Mặt bị mụn có để lại sẹo thâm hay không & Cách điều trị
Thực tế là điều trị mụn không chỉ dừng lại ở việc loại bỏ phần nhân và giúp da nhanh lành hơn mà những công đoạn xóa thâm, làm mờ sẹo cũng vô cùng quan trọng. Hầu hết các nốt mụn sau khi lành da thường để lại sẹo thâm khá rõ rệt, có màu sắc khác biệt hoàn toàn với những vùng da xung quanh. Điều này khiến cho da mặt không đều màu và thiếu đi tính thẩm mỹ. Hơn thế nữa, nếu không điều trị từ khi mới hình thành các vết thâm, bạn sẽ phải đối mắt với những tình trạng đáng lo ngại hơn chính là sẹo lõm, sẹo lồi, sẹo chân sâu. Để giúp các bạn có được hướng điều trị phù hợp, ngay dưới là những thông tin quan trọng!
Hiện tượng sẹo thâm là gì?
Sẹo thâm là tình trạng da xuất hiện các đốm, mảng sẫm màu do quá trình tái tạo tế bào da không đồng đều sau khi bị thương, mụn hoặc lột da. Khi da bị tổn thương, hệ thần kinh sẽ tiếp nhận thông tin và đưa ra các tín hiệu cho cơ quan phụ trách nhằm kích hoạt cơ chế tái tạo tế bào da. Với mục đích cố gắng khôi phục vùng da bị tổn thương bằng cách tạo ra các sợi collagen mới thay thế những collagen đã bị phá huỷ.
Tuy nhiên, quá trình sản xuất collagen kém hiệu quả hoặc do ảnh hưởng của các tác nhân khác. Khiến cho vùng da bị tổn thương không được phục hồi đầy đủ, dẫn đến sự hình thành các vết thâm sẹo. Thêm vào đó, các sợi collagen mới thường khác với sợi collagen gốc trong da, dẫn đến những khác biệt trong màu sắc và kết cấu của da, làm cho vùng da bị tổn thương trở nên sẫm màu hoặc nâu đen.
Thâm sẹo có xu hướng diễn biến trong khoảng vài tháng cho đến vài năm sau khi vết thương ban đầu xuất hiện. Điều này sẽ phục thuộc vào khả năng hồi phục của từng người và mức độ tổn thương trước đó. Tuy nhiên, thâm sẹo có thể được điều trị và giảm thiểu bằng cách sử dụng các sản phẩm đặc trị hoặc các phương pháp trị liệu chuyên sâu.
Nhận biết các dạng sẹo thâm sau khi bị mụn
Sự biến đổi màu sắc ở một khu vực da có thể cho thấy cấu trúc và tính chất nguyên bản của làn da đã bị thay đổi và đa phần theo chiều hướng tiêu cực. Các vết sẹo thâm hình thành chủ yếu bởi mụn, đặc biệt là các tổn thương nặng như mụn trứng cá, mụn viêm, mụn bọc. Các dấu hiệu này có thể mờ nhạt dần theo thời gian nếu tình trạng viêm không quá nặng. Ngược lại, trong tình huống xấu, các vết thâm sẽ ngày càng đậm và chuyển dần từ đỏ sang nâu, đen và tồn tại vĩnh viễn trên bề mặt da. Các dấu hiệu thâm sẹo phổ biến nhất bao gồm:
- Các vết sẹo thâm mức độ nhẹ nhất thường có biểu hiện màu hồng và các đốm nhạt màu bắt nguồn từ việc thiếu hụt các sắc tố Melanin. Hiện tượng này cho thấy cơ chế sản xuất, tổng hợp melanin của tế bào bị ảnh hưởng rõ rệt , suy yếu hoặc gần như mất khả năng hoạt động. Chính vì vậy mà sau khi các nốt mụn qua đi, những khu vực da khỏe mạnh ban đầu bị thay thế bằng những mô sẹo hồng nhạt, có thể quan sát được bằng mắt thường.
- Erythema hoặc các nốt ban đỏ, cũng là một trong số những biểu hiện của sẹo mụn, tình trạng này thường khá rõ rệt và bắt nguồn từ những tế bào tổn thương mức độ vừa do mụn. Theo đó, hệ thống các mao mạch kích thước nhỏ nằm ở khu vực gần với bề mặt phía trên của da liên tục bị giãn ra, do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố làm cho các dấu vết bị đỏ trở nên rõ rệt hơn. Khu vực thường xuyên xuất hiện của mụn chính là vùng da xung quanh má và những nơi sáng màu.
- Nếu các vết đốm sau mụn nhanh chóng chuyển sang màu nâu, thâm đen cho thấy hiện tượng gia tăng các sắc tố đang diễn ra ở một mức độ quá mạnh. Tình trạng mụn quá nặng khiến cho tế bào tổn thương sâu, buộc các hắc tố melanin phải sản sinh quá mức để nâng cao khả năng hồi phục tự nhiên. Kết quả của quá trình này chính là những nốt sẹo thâm đậm màu như chúng ta vẫn thường thấy.
Những yếu tố khiến sẹo thâm sau mụn phát triển nặng hơn
Hầu hết các loại mụn đều dẫn đến tình trạng thâm sẹo, tuy nhiên kết cấu, màu sắc da bị ảnh hưởng ở mức độ nào phụ thuộc khá nhiều vào đặc điểm của mụn và tổn thương trên da. Một số nguyên nhân có khả năng khiến các vết mụn biến thành sẹo đỏ, sẹo thâm nhanh chóng hơn như:
- Các mô da bị biến đổi sắc tố trong quá trình hồi phục sau mụn bởi rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là dưới ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời, các thiết bị công nghệ có chứa nhiều tia UV gây hại cho da.
- Chăm sóc da không đúng cách hoặc không có biện pháp ngăn cản các tác nhân gây hại, đặc biệt là vi khuẩn, khiến cho quá trình viêm nhiễm trên bề mặt diễn ra nhanh hơn. Điều này dẫn đến hoạt động cân bằng và chữa lành của làn da bị ảnh hưởng, khiến các sắc tố melanin gia tăng quá mức.
- Đặc điểm màu sắc của làn da nguyên bản cũng ảnh hưởng nhiều đến mức độ hình thành thâm sẹo. Theo đó, những người có màu da sẫm tối thường dễ xuất hiện các vết sẹo, nhất là sẹo sắc tố hơn so với các cá nhân sở hữu nước da sáng màu.
- Tính chất của làn da cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi sự di truyền và các bộ mã gen trong cơ thể. Trong trường hợp này, bạn rất có khả năng được kế thừa các đặc điểm mụn, hình thành sẹo sau mụn cao hơn từ người thân trong gia đình.
Tình trạng thâm sẹo với mức độ càng cao thì thời gian điều trị và phục hồi càng lâu. Trong một số trường hợp mà sẹo thâm phát triển quá mức, cùng với những ảnh hưởng từ các tác nhân gây hại chủ quan và khách quan. Các vết thâm có khả năng tồn tại vĩnh viễn, cần phải có những biện pháp triệt để nhằm làm mờ, khôi phục làn da.
Chăm sóc da như thế nào để không xuất hiện thâm sau mụn?
Việc chủ quan trong quá trình điều trị mụn hoàn toàn có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng lớn đối với làn da sau này. Do vậy, chúng ta cần thực hiện các biện pháp chăm sóc da để nâng cao hiệu quả giảm thiểu các vết thâm bằng những cách như sau:
- Làm sạch da đúng cách và chăm sóc đầy đủ: Vệ sinh làn da mỗi ngày có ý nghĩa đặc biệt, giúp da sạch sẽ, thông thoáng, loại bỏ các điều kiện phát triển hình thành mụn. Trong quá trình điều trị mụn, giảm vết thâm nên làm sạch da đầy đủ bằng dung dịch nước muối sinh lý để sát trùng hoặc sử dụng những sản phẩm dạng gel dịu nhẹ góp phần ngăn chặn mụn bùng phát và làm mờ các vết thâm. Không chỉ dừng lại ở đó, bạn nên bổ sung thêm nhiều dưỡng chất, cấp ẩm để da khỏe hơn, mềm mịn và đều màu.
- Không được nặn mụn: Sự xuất hiện của các bọc mụn, viêm mụn lớn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu, nhiều người lựa chọn loại bỏ nó bằng cách tự nặn mụn. Nhưng đây là một sai lầm lớn có thể khiến mụn phát triển nặng hơn, lan rộng hơn và tạo nên những vết thâm không thể phục hồi. Chính vì vậy mà không nên tự nặn mụn nếu không đáp ứng được các vấn đề về kỹ thuật, công cụ hỗ trợ hoặc không được chỉ định bởi bác sĩ.
- Dùng kem chống nắng mỗi ngày: Các tia tử ngoại, tia UV có trong ánh nắng mặt trời không chỉ dẫn đến các vết thâm nám, đồi mồi, tàn nhang mà còn có khả năng khiến cho mụn khó lành hoặc xuất hiện thâm sẹo. Chính vì vậy mà chúng ta nên tuân thủ quy tắc sử dụng kem chống nắng mỗi ngày để vừa bảo vệ da, vừa phòng chống thâm sẹo, lão hóa da mặt.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Trong thời gian điều trị thâm mụn nên tránh sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường, tinh bột. Thay vào đó, hãy bổ sung thật nhiều dưỡng chất cho cơ thể bao gồm các vitamin, chất xơ, đạm, kẽm vừa để nâng cao sức đề kháng vừa phòng chống những biến chứng có thể xảy ra sau mụn. Chế độ ăn uống ảnh hưởng khá nhiều đến sự hồi phục của cơ thể, vì vậy bạn cần đặc biệt chú trọng đến vấn đề này.
Nên tuân thủ các quy tắc trong việc chăm sóc và phục hồi da ngay khi mới bị mụn, thời điểm mà các vết thâm chưa hình thành. Mặc dù, đó không phải là cách tốt nhất để hạn chế sự phát triển của thâm sẹo. Nhưng cũng hỗ trợ một cách đáng kể cho việc bảo vệ da và ngăn ngừa các vấn đề rối loạn sắc tố. Trong trường hợp các vết thâm sau mụn đã xuất hiện, có thể tham khảo những mẹo đơn giản và hiệu quả có thể tự thực hiện tại nhà.
Các mẹo trị thâm sẹo tại nhà vô cùng hữu ích
Sử dụng những thành phần sẵn có trong tự nhiên để điều trị thâm sẹo là một phương án khả quan được nhiều người lựa chọn. Hiệu quả của những phương pháp dân gian giữ ở mức khá cao, không gây hại cho da và phù hợp với những vết thâm mới hình thành trong một khoảng thời gian ngắn. Có khá nhiều nguyên liệu được dùng để trị thâm sau mụn nhưng chúng tôi đánh giá cao nhất mức độ an toàn và tương thích của những nguyên liệu sau:
Nghệ: Các nghiên cứu cho thấy trong củ nghệ tươi có chứa rất nhiều hoạt chất tốt cho da, điển hình trong số đó là curcumin. Đây là một thành phần đặc biệt, chỉ được tìm thấy ở nghệ và một số loại thực vật, tuy nhiên khả năng kháng viêm, điều trị mụn và ngăn ngừa các vết thâm thực sự đáng để mong đợi. Dùng tinh chất nghệ thoa lên những vùng da bị thâm giúp giảm các triệu chứng sưng tấy, ngăn ngừa sự thay đổi các sắc tố và giúp da đều màu nhanh hơn.
Nha đam: Có lẽ chúng ta không còn cảm thấy xa lạ đối với cây nha đam và những lợi ích của nó trong việc làm đẹp da. Bên cạnh những công dụng cấp ẩm, làm mềm da, nha đam cũng được biết đến như một loại thực vật có khả năng trẻ hóa, ngăn ngừa sự xuất hiện của các vết thâm cực tốt. Có thể sử dụng phần thân bên trong để đắp mặt nạ giảm thâm sẹo, kích thích hoạt động của tế bào sợi collagen trong cơ thể.
Mật ong: Không chỉ mang đến những công năng cực tốt trong việc điều trị mụn, sử dụng mật ong cũng giúp làm mờ các vùng da bị thâm do mụn. Với thành phần chính là các amino acid, canxi, vitamin… Khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm thâm của mật ong cũng được các chuyên gia đánh giá cao. Có thể kết hợp mật ong cùng một số nguyên liệu khác để đắp mặt nạ giúp làm mịn, đều màu da hơn nữa.
Ngoài ra, có rất nhiều nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm kiếm và sử dụng mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà như mặt nạ trị thâm từ cà chua, dưa chuột, sữa chua không đường… Những phương pháp này có công thức đơn giản, phù hợp với nhiều loại da khác nhau. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng những cách làm mờ thâm sẹo này khoảng 2 lần/tuần và giãn cách giữa các buổi.
Điều trị thâm mụn theo hướng y khoa – thẩm mỹ như thế nào?
Đối với các vết sẹo thâm mức độ nặng, lâu năm hoặc tối màu thì các chuyên gia khuyến khích mọi người lựa chọn điều trị theo hướng chuyên khoa hơn. Đó là áp dụng các biện pháp điều trị có chỉ định như sử dụng thuốc hoặc các giải pháp công nghệ cao. Thuốc hoặc kem trị thâm có thể đạt được hiệu quả ở một mức độ nhất định và không thể làm mờ thâm hoàn toàn. Trong khi đó, những giải pháp áp dụng công nghệ tiên tiến gần như có thể xóa thâm, mờ sẹo đến 90%. Một số công nghệ cho phép bạn thực hiện mong muốn đó như:
Peel da hóa học
Trong trường hợp thâm sẹo xuất hiện nhiều sau mụn, các chuyên gia có thể gợi ý bạn lựa chọn một liệu pháp khá đặc biệt chính là thay da hóa học. Nếu như với cơ chế hoạt động bình thường, làn da cần đến 28 ngày để đào thải các tế bào cũ thì liệu pháp Peel da (sử dụng hoạt chất hóa học) cho phép trẻ hóa, làm mới tế bào chỉ với một khoảng thời gian rất ngắn. Duy trì thực hiện liệu pháp này theo chỉ định có thể làm giảm tình trạng mụn, thâm sẹo sau mụn đến 70%, kể cả những vùng thâm rõ rệt nhất.
Phương pháp lăn kim
Là một phương pháp “dùng độc trị độc” điển hình, lăn kim sử dụng những thiết bị đặc biệt tương tác với bề mặt da, mô phỏng những tổn thương tại vị trí xuất hiện thâm sẹo. Điều này có khả năng kích thích sự hoạt động trở lại của các tế bào đã chết, tăng sinh collagen và định hình lại cấu trúc nền tảng da. Nhờ vậy mà không chỉ các vết thâm, những loại sẹo lâu ngày cũng được cải thiện một cách rõ rệt sau khi áp dụng một số liệu trình lăn kim.
Liệu pháp laser
Phương pháp bắn laser được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực làm đẹp và thẩm mỹ. Công nghệ ánh sáng xung động cao này cho phép can thiệp sâu vào da để loại bỏ tận gốc các vết thâm, cải thiện nhiều khuyết điểm từ tình trạng thâm sẹo cho đến các vết nám, đồi mồi. Thông qua các bước sóng có năng lượng cao, những tổn thương mới được hình thành trên nền sẹo cũ để kích thích chuyển hóa và phá vỡ những tế bào hình thành tình trạng thâm sẹo. Chính vì sức ảnh hưởng của nó mà một số người có thể gặp phải những phản ứng tiêu cực như đau rát, bỏng nhẹ ở da.
Vi cấy collagen
Vi cấy collagen là một liệu pháp điều trị thâm sẹo đặc biệt, không gây tổn thương và có thể cải thiện vấn đề mà các bạn đang gặp phải ngay lập tức. Kỹ thuật này giúp loại bỏ lớp sừng hóa bên ngoài biểu bì cũng là nơi chứa các hắc tố melanin gây nên tình trạng da không đều màu, da bị thâm. Sau đó đưa một dạng dung dịch đã được biệt hóa có chứa các collagen sinh học cao cấp, HA phân tử cao cấp nước để giải phóng các tế bào tổn thương, phục dựng cấu trúc các chuỗi collagen, elastin bị đứt gãy bên trong cơ thể. Nhờ vậy mà những khu vực da bị thâm sẹo nhanh chóng biến đổi trở nên mờ nhạt và đều màu hơn. Lợi ích kép của phương pháp này thậm chí còn lớn hơn thế nữa, đó là làm mờ nếp nhăn, làm căng da, chống lão hóa sớm.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về biểu hiện, nguyên nhân và các hướng điều trị thâm sẹo với các mức độ khác nhau. Các chuyên gia cho rằng nên điều trị tình trạng này từ sớm tránh để lại những vết thâm đen gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng da. Nếu đang gặp phải vấn đề này và còn nhiều điều thắc mắc liên quan đến hướng điều trị chuyên sâu khi sẹo tâm đã diễn biến nặng, vui lòng đến liên hệ các bác sĩ da liễu của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được tư vấn và hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!