamin A, chứa nhiều trong các loại gel, kem bán ở hiệu thuốc. 
Thuốc tránh thai đường uống là một liệu pháp cân bằng hormone bên trong giảm mụn. 

Thuốc tránh thai đường uống là một liệu pháp cân bằng hormone bên trong giảm mụn.

Các loại thuốc trên đây chỉ là gợi ý, mỗi người thường sẽ cần một phác đồ điều trị mụn riêng biệt trên cơ sở mức độ mụn và tình trạng sức khỏe. Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị khi chưa thăm khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

3. Áp dụng công nghệ cao trị mụn nội tiết 

Trong những trường hợp nhất định, mụn nội tiết nặng, dai dẳng và gây tổn thương lớn trên da, việc sử dụng công nghệ cao là một trong những lựa chọn tốt. Một số công nghệ được áp dụng như laser C02 vi điểm, ánh sáng IPL, điện di.. có thể là những công nghệ hỗ trợ mang lại hiệu quả tốt trong việc giảm tình trạng mụn viêm. 

Lưu ý nên chọn các cơ sở làm đẹp chuyên khoa uy tín để đảm bảo quá trình trị liệu diễn ra an toàn, thuận lợi và giúp da nhanh chóng phục hồi. 

Chăm sóc da mụn do nội tiết sao cho đúng cách? 

Mụn nội tiết gây ra áp lực về ngoại hình đối với nhiều người và dễ kéo dài trong một thời gian dài. Tuy nhiên, bạn cũng có thể làm giảm quá trình bị mụn nhờ chăm sóc da đúng cách. 

Chăm sóc da đúng cách giảm nguy cơ mụn nội tiết từ cả bên trong lẫn bên ngoài 

Chăm sóc da đúng cách giảm nguy cơ mụn nội tiết từ cả bên trong lẫn bên ngoài

Chăm sóc da bị mụn nội tiết từ bên ngoài

  • Rửa mặt 2 lần/ngày và sau khi đổ mồ hôi, lưu ý chỉ dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ tránh dùng nước quá nóng. 
  • Không chà xát và nặn mụn để hạn chế viêm nhiễm và khiến mụn nặng hơn. 
  • Nên dùng các mỹ phẩm phù hợp với da mụn, không chứa hóa chất, xà phòng, hóa chất gây mụn.
  • Tránh môi trường có độ ẩm cao và đổ mồ hôi nhiều giảm mụn nội tiết trên mặt và lưng.
  • Vệ sinh sạch sẽ các đồ dùng sinh hoạt, trong đó có đồ trang điểm. Hạn chế trang điểm và phải tẩy trang thật kỹ để không bị tắc nghẽn lỗ chân lông. 
  • Uống đủ nước để thải độc, tăng ẩm cho da hàng ngày (1,5 – 2 lít).
  • Sử dụng BHA, AHA, Benzoyl peroxide để hỗ trợ điều trị mụn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng phù hợp cho giai đoạn da mụn.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ: Tẩy tế bào chết luôn cần thiết giúp da sạch sâu, lỗ chân lông thông thoáng, từ đó giảm mụn hiệu quả. 

>> Xem thêm: Khi da mụn có nên dùng kem chống nắng không?

Chăm sóc từ bên trong đối với da mụn nội tiết 

Mụn nội tiết liên quan tới những thay đổi bên trong, bạn nên thay đổi các thói quen theo gợi ý sau để cơ thể khỏe mạnh hơn, giảm tác động gây mụn. 

  • Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và hạn chế tối đa việc thức khuya.
  • Tránh căng thẳng, stress, và áp lực tâm lý đặc biệt trong thời gian dài.
  • Bổ sung thực phẩm giàu kẽm, các loại vitamin E, C, B, để làm cho da khỏe mạnh. Tăng cường ăn rau xanh và trái cây, hạn chế đồ ăn cay nóng, dầu mỡ, đồ uống chứa cồn.. 
  • Sử dụng các loại trà và thực phẩm thanh nhiệt, tác dụng giải độc như trà xanh, trà atiso và các loại thảo dược tương tự.
  • Thăm khám bác sĩ da liễu để kịp thời có phác đồ điều trị phù hợp cho tình trạng của bạn. 

Thông thường sẽ phải mất từ 8 -10 tuần để các phương pháp trị mụn nội tiết phát huy tác dụng. Nếu mụn vẫn không giảm sau thời gian này, bạn nên điều chỉnh lại kế hoạch điều trị và thăm khám trực tiếp bác sĩ da liễu để có lời khuyên phù hợp. 

Để biết thêm thông tin về mụn nội tiết và phác đồ điều trị, bạn vui lòng liên hệ 093 770 6666 để được hỗ trợ. 

Chia sẻ ngay:
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments

form đăng ký

    x

      ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT THÁNG 6
      Giảm 30% tất cả dịch vụ, tặng vàng cho 100 khách hàng và mỹ phẩm trị giá 1.490.000 VNĐ

          This will close in 0 seconds