Panthenol là gì? Có tốt và an toàn với làn da không?
Panthenol là một hợp chất thường gặp có mặt trong thành phần chính của nhiều sản phẩm chăm sóc da và cơ thể. Vậy panthenol là gì và chúng có tác dụng cụ thể như thế nào với làn da?
Panthenol là gì?
Panthenol, còn được gọi là pro-vitamin B5, là tiền chất của vitamin B5 (axit pantothenic, là thành phần tự nhiên của tóc). Tên của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “pantothen” có nghĩa là “mọi nơi”.
Vitamin B5 được tìm thấy trong khắp các sinh vật sống. Đặc biệt, nó đóng vai trò trong sự phát triển và hoạt động bình thường của hệ thần kinh trung ương. Nó được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như thịt, cá, lòng đỏ trứng, hạnh nhân và các loại hạt. Panthenol là một dạng ổn định của vitamin B5. Nó được biết đến với đặc tính dưỡng ẩm, làm dịu và phục hồi.
Hiện nay, panthenol được dùng rộng rãi như một chất phụ gia trong mỹ phẩm trên toàn cầu.
Vì tính ứng dụng rộng rãi đó mà khả năng cao, trong cơ thể chúng ta phần lớn đều đang có axit pantothenic. Khi ở nhiệt độ phòng, panthenol có dạng bột trắng hoặc dầu trong suốt, chúng còn có một số tên gọi khác như:
Dexpanthenol;
Rượu d-pantothenyl;
Butanamit;
Chất tương tự với cồn của axit pantothenic;
Tiền vitamin B5.
Panthenol sau khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ trở thành vitamin B5.
Tác dụng đối với làn da của Panthenol là gì?
Trong mỹ phẩm bôi ngoài da, panthenol được các nhà sản xuất điều chế như một loại kem dưỡng ẩm. Nhưng nó cũng được bao gồm trong nhiều mỹ phẩm với tác dụng làm mềm, làm dịu và chống kích ứng. Chúng cũng giúp da bạn xây dựng hàng rào chống lại tình trạng kích ứng và mất nước.
Dưỡng ẩm bù nước cho da
Nghiên cứu khoa học (FB Camargo, LR Gaspar, PMBG Maria Comps. J. Cosmet. Sci., 2011) cho thấy panthenol duy trì độ ẩm cho da và bảo vệ hàng rào bảo vệ da.
Một nghiên cứu khác được thực hiện vào năm 2016 (S. Björklund và cộng sự) cho thấy panthenol tương tác với lipid (ceramide và cholesterol) và protein (keratin) trong da khô để cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi.
Như vậy, Panthenol có khả năng dưỡng ẩm sâu, giúp da giữ ẩm, hạn chế tình trạng da bị khô. Sau khi dùng một thời gian, bạn sẽ thấy làn da có độ mềm mịn, không bị thô ráp hay bị bong tróc.
Đó là lý do bạn thấy thành phần này từ lâu đã trở thành thành phần chính trong các sản phẩm bảo vệ da khỏi tác hại và ảnh hưởng của các chất tẩy rửa mà vẫn duy trì được hàng rào tự nhiên.
Kháng khuẩn, chống viêm, giảm mụn
Panthenol có một vai trò khác trong việc điều trị mụn, kháng khuẩn và chống viêm. Nghiên cứu khoa học cho thấy panthenol có thể loại bỏ và tiêu diệt vi khuẩn P.Acnes, giải quyết đáng kể tình trạng mụn, từ mụn viêm đến mụn ở cằm và mũi.
Panthenol hỗ trợ điều trị da viêm nhiễm
Panthenol có thể hỗ trợ chống lại tình trạng viêm nhiễm, làm cho da bị mụn trứng cá dịu nhẹ hơn, hỗ trợ quá trình lành vết thương diễn ra nhanh hơn cũng như điều trị hiệu quả các vết thâm lẫn sẹo sau khi bị mụn.
Kích thích tái tạo & phục hồi da hư tổn
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra panthenol giúp da tự phục hồi. Đặc biệt, nó kích thích sản xuất các tế bào có trong da, được biết là có tác dụng chữa lành vết thương. Năm 2019, một nghiên cứu mới (Heise R và cộng sự. Cutan Ocul Toxicol) đã chỉ ra rằng panthenol giúp chữa lành nhanh hơn dầu khoáng và cải thiện vẻ ngoài của vết sẹo.
Nói cách khác, panthenol sẽ giúp chữa lành các vết thương trên da khác nhau, củng cố biểu bì và lớp sừng. Đồng thời kích thích tái tạo các cấu trúc tế bào da như collagen, cải thiện hàng rào tự nhiên bảo vệ da.
Tác dụng trẻ hóa làn da & mờ nếp nhăn
Panthenol là hợp chất có tính chống lão hóa, giúp ngăn ngừa và giảm nếp nhăn trên mặt, đặc biệt sử dụng tốt cho da vào giai đoạn từ sau 25 tuổi.
Các yếu tố môi trường như ánh sáng mặt trời, bụi và ô nhiễm có nhiều tác động lên quá trình lão hóa và panthenol góp phần giúp làn da chống lại các tác động này.
Panthenol còn thúc đẩy sản xuất nguyên bào sợi ở lớp hạ bì, góp phần trẻ hóa da và duy trì vẻ ngoài trẻ trung hơn.
Tác dụng khác của panthenol
Bên cạnh việc sử dụng cho làn da, panthenol còn được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể khác như dầu gội. Thành phần vitamin B5 có khả năng kích thích collagen giúp cấu trúc tóc chắc khỏe, suôn mượt hơn.
Tác dụng củng cố móng tay và móng chân cũng là một tác dụng khác của hợp chất này. Móng tay, chân cũng giống như tóc, có cấu tạo chính từ protein keratin. Vì thế, panthenol là thành phần bổ sung trong các sản phẩm dưỡng da tay, dưỡng móng, điều trị móng, có tác dụng làm chắc móng, hạn chế tình trạng gãy móng, xước móng.
=> Thông qua những chia sẻ về tác dụng của panthenol là gì, bạn hoàn toàn có thể tự mình đánh giá được phần nào về panthenol. Hợp chất panthenol là một thành phần tốt trong việc chăm sóc da và bảo vệ sức khỏe với tính ứng dụng cao. Cùng một lúc, panthenol vừa cấp ẩm, làm dịu da, vừa có tính kháng khuẩn, trị mụn, giúp tạo thành hàng rào củng cố làn da thêm chắc khỏe cho bạn thay đổi bề mặt da ngay sau khi sử dụng.
Tuy nhiên, để bổ sung đúng cách, bạn cần tìm hiểu chi tiết các sản phẩm chứa panthenol và sử dụng với liều lượng phù hợp.
>> Xem thêm: Glycerin là gì? 7 tác dụng chính của Glycerin với làn da
Panthenol sử dụng có an toàn không?
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cùng Ủy ban Châu Âu về Thành phần Mỹ phẩm đều đã phê duyệt panthenol để sử dụng trong mỹ phẩm. Viện Y tế Quốc gia (NIH) phân loại panthenol là “có thể an toàn” cho các ứng dụng hợp chất tại chỗ nói chung và thuốc xịt mũi. Và nó được liệt kê là “có khả năng an toàn” để sử dụng tại chỗ cho trẻ em.
FDA hiện đang liệt kê panthenol trong cơ sở dữ liệu với thông tin “Nhìn chung được coi là an toàn” và cho thấy mức độ phổ biến của chúng như một thành phần thực phẩm hoặc như một chất bổ sung. Nhưng hãy nhớ rằng việc ăn panthenol hoặc axit panothenic trong thực phẩm hoặc như một chất bổ sung sẽ rất khác so với việc sử dụng nó trên da hoặc tóc của bạn.
Theo đánh giá của tổ chức uy tín khác bảo vệ người tiêu dùng về thành phần mỹ phẩm (CIR), một nhóm chuyên gia vào năm 2017 đã được thành lập để đánh giá tính an toàn tại chỗ của panthenol dựa trên nghiên cứu xoay quanh.
Hội đồng đánh giá này không tìm thấy các bằng chứng đáng kể nào cho thấy các sản phẩm mỹ phẩm có chứa panthenol gây ra phản ứng kích ứng hoặc gây hại cho da, ngoại trừ trường hợp dị ứng. Phản ứng xấu với panthenol tại chỗ được coi là cực kỳ hiếm. Nhưng khi tác dụng phụ xảy ra, chúng chỉ gặp phải ở dạng viêm da tiếp xúc hoặc gây ra một số khó chịu về đường tiêu hóa.
CIR lưu ý rằng lượng panthenol sử dụng trong mỹ phẩm sẽ không gây hại khi hấp thụ vào cơ thể, vì hiện nay hàm lượng vitamin B5 cao hơn nhiều từ lâu đã có trong thực phẩm của chúng ta. Vì thế, bạn có thể an tâm sử dụng mà không lo panthenol bôi tại chỗ sẽ gây ra các vấn đề mất an toàn khác toàn thân.
Hầu hết các nghiên cứu về hợp chất panthenol đều cho thấy rằng việc sử dụng với liều lượng panthenol nồng độ 5% hoặc ít hơn trong các sản phẩm bôi ngoài da, tóc hoặc móng có rủi ro rất thấp cho người tiêu dùng.
Nếu bạn là một người có ý định cân nhắc sử dụng panthenol thì cũng không cần phải lo lắng quá nhiều. Hãy tham khảo trực tiếp các bác sĩ da liễu của mình để lựa chọn và sử dụng các sản phẩm phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Lưu ý khi sử dụng mỹ phẩm chứa Panthenol là gì?
Nuôi dưỡng, phục hồi và cải thiện tình trạng da nhờ Panthenol bạn nên cân nhắc tuân thủ một số lưu ý sau:
- Chỉ nên sử dụng sản phẩm chứa Panthenol từ các thương hiệu có uy tín, đảm bảo nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng để tránh tác dụng phụ khi dùng sản phẩm kém chất lượng.
- Thử sản phẩm trước khi sử dụng lên vùng da tay xem có gây kích ứng da hay không. Nếu xuất hiện dấu hiệu dị ứng nhỏ, hãy ngừng sử dụng ngay và điều trị kịp thời.
- Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, nếu muốn sử dụng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết liều lượng và cách sử dụng phù hợp. Bác sĩ sẽ tư vấn để đảm bảo sản phẩm bôi thoa an toàn cho làn da nhạy cảm của trẻ.
- Thăm khám với bác sĩ da liễu lập tức nếu bị kích ứng ngứa, rát, nổi mẩn đỏ sau khi sử dụng Panthenol, tránh tổn thương da nghiêm trọng hơn.
- Thận trọng khi dùng thuốc Panthenol để điều trị các vấn đề về da. Nên có sự chỉ định từ bác sĩ với các sản phẩm dạng thuốc.
Panthenol có thể coi là một thành phần an toàn, xứng đáng được nhiều chị em quan tâm và sử dụng để chăm sóc cho làn da thêm khỏe đẹp, rạng rỡ. Bạn nên tìm mua sản phẩm chính hãng và điều chỉnh hàm lượng dùng phù hợp để đạt được kết quả tốt nhất. Panthenol là gì đã được chia sẻ chi tiết trên đây, nếu còn thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ 093 770 6666 hoặc đăng ký tư vấn!
>> Có thể bạn quan tâm:
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?