Quá trình tiêm filler môi như thế nào? Mấy ngày thì môi đẹp?
Tiêm filler môi có thời gian thực hiện nhanh chóng và khá nên đơn giản. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về quá trình tiêm filler môi và hiệu quả ngay sau khi thẩm mỹ. Do đó, hãy cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu chi tiết thông tin liên quan đến các bước tiêm filler cho đôi môi đẹp hơn!
Quá trình tiêm filler môi diễn ra như thế nào?
Tiêm filler môi là một phương pháp thẩm mỹ sử dụng chất làm đầy (chủ yếu là HA), đưa trực tiếp vào môi với mục đích chống lão hóa và làm đẹp. Công dụng chính của phương pháp này là làm đầy các rãnh nhăn, tạo độ căng mọng, tạo điểm nhấn cho đường viền môi và mang lại sự cân đối. Quá trình tiêm filler môi góp phần cải thiện một cách đáng kể cho những người có dáng môi mỏng dẹt, môi không đều hoặc có một vài khuyết điểm và không tự tin khi giao tiếp.
Phương pháp tiêm filler môi gồm những bước như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Trước khi tiến hành tiêm filler, bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm tra để đánh giá tình trạng môi và đề xuất phương pháp tiêm, loại filler, liều lượng phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Bước 2: Chuẩn bị trước khi tiêm: Trước khi tiêm, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch, sát khuẩn nhằm loại bỏ vi khuẩn và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau đó, cần gây tê cho môi để tránh cảm giác đau nhức, khó chịu khi tiêm filler môi.
Bước 3: Tiến hành tiêm filler môi: Các bác sĩ sẽ sử dụng một loại đầu kim tiêm mảnh để đưa filler trực tiếp vào khu vực môi cần được cải thiện. Quá trình tiêm thường diễn ra nhanh chóng, khoảng 15-30 phút. Trong suốt quá trình tiêm, bác sĩ sẽ điều chỉnh liều lượng filler để đạt được kết quả mong muốn và đảm bảo sự cân đối, hài hòa cho đôi môi.
Bước 4: Chăm sóc sau tiêm: Sau khi tiêm, đa số mọi người đều gặp phải tình trạng môi sưng, đau nhẹ, bị tấy đỏ. Nhưng những triệu chứng này thường biến mất sau vài giờ đến vài ngày. Bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sau tiêm như cách vệ sinh, bảo vệ môi để duy trì kết quả tiêm filler.
Các tiêu chuẩn cần đáp ứng trong quá trình tiêm filler:
+ Các sản phẩm filler được sử dụng để tiêm môi phải có nguồn gốc rõ ràng, được phê duyệt bởi các cơ quan y tế uy tín như FDA, KFDA…
+ Bác sĩ trực tiếp thực hiện quá trình tiêm filler môi phải có bằng cấp, kinh nghiệm trong lĩnh vực da liễu và được đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật tiêm filler.
+ Mọi vật dụng, thiết bị được sử dụng khi tiêm filler môi cần đảm bảo yếu tố vô trùng tuyệt đối để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng.
+ Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như cơn đau kéo dài, sưng to, hoặc mất cảm giác, cần báo ngay cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Tìm hiểu chi tiết: Tiêm Filler môi loại nào tốt nhất? Lưu ý cần biết cho môi bền đẹp
Tiêm filler môi sau bao lâu thì đẹp? Hiệu quả mấy tháng?
Thông thường, ngay sau khi tiêm filler, môi có khả năng xuất hiện một số dấu hiệu sưng nhẹ, tấy đỏ, hơi đau (khi thuốc tê hết tác dụng), đặc biệt là trong vòng 1-2 ngày đầu. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể và thường giảm dần ở những ngày tiếp theo.
Đối với một số người, tình trạng sưng tấy có thể kéo dài từ 3-5 ngày. Đồng thời, trong giai đoạn này, môi có thể trông thiếu tự nhiên, có độ phồng lớn hơn so với kích thước mong muốn. Mặc dù vậy, sau khoảng 1 tuần, đôi môi bắt đầu hồi phục hoàn toàn và bạn có thể thấy được kết quả gần như hoàn chỉnh của quy trình tiêm filler.
Hiệu quả của tiêm filler môi không kéo dài vĩnh viễn mà thường duy trì từ 6-18 tháng, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như: loại filler, định lượng filler, kỹ thuật tiêm, khu vực điều trị, cơ địa, cách chăm sóc. Điều này đồng nghĩa với việc sau khoảng thời gian này, filler sẽ dần bị hấp thụ bởi cơ thể và môi sẽ trở lại hình dáng ban đầu nếu không tiếp tục tiêm duy trì.
Đọc thêm: Giá tiêm filler mũi bao nhiêu tiền 1 lần thực hiện?
Tiêm filler môi có phản ứng bất thường gì không?
Việc đưa chất làm đầy vào da là phương pháp thẩm mỹ đã được công nhận và đánh giá là an toàn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có khả năng gặp phải một số phản ứng phụ mang tính tạm thời, cụ thể như:
+ Sưng tấy: Đây là phản ứng phổ biến nhất sau khi tiêm filler môi. Sưng tấy có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và kỹ thuật tiêm của người thực hiện.
+ Bầm tím: Một số người có thể gặp tình trạng bầm tím nhẹ ở khu vực tiêm. Bầm tím xảy ra do kim tiêm có thể làm vỡ các mạch máu nhỏ dưới da. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và sẽ tự biến mất trong vài ngày đến một tuần.
+ Đau nhức: Cảm giác đau nhẹ và nhạy cảm ở khu vực môi là điều bình thường sau khi tiêm filler. Đau nhức có thể kéo dài trong vài ngày, nhưng thường không quá mức và có thể được kiểm soát bằng cách sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.
Mặc dù các phản ứng thông thường sau khi tiêm filler môi thường tự khỏi, nhưng cũng có những trường hợp xuất hiện các phản ứng bất thường hoặc biến chứng cần được xử lý ngay lập tức. Những phản ứng này có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn.
+ Dị ứng với filler: Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần có trong filler (đa phần là các loại filler ngoài HA). Dấu hiệu nhận biết cơ thể có phản ứng xấu với filler bao gồm: sưng môi quá mức, đỏ ửng, ngứa ngáy, phát ban, sốt cao, nổi mẩn. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, phản ứng dị ứng có thể gây khó thở, shock phản vệ, là những tình trạng cần được cấp cứu ngay lập tức.
+ Nhiễm trùng: Mặc dù quy trình tiêm filler được thực hiện trong điều kiện vô trùng, vẫn có nguy cơ nhiễm trùng nếu không tuân thủ các biện pháp chăm sóc sau tiêm. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm các triệu chứng: đau nhức kéo dài, sưng nóng, đỏ da và xuất hiện mủ trắng lẫn máu tại vị trí tiêm.
+ Hoại tử mô: Hoại tử mô tương đối hiếm gặp và liên quan chủ yếu đến các sai sót về mặt kỹ thuật. Nguyên nhân chính có thể là do filler chèn ép lên mạch máu, làm cản trở lưu thông máu đến vùng môi, gây chết mô. Các dấu hiệu của hoại tử mô bao gồm đau dữ dội, da chuyển màu (tím đen hoặc trắng), mất cảm giác tại vùng môi.
+ Di chuyển hoặc vón cục filler: Trong một số trường hợp, filler có thể di chuyển khỏi vị trí tiêm ban đầu hoặc bị vón cục, gây ra tình trạng không đồng đều hoặc biến dạng môi. Các dấu hiệu bao gồm môi bị cứng, có cục nhỏ dưới da hoặc môi bị lệch. Những trường hợp này cần được điều chỉnh bởi bác sĩ chuyên môn thông qua các biện pháp như massage hoặc tiêm thuốc làm tan filler.
Không thể bỏ lỡ: Tiêm môi hỏng: Dấu hiệu nhận biết và khắc phục kịp thời
Khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi tiêm filler môi, việc đầu tiên cần làm là liên hệ ngay với bác sĩ thẩm mỹ để được tư vấn và kiểm tra. Không nên tự ý xử lý hoặc dùng thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ, vì điều này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc các thông tin quan trọng về quá trình tiêm filler môi. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp với Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!