Sẹo do mụn có tự hồi phục không? Điều trị bằng phương pháp nào tốt?
Sẹo do mụn là kết quả của những tổn thương bề mặt hoặc sâu hơn do viêm nhiễm, nhiễm khuẩn trên nền da đang bị các loại mụn như: mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc và mụn nang. Vì chân mụn khá sâu nên khi điều trị khỏi thường để lại các vết thâm sẹo, đặc biệt là sẹo lõm. Tình trạng sẹo này khá phức tạp và khó điều trị nên cần thăm khám với bác sĩ da liễu từ sớm để chỉ định phục hồi da tốt nhất!
Mụn là một tình trạng viêm nhiễm, tổn thương khiến nhiều người cảm thấy đau đầu. Tuy nhiên, những gì mà chúng ta phải đối mặt sau khi điều trị khỏi mụn thậm chí còn lớn hơn nữa. Đó chính là tình trạng sẹo mụn hình thành ngay lập tức sau khi vết thương lành lại. Sẹo do mụn có thể tự phục hồi hay điều trị bằng cách nào là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Ngay dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin quan trọng để có hướng điều trị sẹo mụn hiệu quả.
Mụn là một trong số những nguyên nhân lớn nhất gây sẹo trên da
Nhận biết các loại sẹo do mụn gây ra
Tình trạng mụn và cách điều trị mụn là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự hình thành các vết sẹo. Tùy theo loại mụn, tình trạng sưng viêm và cơ địa của mỗi người mà sự xuất hiện của các loại sẹo trên mặt là không giống nhau. Thông thường, sau khi mụn lành lại thường tạo ra các nhóm sẹo điển hình như:
Một số loại sẹo có thể xảy ra nếu không điều trị mụn và các sang thương đúng cách
- Sẹo lồi: Loại sẹo này xảy ra khi quá trình tự chữa tổn thương của các tế bào diễn ra vượt mức bình thường. Đó là lúc mà cơ chế điều hòa chuyển hóa và kích thích các sợi collagen, sợi xơ biến đổi thành trạng thái sang thương viêm, tạo nên những vết sẹo lồi, gồ ghề hơn so với bề mặt. Biểu hiện thường thấy của sẹo lồi do mụn là trạng thái cứng, đỏ, ngứa và đôi khi đi kèm với các triệu chứng sưng viêm. Thông thường, sẹo do mụn không phải là sẹo lồi mà chủ yếu do tác động nào đó dẫn đến sự kích phát tế nào nên mới xuất hiện loại thương tổn này.
- Sẹo lõm hoặc sẹo rỗ: Trường hợp sẹo này có mức độ phổ biến và thường xảy ra do mụn nhiều hơn so với sẹo lồi. Sẹo lõm là một biểu hiện bình thường của cơ thể sau những tổn thương do mụn bởi cơ thể của chúng ta không sản xuất và cung cấp đủ các sợi collagen hoặc xơ để thay thế và lấp đầy những vùng da thiếu hụt dưỡng chất. Hình thái của sẹo lõm cũng khá đa dạng phụ thuộc vào loại mụn, cơ địa hoặc những thương tổn kéo theo. Tùy theo đặc điểm của sẹo mà các phương pháp trị liệu cũng có sự khác biệt.
Tại sao sau khi bị mụn thường xuất hiện sẹo?
Các chuyên gia nhận định hiện tượng sẹo mụn thực tế là hậu quả điển hình của những tổn thương bề mặt hoặc sâu hơn do viêm nhiễm, nhiễm khuẩn bởi các loại mụn như: mụn mủ, mụn viêm, mụn bọc và mụn nang. Tình trạng viêm nhiễm do mụn xảy ra trong trường hợp các lỗ nang lông bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, tế bào chết, bã nhờn và vi khuẩn. Vấn đề ở khu vực nang lông, lỗ chân lông diễn ra quá lâu mà không có biện pháp xử lý dẫn đến hiện tượng phình to ở khu vực này. Hiện tượng nang lông bị vỡ ra liền kề với bề mặt phía trên trên ở dạng nặng khiến tổn thương sâu hơn, sau khi mụn được điều trị khỏi rất có khả năng để lại sẹo.
Hiện tượng các nốt mụn bị vỡ ra ở tuyến nang lông dẫn đến thâm sẹo có mối liên hệ đặc biệt với các sợi collagen tồn tại phía dưới bề mặt da. Mụn viêm bị vỡ dẫn đến những sợi tổng hợp tạo nên độ mềm mịn, đàn hồi và đầy đặn cho da là elastin và chuỗi collagen bị tổn thương, đứt gãy và không thể phục hồi trở lại. Thậm chí, khi các dịch viêm lan rộng, các tuyến nang ở khu vực xung quanh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quá trình tổng hợp collagen để làm lành da không đủ đáp ứng yêu cầu cần thiết do những thương tổn trước đó khiến các vết sẹo hình thành nhanh hơn và không thể kiểm soát trên bề mặt da.
Cần phải khẳng định rằng, nếu chúng ta không biết cách chăm sóc làn da hay có biện pháp điều trị mụn sớm, những tế bào tổn thương ngày càng nhiều và ở mức độ sâu hơn, nặng hơn. Cũng vì thế mà khả năng để lại sẹo mụn cao hơn rất nhiều. Điều này cũng tỷ lệ thuận với các loại mụn nang lớn, mụn cục, mụn mủ có diễn biến trở nặng và tiêu cực.
Những đối tượng nào thường xuất hiện nhiều sẹo sau mụn?
Trên thực tế có một số cơ địa dễ hình thành sẹo do mụn hơn so với các đối tượng khác. Lý giải cho điều này các chuyên gia cho rằng tình trạng bệnh lý, cơ địa và một số vấn đề có liên quan đã làm gia tăng nguy cơ xuất hiện sẹo mụn. Cụ thể như sau:
Những người có thói quen không tốt khi bị mụn có khả năng bị sẹo cao hơn
Những người thường xuyên bị mụn viêm: Hiện tượng mụn sưng viêm không quá hiếm gặp nhưng một số trường hợp có nền tảng da không tốt, cơ địa thường xuyên bị kích thích làm gia tăng sự xuất hiện của mụn viêm. Đồng thời, do ảnh hưởng có một số yếu tố cơ địa bên trong hoặc tác nhân bên ngoài, mụn rất dễ lây lan và thường xuyên tái phát, gây ra rất nhiều tổn thương cho cơ thể.
Trì hoãn việc điều trị mụn đang sưng viêm: Khá nhiều bệnh nhân có thói quen trì hoãn hoặc không tiến hành điều trị khi có nốt mụn sưng viêm mới hình thành. Điều này là một trong số những nguyên nhân lớn khiến cho mụn phát tán nhanh hơn và dễ hình thành sẹo lõm, sẹo xấu trên bề mặt da.
Thói quen xấu khi bị mụn: Nhiều người có thói quen dùng tay chạm vào hoặc tự nặn mụn khi thấy xuất hiện các nốt mụn có chứa mủ. Không nên duy trì thực hiện những thao tác này bởi những nguy hiểm đối với cơ thể, đồng thời có khả năng khiến mụn bị viêm nhiễm nhanh hơn, lây lan sang những vùng da khác và làm tăng nguy cơ để lại sẹo lõm.Việc này sẽ làm tăng tình trạng viêm và tăng nguy cơ tạo sẹo.
Trong gia đình có người thường xuyên bị mụn sẹo: Cấu trúc gen ảnh hưởng khá nhiều đến hình thái và các điểm trên cơ thể của chúng ta. Tương tự như vậy, điều này cũng có vai trò khá lớn trong việc hình thành sẹo. Tình trạng da có tính di truyền khá cao, vấn đề mụn cũng như vậy nên rất có khả năng bạn sẽ được di truyền đặc điểm này từ những người có huyết thống gần gũi.
Có thể nhận định các yếu tố trên làm gia tăng nguy cơ tạo ra các vết sẹo mụn nhưng thực tế là chúng ta cũng không thể chắc chắn 100% những ai có khả năng bị sẹo sau mụn. Chính vì vậy mà ngay khi hình thành mụn chúng ta nên có các biện pháp chăm sóc và điều trị từ sớm để phòng tránh sẹo hình thành.
Sẹo mụn có tự lành lại không? Bao lâu thì hết sẹo?
Đối với các vết sẹo mụn ở mức độ nhẹ, tình trạng sẹo tương đối mờ nhạt thì hiện tượng này có khả năng tự biến mất trong thời gian khoảng vài tháng nếu chúng ta biết cách tự chăm sóc và không sử dụng những loại thực phẩm có thể khiến sẹo bị lồi. Trong khi đó, những vết sẹo sau mụn có mức độ nặng hơn rất cần đến sự hỗ trợ của các phương pháp trị liệu y khoa. Đánh giá một cách khách quan thì sẹo sau mụn có thể mờ đi nhanh chóng, trở nên bằng phẳng với các khu vực da khác nên điều trị sớm, lựa chọn đúng phương pháp và thực hiện các biện pháp chăm sóc da thật khoa học.
Các vết sẹo mụn nhỏ có thể tự khỏi trong thời gian khoảng thời gian tối thiểu từ 3 đến 6 tháng đầu kể từ khi hình thành. Nếu có các biện pháp hỗ trợ đi kèm thời thời gian hồi phục sẽ nhanh hơn. Với những vết sẹo lồi, sẹo lõm nặng thì khả năng hồi phục hoàn toàn gần như là không thể bất chấp các biện pháp can thiệp y tế. Khả năng điều trị sẹo với các biện pháp hiện đại nhất cũng chỉ đạt được trong khoảng 80-90% ở điều kiện lý tưởng. Đồng thời, phụ thuộc vào thời điểm hình thành sẹo và bắt đầu điều trị mà khoảng thời gian trị liệu có thể kéo dài từ vài tháng cho đến hàng năm. Mức độ thành công cũng chịu ảnh hưởng khá lớn bởi cơ địa và khả năng tương thích với liệu pháp chữa trị.
Điều trị sẹo mụn bằng những phương pháp nào tốt nhất?
Đa số mọi người khi mới hình thành sẹo thường lựa chọn những phương pháp điều trị theo hướng tự nhiên như sử dụng nghệ, mật ong, nha đam và nhiều nguyên liệu khác. Tuy nhiên, thành phần dưỡng chất có khả năng trị sẹo có trong các loại nguyên liệu này đều chưa được tinh chế nên khả năng hồi phục làn da thường không cao và phải duy trì trong một khoảng thời gian rất dài mới thấy được hiệu quả. Chính vì vậy mà bạn có thể sử dụng nhưng không nên đặt hy vọng quá nhiều vào biện pháp truyền thống. Thay vào đó, hãy điều trị đúng thời điểm, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Có 2 hướng chính để phục hồi da sẹo do mụn là sử dụng thuốc hoặc áp dụng các giải pháp công nghệ cao. Cụ thể như sau:
Điều trị sẹo mụn bằng thuốc có hiệu quả với những vết sẹo mới hình thành
Thuốc điều trị sẹo
Đối với các vết sẹo mới hình thành, điều trị bằng thuốc thường được chỉ định ở 2 dạng là thuốc bôi ngoài da và thuốc uống. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tình trạng sẹo mà có thể kết hợp cùng lúc để nâng cao hiệu quả.
Sẹo hình thành do mụn có thể được điều trị tại nhà bằng một số loại kem, thuốc dạng gel bôi ngoài da không kê đơn với các thành phần đặc biệt như benzoyl peroxide hoặc axit salicylic. Trường hợp mụn diễn biến nặng hơn có thể nâng cao liều lượng điều trị thông qua các loại thuốc có chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc bôi có chứa retinoids tại chỗ cũng đem đến những hiệu quả khá tốt trong việc làm mờ thâm sẹo hoặc tiêu sừng, loại bỏ tế bào chết và các vấn đề về mụn. Mặc dù vậy, các loại thuốc này có tác động khá tiêu cực đối với phụ nữ đang mang thai, người có nhiều vấn đề về da vì vậy không nên sử dụng khi không có yêu cầu của bác sĩ. Đồng thời, các hoạt chất này làm tăng nguy cơ gây khô da, kích ứng vì vậy phải thường xuyên cấp ẩm để bảo vệ.
Thuốc uống điều trị sẹo cũng được kê đơn trong một số trường hợp sẹo nặng hoặc vừa bị mụn vừa bị sẹo. Cơ chế hoạt động của các loại thuốc uống chính là ức chế và làm giảm lượng dầu tồn tại trên bề mặt. Nhờ vậy mà lỗ chân lông được thông thoáng hơn, hạn chế nguy cơ hình thành mụn mới. Đồng thời, một số hoạt chất được kê đơn ở dạng đường uống còn có khả năng tạo ra kháng thể, phòng tránh nguy cơ diễn biến sẹo xấu hơn như axit salicylic, axit azelaic và retinoids. Hầu hết các loại thuốc được chỉ định đều có tác dụng phụ gây khô da, nhạy cảm với ánh nắng và một số vấn đề khác, vì vậy nên đề cập với các bác trước khi điều trị.
Các biện pháp can thiệp
Can thiệp trị liệu có thể mang đến kết quả đáng kể khi bị sẹo mụn
Với những khu vực da bị mụn có diện tích lớn thì việc sử dụng thuốc không phải là phương pháp tối ưu cũng như mức độ hồi phục da không thể được như chúng ta mong đợi. Chính vì vậy mà các công nghệ thẩm mỹ hiện đại đã ra đời nhằm tối ưu hóa hiệu quả trị liệu, làm đẹp da nhanh hơn, tốt hơn. Bạn có thể cân nhắc lựa chọn một trong số các công nghệ sau:
Lăn kim: Đây là phương pháp tạo tổn thương giả để kích thích hoạt động sản xuất collagen nhằm điều trị tình trạng sẹo lõm, sẹo rỗ. Theo đó, những đầu kim nhỏ sẽ được lăn trên các vùng da bị sẹo, mô phỏng trạng thái khi một khu vực bị thương, các kích thích của tế bào sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa, làm dày da, lấp đầy vùng sẹo.
Bắn laser trị sẹo: Cơ chế hoạt động có nhiều khác biệt so với lăn kim nhưng mục đích của 2 phương pháp đều tương tự nhau đó chính là mô phỏng tổn thương để thúc đẩy hoạt động chuyển hóa của các collagen. Đối với phương pháp này, nguồn năng lượng ánh sáng công nghệ cao sẽ được áp dụng triệt để giúp làm mờ sẹo nhanh hơn mà không gây ra quá nhiều tác động đối với tế bào.
Peel da: Đây là phương pháp làm đẹp có khả năng ứng dụng trong lĩnh vực điều trị sẹo với một mức độ khá cao. Trong quá trình này, các tế bào da cũ trên bề mặt sẽ được thay mới bằng cách sử dụng một số hoạt chất đặc biệt làm bong lớp da sừng bên ngoài. Hiệu quả chính của phương pháp này là tái tạo tế bào, làm đầy sẹo nông, sẹo ở mức độ nhẹ. Đối với những khu vực da nhiều sẹo hoặc kích thước sẹo quá lớn cần tăng thêm nồng độ hoặc sử dụng nhiều lần theo chỉ định.
Cắt đáy sẹo: Kỹ thuật cắt đáy sẹo chủ yếu được áp dụng trong việc điều trị các vết sẹo lõm, sẹo rỗ bằng cách sử dụng kim để cắt đi các sợi xơ bên dưới bề mặt sẹo. Những tác động mạnh như vậy có thể thúc đẩy quá trình tăng sinh collagen, hoàn thiện tế bào và làm đầy các vết sẹo. Mặc dù vậy, đây là một phương pháp xâm lấn khá sâu cần được thực hiện bởi các bác sĩ có tay nghề cao.
Tiêm sẹo: Một số hoạt chất có thể được sử dụng nhằm tiêm truyền vào trong những khu vực da có sẹo, khiến các vết sẹo bị tiêu biến và không thể lồi lên trên bề mặt. Mức độ hiệu quả của phương pháp này được đánh giá khá tốt và thời gian thực hiện tương đối nhanh chóng.
Trên đây là bài viết của Mega Gangnam về các phương pháp điều trị sẹo do mụn. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc