Nám da là biểu hiện như thế nào? Cách trị nám da hiệu quả cao nhất
Nám da mặt xuất hiện tập trung ở khu vực má, trán, cằm hoặc môi tạo thành những đốm co cụm hoặc các mảng da sẫm màu, chồng chéo lên nhau. Nám có xu hướng đối xứng tạo thành những kết cấu đồng đều giữa hai bên mặt. Chúng được chia ra thành các phân loại như nám mảng, nám đốm, nám chân đinh,.. với các cách điều trị khác nhau.
Mặc dù đạt được những bước tiến hóa vượt bậc mà chưa sinh vật nào có thể vượt qua nhưng khả năng đề kháng của con người không thực sự tốt. Đồng thời, rất dễ bị tác động bởi những tia gây hại vô hình xung quanh. Sự tồn tại của những tia sáng này ở mọi nơi mà chúng ta có thể tiếp xúc và cảm nhận. Hậu quả của những tia tử ngoại đối với cơ thể là rất cao, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự hình thành các đốm, mảng nám trên da mặt. Đối với những bạn đang thắc mắc nám da là gì, nguyên nhân trực tiếp hình thành nám ra sao thì ngay dưới đây là những thông tin quan trọng!
Nám da là gì?
Nám xuất hiện trên da mặt không phải là một vấn đề quá xa lạ bởi hiện tượng này phổ biến đến mức bạn có thể gặp phải các vết nám trên da mặt của nhiều người, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tình trạng nám có mối liên hệ mật thiết đối với các tế bào sắc tố. Cụ thể hơn nữa, nám da được xem là một hội chứng rối loạn lành tính, không có khả năng lây lan từ người sang người. Đồng thời, các triệu chứng của nám trên bề mặt da cũng được chứng minh không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Nhưng một vài nguyên nhân gây nám có khả năng khiến các diễn biến trầm trọng hơn và nám chỉ là một trong số nhiều biểu hiện thường gặp.
Hiện tượng rối loạn quá trình tăng sinh các sắc tố Melanin tạo ra các mảng hoặc đốm nám trên da mặt của chúng ta. Không giống như những sinh vật khác, nám chỉ xuất hiện trên cơ thể người. Các nhà khoa học lý giải điều này liên quan khá nhiều đến mã gen, cơ chế hoạt động tự nhiên và quá trình tiến hóa. Bên cạnh đó, nám trên bề mặt da cũng thường gặp phải ở đối tượng nữ giới trong độ tuổi sinh nở và tỷ lệ này cao hơn khá nhiều so với nam giới. Nhìn chung, những đốm và mảng nám trên mặt khiến làn da xám xịt, không đều màu, đánh mất tính chất nguyên bản và ảnh hưởng nhiều đến tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, nhu cầu điều trị nám cho da rất phổ biến và có nhiều người mong muốn điều trị sớm để tránh nám da phát triển ra nhiều khu vực.
Nám khác tàn nhang như thế nào?
Sự xuất hiện của nám và tàn nhang với những trạng thái có phần tương tự nhau khiến nhiều người nhầm lẫn đó là cùng một loại. Tuy nhiên, các bác sĩ da liễu khẳng định nám da mặt và tàn nhang có những biểu hiện khác nhau, nguyên nhân hình thành một phần tương tự nhưng khả năng hồi phục cũng không tương đồng. Theo đó, đặc điểm của nám và tàn nhang trên da mặt sẽ như sau:
Nám da mặt xuất hiện tập trung ở khu vực má, trán, cằm hoặc môi tạo thành những đốm co cụm hoặc các mảng da sẫm màu, chồng chéo lên nhau. Nám có xu hướng đối xứng tạo thành những kết cấu đồng đều giữa hai bên mặt. Ngoài ra, kích thước của hiện tượng này cũng khá lớn, có xu hướng gia tăng và mở rộng kích thước dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố quan trọng.
Tàn nhang thường có màu sắc nhạt và đa dạng hơn rất nhiều khi so sánh với nám. Tàn nhang thường chỉ có biểu hiện thành những đốm nhỏ, phân bố ở khắp mọi nơi trên da mặt. Hiện tượng tàn nhang có thể có màu đỏ, màu xanh, xám, đen. Cường độ màu sắc biểu hiện ra bên ngoài có sự khác biệt giữa những điều kiện thời tiết, môi trường khác nhau.
Bên cạnh đó, tàn nhang thường chỉ xuất hiện một trạng thái duy nhất là các đốm trên da trong khi đó nám mặt đa dạng hơn nhiều. Một số loại nám trên da mặt mà bạn cần nhận biết để có hướng điều trị từ sớm, khi mới hình thành như sau:
Nám mảng: Đây là loại nám có biểu hiện nhẹ nhất trên da với các mảng có diện tích lớn và tông màu đậm hơn so với màu sắc da bình thường. Loại nám mảng chủ yếu có màu nâu nhạt, vàng nâu hoặc sạm hơn đôi chút. Theo các bác sĩ, đây là loại nám có thể điều trị và phục hồi nhanh nhất do chân nám chỉ hình thành ở lớp thượng bị, nếu loại bỏ được chân thì nám mảng sẽ biến mất hoàn toàn.
Nám đốm: Là loại nám dễ bị nhầm lẫn với tàn nhang nhất khi xuất hiện trên mặt. Nám đốm có màu sặc đậm như nâu sẫm, nâu đen. Khi soi chân nám bằng các thiết bị hiện đại, chúng ta có thể nhận ra rằng loại nám này có mức độ hồi phục tương đối khó. Phần chân bám rễ ở lớp hạ bì, cũng chính là tầng cuối cùng của da. Điều trị không đúng cách không những không loại bỏ dứt điểm chân nám mà còn có khả năng khiến hệ thống mao mạch và các tế bào quan trọng bị tổn thương.
Nám hỗn hợp: Tổng hợp những đặc điểm của nám mảng và nám đốm sẽ hình thành nên loại nám hỗn hợp. Có khả năng những đốm nám sẽ hình thành trực tiếp trên vùng da bị nám mảng vì vậy mà hướng điều trị thường khá khó khăn. Phải làm thế nào để xử lý được cùng lúc nhiều loại nám mà không làm tổn thương da mặt thực sự gây đau đầu cho chính các bác sĩ da liễu thực hiện việc trị liệu.
Hiện tượng nám trên mặt bắt nguồn từ đâu?
Hiện tượng nám trên da mặt hình thành bởi rất nhiều nguyên nhân nhưng các nhà khoa học đã chứng minh, bên cạnh ảnh hưởng của nội tiết, nám da di truyền thì tác động của những tia sáng tiêu cực cũng có khả năng cao khiến da mặt bị nám. Cụ thể hơn nữa, những nguyên nhân gây nám trên da mặt bao gồm:
Những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nám trên da
Yếu tố di truyền: Nám da chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi sự tồn tại các mã gen trong cơ thể hoặc đặc điểm về nhân chủng học. Bạn có nguy có bị nám trên da mặt lên đến 70% nếu trong gia đình tồn tại đặc điểm này và biểu hiện ở nhiều thành viên. Đồng thời, những người sở hữu làn da tối màu thường dễ nhận biết nám trên da hơn so với người có nước da sáng. Mối liên hệ về nám và chủng tộc vẫn đang trong quá trình được nghiên cứu.
Thay đổi nội tiết tố: Hormone tồn tại trong cơ thể với nhiều vai trò. Tuy nhiên, trong những điều kiện bất lợi, sự xáo trộn và biến động của hormone có khả năng thúc đẩy nám sạm trên bề mặt hình thành. Điều này chủ yếu xảy ra ở thời kỳ mang thai, trạng thái rối loạn estrogen hoặc tiền mãn kinh và mãn kinh. Những đối tượng cần sử dụng estrogen tổng hợp dạng uống để điều trị một số vấn đề cũng có khả năng kích thích các tế bào sắc tố phát triển, melanin đột ngột tăng lên dẫn đến nám ở vùng mặt.
Bệnh về tuyến giáp: Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những người đang gặp phải những vấn đề về tuyến giáp có nguy cơ xuất hiện nám da cao hơn gấp 4 lần so với bình thường. Lý giải cho điều này, các chuyên gia nhận định, hormone ACTH và MSH khiến các thụ thể melanocortin tồn tại trong tế bào hắc tố bị kích thích, dẫn đến sự xuất hiện hắc sắc tố melanin trên da.
Tiếp xúc tia sáng: Sự tổn tại của ánh nắng mặt trời mang đến nhiều lợi ích cho con người, nhưng cùng với đó là những điều bất lợi mà chúng ta không thể không nhắc đến. Tia UV hay tia cực tím dẫn đến quá trình Peroxy hóa những lipid xuất hiện trong lớp màng quan trọng của tế bào. Điều này là cơ sở trực tiếp dẫn đến sự hình thành của các gốc tự do, là nguyên nhân trực tiếp khiến da sạm đen và dễ bị nám. Hơn thế nữa, ảnh hưởng của tia cực tím nếu chiếu trực tiếp vào da cũng vô cùng nguy hiểm, có thể gây ung thư da.
Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân trực tiếp đã đề cập ở trên, có tồn tại một số yếu tố quan trọng góp phần khiến da mặt bị nám sạm hơn như: Sử dụng một số loại thuốc với mục đích chống động kinh, kháng sinh, tiếp xúc quá lâu với ánh sáng từ nhiều thiết bị điện tử, dùng mỹ phẩm không phù hợp, tiếp xúc với những loại chất tẩy rửa mạnh, hương liệu…
Chẩn đoán nám da mặt và khả năng hồi phục theo nhóm
Nám xuất hiện trên bề mặt da hoàn toàn có thể nhìn thấy đấy được bằng mắt thường. Các vị trí hình thành nám da mặt chủ yếu là vùng trán, nám gò má và cằm hoặc những nơi có làn da mỏng yếu. Thông thường, để nắm rõ tình trạng nám sạm trên da, bác sĩ cần dựa vào những thiết bị chuyên dụng để soi da. Đồng thời mức độ thương tổn trên da cũng được xác định thông qua hình thức này.
Trong trường hợp không thể phân biệt da mặt đang bị nám hay tàn nhang có thể thực hiện soi da cơ bản. Tuy nhiên, sinh thiết là cách tốt nhất để kiểm tra trạng thái da mặt nếu có nhiều nguyên nhân gây nám hoặc mức độ kích phát và lan rộng quá nhanh. Những trường hợp chứng minh da mặt đang bị nám như sau:
- Tồn tại các tế bào hắc sắc tố có hình dạng đuôi gai hoặc phân nhánh không giống như những tế bào da thông thường.
- Melanin xuất hiện quá nhiều ở tế bào sừng nền hoặc các tế bào sừng trên của da mặt. Điều này cho thấy sự dư thừa hắc tố quá nhiều là vị trí hình thành nám.
- Melanin tồn tại trong lớp hạ bị có thể nhận định nám da mặt có mức độ nghiêm trọng cao, đây có thể là nhóm nám đốm hoặc nám hỗn hợp.
- Nằm trong vị trí thang điểm đánh giá nám (aMASI) với các mức độ khác nhau.
Cách chẩn đoán nám thông qua hình thức soi da hoặc sinh thiết mang đến những kết quả chính xác nhất. Căn cứ vào những điểm này, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện những hướng điều trị khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại nám nào cũng có khả năng hồi phục tuyệt đối bởi có những trường hợp nám da tổn thương quá nặng, không thể loại bỏ tận gốc hoặc mức độ lão hóa quá cao, can thiệp sâu là điều không thể.
Nhìn chung, nám mảng có khả năng điều trị cao nếu áp dụng đúng liệu trình và theo chỉ định của bác sĩ. Trong khi đó, những vết nám đốm hoặc nám hỗn hợp cần thời gian trị liệu lâu hơn với những giải pháp công nghệ cao và phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố cơ địa. Chúng ta không thể biết chắc chắn mình có thể khỏi nám da mặt hay không, vậy nên cần đến những cơ sở y tế, thẩm mỹ chuyên khoa để tham vấn và có hướng khắc phục, thay vì tự trị nám ở nhà.
Nên điều trị nám da mặt bằng phương pháp nào?
Theo quan điểm của các bác sĩ da liễu chuyên khoa thì nám da tuy lành tính nhưng có xu hướng phát triển nhanh và khiến da tổn thương sâu hơn. Điều trị bằng những phương pháp dân gian không phải là hướng đi đúng đắn. Trị nám da là sự kết hợp giữa chăm sóc, dưỡng da đầy đủ với những giải pháp can thiệp sâu nhằm loại bỏ tận gốc phần chân nám. Trong những điều kiện lý tưởng, nám có thể biến mất đến 80% trên da mặt. Duy trì và áp dụng đúng liệu trình được chỉ định sẽ ngăn chặn quá trình quay trở lại của các vết nám.
Khi nám mới hình thành trên da mặt, đa số mọi người sẽ ưu tiên lựa chọn việc bôi hoặc uống thuốc có khả năng ức chế nám hoặc làm sáng da. Trường hợp này sẽ có hiệu quả nếu mức độ nám nhẹ, không liên quan đến yếu tố di truyền và phù hợp với loại nám mảng. Mức độ hồi phục trên da được đánh giá vào khoảng 50%. Đây là một tỷ lệ không quá cao nên có thể cân nhắc kết hợp những liệu trình chuyên sâu hơn nữa. Những giải pháp tác động trực tiếp như peel da hoặc bắn laser giúp khắc phục nám mảng trên da khá tốt. Hiệu quả thường dao động trong khoảng 70-80% nếu chúng ta chăm sóc và bảo vệ tại thời điểm phục hồi đúng cách. Đối với tình trạng nám quá nặng, nám đốm, nám trên da lâu năm bạn có thể lựa chọn Mega Fiber White với hiệu quả lên đến 100%. Điều đó đồng nghĩa với việc mọi loại nám, mọi cấp độ nám đều được loại bỏ hoàn toàn.
Nám đốm hay nám chân sâu cần thời gian phục hồi khá dài, cũng như thời gian trị liệu lâu hơn. Bạn cũng có thể lựa chọn những giải pháp điều trị tương tự như với nám mảng như peel da hoặc bắn laser, nhưng hiệu quả sẽ thấp hơn. Do phần chân nám đốm, nám hỗn hợp chủ yếu nằm ở tầng hạ bì. Đối với Mega Fiber White thì câu chuyện sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Tùy thuộc vào mức độ nám và nền tảng da mà các bác sĩ sẽ cân chỉnh để đưa ra quy trình phù hợp. Dẫu vậy thì hiệu quả trị nám hoàn toàn có thể giữ ở mức độ tuyệt đối như đã đề cập ở trên. Đồng thời, nám cũng rất khó quay lại do các liệu pháp đặc biệt được phát triển bởi các chuyên gia tại Mega Gangnam.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giúp các bạn tìm hiểu nám da là gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị ra sao. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ ngay bởi đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao đến từ Hàn Quốc!
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?
- Khám phá 5+ loại mặt nạ lựu đỏ cho da bừng sáng, láng mịn