Mẹo phân biệt chính xác sợi bã nhờn và mụn đầu đen
Sợi bã nhờn và mụn đầu đen thường xuất hiện ở mũi, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng khá lớn đến ngoại hình, nhất là với phái nữ. Tuy nhiên, bởi vì không thể phân biệt 2 vấn đề này nên nhiều bạn dù đã cố chăm sóc, điều trị, tình trạng da vẫn không được cải thiện. Tham khảo bài viết này để phân biệt và xử lý đúng cách sợi bã nhờn, mụn đầu đen.
Phân biệt nhanh sợi bã nhờn và mụn đầu đen
Dưới đây là thông tin chi tiết được cung cấp bởi các bác sĩ da liễu giúp bạn xác định điểm giống – khác nhau của sợi bã nhờn và mụn đầu đen.
Điểm giống nhau
Nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn phổ biến của mụn đầu đen và sợi bã nhờn chính là các đặc điểm bên ngoài. Nhìn chung, các vấn đề da này có dạng nhỏ, màu sắc tương đồng (đen hoặc xám) và thường xuất hiện ở mũi, cằm. Cả mụn đầu đen và sợi bã nhờn đều xuất phát từ các vấn đề liên quan đến lỗ chân lông, hoạt động sản xuất dầu nhờn và một số yếu tố ngoại cảnh. Do đó, nếu chỉ nhìn qua gương mà không kiểm tra kỹ lưỡng thì khó có thể phân biệt được.
Tìm hiểu thêm: Hiểu đúng về sợi bã nhờn là gì và cách chăm sóc
Điểm khác biệt
Sợi bã nhờn: Đây là phần bã nhờn tự nhiên được tiết ra từ tuyến dầu nằm ở lớp hạ bì da. Sợi bã nhờn có kích thước nhỏ, hơi nhú lên trên bề mặt một chút và thường có màu trắng hoặc tối (xám) do bị oxy hóa. Tuy nhiên, bản chất sợi bã nhờn hoàn toàn không phải là mụn, không bị viêm nhiễm hay gây sưng đau, ửng đỏ. Mặc dù vậy, các sợi bã nhờn dù được loại bỏ vẫn quay trở lại, nhất là ở các bạn thuộc nhóm da dầu.
Mụn đầu đen: Đây là một loại mụn không viêm, không gây kích ứng và chủ yếu hình thành do tăng tiết bã nhờn, tồn đọng tế bào chết và vi khuẩn dưới lỗ chân lông. Mụn đầu đen có một phần nhân nằm dưới bề mặt có màu trắng và một phần nhú lên trên có màu đen do bị oxy hóa. Mụn đầu đen thường nằm sâu bên dưới, nhân cứng hơn sợi bã nhờn và có nguy cơ sưng viêm nếu không được điều trị đúng cách.
Nguyên nhân gây sợi bã nhờn và mụn đầu đen là gì?
Nguyên nhân gây sợi bã nhờn và mụn đầu đen tương đối giống nhau. Tuy nhiên, sợi bã nhờn phần lớn liên quan đến đặc điểm làn da, tình trạng sức khỏe. Trong khi mụn đầu đen phổ biến hơn và chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài. Cụ thể như sau:
Nguyên nhân gây sợi bã nhờn
Hoạt động của tuyến bã nhờn: Nhiệm vụ chính của tuyến bã nhờn là sản xuất dầu, giữ ẩm, làm mềm và bảo vệ da trước các tác động từ bên ngoài. Sợi bã nhờn được hình thành một cách tự nhiên bởi tuyến bã nhờn (tập trung chủ yếu ở vùng chữ T).
Di truyền và cơ địa: Di truyền thực tế đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định nhóm da, hoạt động sản xuất dầu và lượng dầu ở da của một người. Những người thuộc nhóm da nhiều dầu bẩm sinh đều xuất phát từ nguyên nhân này. Đây cũng là yếu tố giải thích cho việc bạn có nhiều sợi bã nhờn trên da và dễ tái lại.
Biến đổi hormone: Hormone trong cơ thể thay đổi theo từng giai đoạn, đặc biệt là ở tuổi dậy thì, thời kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc khi căng thẳng, gặp phải các áp lực. Điều này dẫn đến những ảnh hưởng rõ rệt đối với làn da, nhất là tuyến bã nhờn.
Nguyên nhân gây mụn đầu đen
Bít tắc lỗ chân lông: Mụn đầu đen là kết quả của việc bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết tích tụ, ứ đọng ở lỗ chân lông trong nhiều ngày. Điều này có thể liên quan đến việc bạn làm sạch da không đúng cách hoặc chưa đủ mạnh mẽ vì mụn đầu đen ở khá sâu.
Sản xuất dầu thừa: Giống như sợi bã nhờn, sản xuất dầu thừa cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn đầu đen. Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh sẽ làm tăng mức độ nhờn rít, bám dính của bề mặt. Kết hợp với các tác động môi trường khiến tình trạng da nổi mụn nhiều hơn.
Ô nhiễm môi trường: Tiếp xúc với khói bụi, nguồn nước ô nhiễm có thể làm tích tụ thêm bụi bẩn trên bề mặt da, khiến lỗ chân lông dễ bị tắc. Đây là yếu tố gây mụn đầu đen thường thấy ở những người sinh sống tại thành phố hoặc các khu vực công nghiệp hóa.
Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Dùng quá nhiều loại mỹ phẩm không cần thiết; trong những sản phẩm này lại chứa thành phần dầu khoáng, cồn, hóa chất với kết cấu đặc, khó thẩm thấu khiến lỗ chân lông tắc nghẽn, dầu nhờn không thoát ra ngoài gây mụn.
Vấn đề ăn uống và sinh hoạt: Chế độ ăn với quá nhiều thực phẩm không lành mạnh, thiếu dinh dưỡng, gia vị ngọt, cay nóng kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn. Bên cạnh đó, căng thẳng và thiếu ngủ cũng làm tăng hormone cortisol, gián tiếp khiến tình trạng mụn đầu đen thêm trầm trọng.
Có thể bạn quan tâm: [Giải đáp từ chuyên gia] Tại sao lại có mụn đầu đen ở mũi?
Điều trị mụn đầu đen và sợi bã nhờn cách nào nhanh khỏi?
Trên thực tế, việc điều trị mụn đầu đen và sợi bã nhờn không có nhiều khác biệt. Chỉ cần bạn áp dụng đúng phương pháp được hướng dẫn ngay dưới đây:
Làm sạch da 2 bước đúng cách hàng ngày
Chú trọng vào việc làm sạch da là đã giải quyết khá nhiều vấn đề do mụn đầu đen và sợi bã nhờn. Trong đó, nên ưu tiên lựa chọn loại dung dịch tẩy trang dạng dầu để làm sạch sâu hơn (so với sáp và nước tẩy trang). Tuy nhiên cần chú ý vào việc nhũ hóa để tránh đọng lại dầu nhờn trên bề mặt. Sau bước tẩy trang nên rửa mặt luôn để loại bỏ sạch cặn bẩn còn sót lại.
Tìm hiểu thêm: Top 9 sữa rửa mặt trị mụn đầu đen, lỗ chân lông to nên dùng nhất
Tẩy tế bào chết hóa học bằng BHA cho da
Để điều trị mụn đầu đen và sợi bã nhờn thì không thể bỏ qua các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học. Trong trường hợp này, lựa chọn an toàn và được khuyến nghị nhiều nhất chính là các sản phẩm chứa BHA với nồng độ 2%. BHA có khả năng thẩm thấu nhanh và sâu vào lỗ chân lông, tiêu diệt vi khuẩn và đào thải tạp chất ra ngoài rất tốt.
Đọc thêm: BHA là gì? 5+ tác dụng, 7+ lưu ý và cách sử dụng BHA hiệu quả
Dùng mặt nạ đất sét hoặc than hoạt tính
Tẩy tế bào chết hóa học khá mạnh, có thể gây khô da nên thường chỉ nên sử dụng 2-3 lần/tuần. Vào những ngày khác, bạn có thể xen kẽ dùng mặt nạ đất sét hoặc có chứa thành phần than hoạt tính. Đây là những sản phẩm cho hiệu quả hút dầu thừa, bã nhờn, làm sạch da khá tốt. Tuy nhiên, các sản phẩm này cũng có thể khiến da khô hơn nên cần giới hạn sử dụng 1-2 lần/tuần.
Khám phá ngay: [Giải đáp từ chuyên gia] Khi nào nên sử dụng mặt nạ đất sét?
Sử dụng gel hoặc kem bôi chuyên biệt
Trường hợp sợi bã nhờn hay mụn đầu đen thường xuyên tái phát, không thể bỏ qua bước sử dụng một số sản phẩm bôi thoa. Nên lựa chọn những loại gel lỏng nhẹ, được khuyến nghị bởi các bác sĩ da liễu có chứa những thành phần hoạt chất an toàn như: glycolic acid, azelaic acid, niacinamide, retinoid nồng độ thấp…
Chuyên gia gợi ý: TOP 5 kem trị mụn đầu đen hiệu quả tốt chuyên gia khuyên dùng
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc những thông tin quan trọng về cách phân biệt sợi bã nhờn và mụn đầu đen. Cùng với đó là một số hướng dẫn về cách điều trị tại nhà, nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ các bác sĩ da liễu của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được hỗ trợ!
Các bài viết liên quan
- 12+ công thức trị mụn ẩn bằng yến mạch hiệu quả cho mọi làn da
- [Giải đáp] Trị mụn ẩn bằng nước muối sinh lý có hiệu quả không?
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Mụn trứng cá có tự hết không? Mụn trứng cá bao lâu thì hết?
- Trị mụn ẩn bằng laser đau không? Bao lâu thì hết mụn?
- Top sản phẩm trị mụn ẩn tốt nhất, được ưa chuộng hiện nay