Tác dụng của phấn rôm đối với da mặt: Lợi hay hại?
Phấn rôm vẫn luôn được biết đến là một trong số các sản phẩm chăm sóc da quen thuộc dành cho trẻ em. Tuy nhiên, thực tế, trong quá trình sử dụng, có rất nhiều chức năng của phấn rôm khác được áp dụng, đặc biệt là sử dụng cho da mặt để khắc phục một số nhược điểm. Vậy thực tế việc tác dụng của phấn rôm đối với da mặt có tốt hay không, có nguy cơ nào xảy ra không? Cùng Mega Gangnam tìm hiểu chi tiết trong những chia sẻ dưới đây.
Phấn rôm là sản phẩm gì?
Phấn rôm là sản phẩm có thành phần bao gồm các hạt talc được nghiền mịn – một chất có khả năng hút ẩm cực kỳ cao, dễ dàng làm khô thoáng mọi bề mặt. Bên cạnh đó, phấn rôm còn có các chất khác ở dạng rắn như: kẽm, muối canxi, silicate magnesium, hương liệu tạo mùi,.. Các thành phần này tùy nhà sản xuất, những thành phần có trong phấn rôm sẽ giúp hút ẩm, hút nước và bề mặt thông thoáng khi sau khi sử dụng.
Những thành phần trên đều lành tính và có thể sử dụng trên da. Đây cũng là lý do sản phẩm này được sử dụng chuyên dụng cho da em bé và được sử dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, đối với da mặt ứng dụng trong làm đẹp thì nhiều chị em còn thắc mắc, chúng có tốt không và tác dụng thực tế như thế nào?
Xem thêm: 5+ Kem dưỡng trắng da mặt cho các tín đồ làm đẹp
Tác dụng của phấn rôm đối với da mặt như thế nào?
Theo bác sĩ Tạ Quang Lâm, Viện nghiên cứu FSA: Đối với em bé, phấn rôm có tác dụng chính là làm thông thoáng da khi dùng tã, hút ẩm và hút mồ hôi ở những phần ngón, kẽ tay, chân, mông đùi.. từ đó bé sẽ hạn chế tình trạng hăm da và ngăn cản xuất hiện rôm sẩy. Còn đối với người lớn, tác dụng của phấn rôm đối với da mặt người lớn có rất nhiều tác dụng như: giảm tình trạng mụn, giảm tiết dầu, kháng khuẩn, giảm mồ hôi, hỗ trợ cao/wax lông da mặt..
Giảm mụn, kháng viêm, chống khuẩn
Trong phấn rôm có chứa thành phần hút ẩm và thành phần canxi có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông, kiểm soát tốt lượng dầu thừa trên bề mặt da, kháng viêm bới các virusa, kích thích sự phục hồi các vết thương, kháng khuẩn hiệu quả nhờ đó mà tình trạng cũng được giảm đi.
Tác dụng của phấn rôm đối với da mặt cho da mịn màng hơn
Các mẹ bỉm thường sử dụng phấn rôm để thoa lên vùng da của bé để giữ được sự mềm mịn, khô thoáng. Làn da của em bé rất nhạy cảm và khá giống với da mặt, do đó, việc sử dụng phấn rôm lên da mặt cũng sẽ mang lại những khả năng tương tự. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin E trong phấn rôm sẽ giúp làm đẹp da hơn theo thời gian.
Kiểm soát dầu thừa tăng giảm mỡ
Phấn rôm có tác dụng kiểm soát lượng dầu thừa trên da mặt nhờ vào khả năng hấp thụ dầu tự nhiên, loại bỏ bóng nhờn và làm giảm lượng dầu tích tụ trên da, giữ cho da luôn khô ráo và không bóng nhờn. Điều này rất hữu ích với những người đang có làn da dầu hoặc da hỗn hợp. Việc kiểm soát dầu thừa sẽ giảm nguy cơ bị tắc lỗ chân lông, giữ cho da khỏe mạnh hơn.
Làm trắng da
Một số chị em dùng phấn rôm với mục đích trắng da nhờ thành phần có chứa canxi, kẽm, và vitamin E. Tuy nhiên, quá trình nuôi dưỡng bảo vệ da cần phải thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Hoặc tùy thuộc vào cách chăm sóc da hàng ngày của bạn trong quy trình skincare.
Hỗ trợ cho việc trang điểm
Phấn rôm trong một số trường hợp có thể thay thế cho phấn phủ hoặc kiểm soát lượng dầu thừa trên da, tạo lớp ẩm phù hợp để mỹ phẩm bám vào da. Không những thế, lớp phấn rôm còn chống nước và giúp lớp trang điểm được lì hơn.
Tác dụng của phấn rôm đối với da mặt, ai là người có thể sử dụng?
Thông thường, làn da của em bé được đánh giá là làn da nhạy cảm nhất mà vẫn có thể sử dụng được. Vậy nên, bạn có thể sử dụng phấn rôm đối với tình trạng da của mình mà không lo về vấn đề kích ứng.
Tuy nhiên, nếu có tiền sử dị ứng với một trong các thành phần của phấn rôm, đặc biệt là bột talc bạn không nên sử dụng. Bột talc dễ khiến da nổi mẩn, ngứa và khó chịu. Mặt khác, khi sử dụng phấn rôm bạn chỉ nên dùng một lượng vừa đủ, không bôi quá nhiều, lựa chọn các thành phần được cho phép, chính hãng và có nguồn gốc rõ ràng.
Cách sử dụng phấn rôm để làm phấn phủ
Nếu vô tình quên mất đồ makeup phấn phủ thì bạn có thể thay thế tạm thời với phấn rôm. Sau khi đánh kem lót trên da, dùng chổi phấn phủ quét một lớp mỏng, gõ nhẹ 2-3 cái để phần phấn thừa trôi đi. Tiếp đến tán đều lên bề mặt da thật nhanh để phấn bám đầu và mịn da.
Cách dùng phấn rôm để làm lớp lót
- Bạn phủ một lớp phấn rôm nhẹ, dày apply lên da mặt.
- Sau đó đợi trong 3-5 phút để phấn rôm hút ẩm/ bám vào da.
- Bạn dùng xịt khoáng, xịt ướt khuôn mặt và tiếp đến dùng bông phấn dặm hay mút tán đều lớp phấn đến khi mịn màn.
- Cuối cùng bạn sử dụng lớp nền lên trên là bạn đã có một lớp makeup hoàn hảo, mịn giống da em bé.
Sử dụng phấn rôm để kiềm dầu và dưỡng trắng
Phấn rôm có tác dụng kiềm dầu khá tốt và có thể sử dụng cho da nhạy cảm. Vậy nên, những bạn đang sở hữu làn da dầu có thể áp dụng: Sau khi rửa mặt để vơi lớp dầu, để da mặt khô và dùng cọ trang điểm, chấm vào phấn rôm và phủ đều một lớp lên da thật mỏng.
Giải đáp tin đồn: Tác dụng của phấn rôm đối với da mặt có gây ung thư không?
Ngoài các công dụng chính xưa nay mọi người vẫn dùng phấn rôm rất nhiều để hỗ trợ cho việc làm đẹp thì cũng có những chị em lo sợ với tác hại của phấn rôm gây ung thư. Vậy thực hư vấn đề này ra sao?
Bác sĩ Lâm cũng cho biết: Phấn rôm được làm từ talc – khoáng chất chủ yếu bởi các nguyên tố silic, maige và oxi. Ở dạng bột, nó sẽ hấp thụ độ ẩm tốt và giảm ma sát, rất hữu ích để giữ cho da khô, ngăn ngừa mẩn đỏ. Tuy nhiên, ở dạng tự nhiên, trong phấn rôm có chứa một số bột talc chứa amiăng – một chất được biết đến là gây ung thư trong và xung quanh phổi nếu hít phải.
Theo các nhà khoa học nghiên cứu trên chuột họ cho thấy, việc tiếp xúc với bột talc không chứa amiăng cho ra các kết quả khác nhau, ở một số con hình thành khối u, còn số khác không tìm thấy.
Thời gian gần đây, nhiều người cũng biết đến vụ kiện nổi tiếng của thương hiệu Johnson & Johnson về cáo buộc phấn rôm nhãn hiệu Baby Powder có chứa bột talc và có thành phần amiang gây ung thư buồng trứng ở 20 phụ nữ. HIện hãng này vẫn đang phải đối mặt với 26.000 vụ kiện khác liên quan đến loại phấn rôm này cáo buộc gây ung thư. Tuy nhiên, các cáo buộc vẫn chưa đến kết luận cuối cùng đối với thương hiệu nổi tiếng thế giới này nên bạn vẫn có thể cân nhắc cho việc sử dụng phấn rôm đối với da mặt.
Như vậy, tác dụng của phấn rôm đối với da mặt là có, song kết quả của nó mang lại đôi khi chưa thực sự là hoàn hảo bởi chúng còn gây ra tranh cãi về thành phần cũng như mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên lựa chọn các sản phẩm được kiểm chứng an toàn, lành tính cũng như được sản xuất tại các đơn vị uy tín trên thị trường.
Nên lưu ý những gì khi sử dụng phấn rôm cho vùng mặt?
- Chỉ chọn mua các loại phấn rôm uy tín, không gặp phải các vấn đề liên quan tới bột amiang có trong talc của sản phẩm.
- Sản phẩm luôn còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại cho sức khỏe
- Để test dị ứng, hãy thoa một chút phủ lên vùng da nhỏ ở tay. Sau đó, theo dõi trong vòng 24h để xem có phản ứng gì xảy ra hay không. Nếu bị ứng, ngứa, mẩn đỏ,. nên không sử dụng bạn nhé
- Không nên bôi trực tiếp lên mặt quá nhiều, hoặc đối với trẻ em không thoa trực tiếp vào vùng âm hộ bé gái.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc về tác dụng của phấn rôm đối với da mặt và có cái nhìn chính xác hơn về việc làm đẹp bằng phấn rôm. Bạn nên nhớ rằng, ngoài phấn rôm chúng ta cũng có rất nhiều phương pháp làm đẹp da tối ưu hơn, sắc nét hơn và tươi trẻ dài lâu hơn như: tái sinh da đa tầng, chăm sóc da chuyên sâu Hydrafacial, trẻ hóa tự thân từ A.I Mega Fiber, hoặc phương pháp điều trị nám Mega Fiber White. Đừng quên liên hệ với Mega Gangnam để tìm hiểu các phương pháp chăm sóc da chuyên sâu và tận hưởng những dịch vụ ưu đãi đi kèm ngay hôm nay!
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?
- Khám phá 5+ loại mặt nạ lựu đỏ cho da bừng sáng, láng mịn