Tại sao da mặt bị nóng rát? Cách điều trị an toàn
Bất cứ ai trong chúng ta đều có thể gặp tình trạng da mặt nóng rát, kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, da bong tróc.. vì nhiều nguyên nhân khác nhau: Dị ứng thời tiết, mỹ phẩm hoặc viêm da cơ địa, thậm chí nhiễm trùng da. Triệu chứng không thuyên giảm bạn cần tới gặp bác sĩ để thăm khám, chữa trị kịp thời.
Tại sao da mặt bị nóng rát, kèm theo nhiều triệu chứng khác như ngứa, đỏ..? Có thể bạn sẽ nghĩ ngay tới tình trạng dị ứng, nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý về da khác. Nguyên nhân và các gợi ý từ Bác sĩ Da liễu Mega Gangnam sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này một cách nhanh chóng.
Lý do tại sao da mặt bị nóng rát?
Da mặt có cảm giác nóng rát là biểu hiện cho thấy bạn đang gặp một số vấn đề da liễu. Điều này có thể bắt đầu từ nguyên nhân bên ngoài hoặc yếu tố bệnh lý từ bên trong. Những tác nhân này ở mỗi người có các biểu hiện đi kèm khác nhau nên tình trạng bệnh ở mỗi người cũng khác nhau.
Da mặt bị nóng rát do các tác nhân bên ngoài
Dị ứng tiếp xúc: Tình trạng này sẽ xảy ra khi có các tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây kích ứng. Thường thấy nhất là các yếu tố: mạt bụi, phấn hoa, lông thú, nấm mốc..
Dị ứng thực phẩm: Đây là phản ứng thái quá của hệ miễn dịch với một số loại thực phẩm gây kích ứng mà cơ thể dung nạp. Ví dụ: Đậu phộng, Các loại cá, tôm, trứng sữa, quả hạch. Một số người có biểu hiện dị ứng thực phẩm lan ra toàn thân, gây đau bụng, buồn nôn, thở khò khè hắt hơi…
Dị ứng mỹ phẩm:
Tại sao da mặt bị nóng rát – dị ứng da mặt với mỹ phẩm là một trong các nguyên nhân thường thấy. Da mặt thường xuyên tiếp xúc với loạt mỹ phẩm chăm sóc và trang điểm. Điển hình như kem dưỡng, kem nền, phấn phủ, sữa rửa mặt, serum.. rất nhiều thành phần hóa học trong mỹ phẩm là tác nhân gây phản ứng dị ứng phát sinh. Không loại trừ mỹ phẩm kém chất lượng gây phản ứng nóng rát khó chịu trên da.
Bên cạnh đó, một số người thực hiện peel da, dùng mỹ phẩm hóa học để điều trị các vấn đề của da cũng rất hay xảy ra phản ứng da mặt nóng rát sau khi thoa hỗn hợp peel. Phản ứng này có thể là bình thường nhưng cần được theo dõi trong giới hạn cho phép.
Sự thay đổi thất thường của thời tiết cũng làm cho da bị kích ứng và nóng rát. Nhất là thời tiết nóng nực, mồ hôi tiết nhiều, tạo điều kiện cho bụi bẩn bám vào bít tắc chân lông. Điều này sẽ kích hoạt tình trạng da đỏ mẩn, ngứa, nóng rát. Ngược lại, vào những ngày hanh khô, da thiếu ẩm, mất nước,.. tình trạng khô nứt, bong tróc xảy ra thậm chí còn nặng nề hơn.
Nguyên nhân da mặt nóng rát do biểu hiện bệnh lý
Tình trạng da đỏ, nóng hoặc xuất hiện phản ứng khác trên da có thể đến từ nguyên nhân các bệnh lý bên trong như:
- Viêm da tiếp xúc: Da bắt đầu xuất hiện các biểu hiện viêm khi tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng.
- Viêm da cơ địa: Là biểu hiện của viêm da mãn tính, có xu hướng tiến triển từng đợt, thường gặp nhất ở trẻ em và biểu hiện rõ như ngứa, bong tróc, nổi mụn, đóng vảy tiết.
- Mề đay mẩn ngứa: Đây là một bệnh lý làm cho da mặt bị ngứa đỏ, nóng rát sưng phồng và rất dễ tái phát.
- Nấm da mặt: Bề mặt da bị nấm tấn công khiến da mặt đỏ hơn, cảm giác nóng rát da mặt kèm theo ngứa và dễ bị tổn thương bong tróc.
- Nhiễm trùng da: Khi da viêm dẫn tới nhiễm trùng tình trạng nóng rát là những biểu hiện khởi đầu, cảm giác đau và sưng sau đó còn nhiều hơn.
- Viêm da dầu: Biểu hiện này thường gặp ở những người có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Viêm da tiết bã thường làm cho da mặt bị ngứa, sần sùi đỏ và bong tróc.
Một số yếu tố nguy cơ khác: sốt ban đỏ, bệnh cường giáp, suy giảm chức năng gan, hội chứng cushing.. hoặc tác dụng phụ của các loại thuốc uống điều trị.
Bác sĩ Da liễu Phạm Thu Phương – Chuyên khoa Da liễu phòng khám quốc tế Mega Gangnam khuyến cáo:
“Tình trạng da mặt bị nóng rát không nên chủ quan. Đây có thể chỉ là kích ứng thông thường nhưng cũng không loại trừ khả năng cho thấy dấu hiện các bệnh lý nghiêm trọng. Hầu hết các bệnh viêm da mãn tính liên quan tới yếu tố cơ địa, hệ miễn dịch nên khó khăn trong việc xác định cách điều trị. Da mặt nóng rát, thậm chí đỏ và lột da, tái phát nhiều lần nếu không được điều trị đúng cách sẽ dẫn tới bội nhiễm nguy hiểm. Bội nhiễm da thường đi kèm với tổn thương khó lành, để lại sẹo xấu”.
Những giải đáp trên cho bạn biết tại sao da mặt bị nóng rát. Đây là phản ứng có thể biểu hiện không chỉ vùng mặt mà còn các biểu hiện trên cơ thể. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới phản ứng nghiêm trọng kéo dài gây đau đớn, khó chịu cho người gặp phải.
Gợi ý cách chữa da mặt bị nóng rát an toàn
Nguyên nhân của tình trạng da mặt nóng rát đã được chia sẻ trước đó vậy làm sao để khắc phục tình trạng này nhanh chóng.
Chăm sóc da kỹ lưỡng
Đối với làn da đang có biểu hiện nóng rát, bạn nên chú ý bước chăm sóc da tại nhà.
Rát da mặt phải làm sao? Làm dịu da:
Các bước chăm sóc da mặt khi bị nóng rát sẽ giúp bạn giảm thiểu các cảm giác ngứa ngáy khó chịu và giúp da nhanh hồi phục hơn.
- Rửa mặt: Chỉ nên dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa xà phòng để làm sạch. Đối với các trường hợp da có biểu hiện viêm, nên dùng nước muối để vệ sinh da và theo dõi phản ứng trên nền da.
- Chườm mát: Chườm mát da bằng khăn lạnh hoặc túi đá lên bề mặt da từ 10-15 phút. Cảm giác nóng rát sẽ dịu nhẹ nhanh chóng.
- Sử dụng gel lô hội: Gel lô hội có tác dụng làm dịu và giảm viêm, đồng thời cấp ẩm cho da tốt hơn. Đối với da mặt nóng rát bạn có thể thử cách này nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu vì đang giai đoạn nhạy cảm, sử dụng biện pháp dân gian có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Dưỡng ẩm tối giản cho da:
Khi da mặt có các biểu hiện nóng rát, khó chịu bạn nên tối giản bước dưỡng ẩm cho da bằng các cách đơn giản dưới đây.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm: Kem dưỡng ẩm cũng cần lựa chọn thành phần làm dịu da, không chứa hương liệu, cồn, chất tạo màu.. Dưỡng ẩm đủ tốt sẽ giúp da dịu đi phản ứng nóng rát.
- Uống nhiều nước: Bổ sung nước lọc từ 2 lít một ngày để cung cấp độ ẩm cho da từ bên trong.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Để ngăn tình trạng da kích ứng hoặc tăng sắc tố giai đoạn nhạy cảm, cần che chắn và sử dụng kem chống nắng cẩn thận.
Sử dụng các sản phẩm đặc trị:
Việc sử dụng các sản phẩm đặc trị cần được tư vấn cụ thể hoặc chỉ định từ phía bác sĩ giúp đánh giá đúng tình trạng và giảm thiểu các biến chứng liên quan khác.
- Kem chống viêm: Sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da hay kem chống viêm theo chỉ định bác sĩ để giảm phản ứng viêm da.
- Thuốc kháng histamine: Sử dụng thuốc kháng histamine giảm ngứa nóng rát theo chỉ định của bác sĩ da liễu.
Thay đổi lối sống:
Với các tình trạng da dị ứng, viêm da do thời tiết, cơ địa thì việc thay đổi lối sống có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hồi phục của da. Bạn nên tham khảo một số gợi ý dưới đây từ Chuyên gia để tình trạng này sớm biến mất.
- Hạn chế stress: Stress chính là nguyên nhân khiến da dễ bị kích ứng và nhạy cảm hơn. Do đó, bạn cần hạn chế stress bằng cách tập thể dục, ngủ đủ giấc, nghe nhạc thư giãn..
- Tránh hút thuốc lá và dùng rượu bia: Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia dễ làm cho da bị lão hóa sớm và trở nên nhạy cảm hơn.
- Có chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh và thực phẩm giàu vitamin C không bao giờ là thừa để giúp tăng cường sức khỏe cho da.
Lưu ý:
- Nếu tình trạng da mặt bị nóng rát không đỡ sau 1 vài ngày mà kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như sốt, sưng tấy, chảy mủ,… cần đến gặp bác sĩ da liễu chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được thăm khám cụ thể về từng tình trạng da, cách chăm sóc da phù hợp với bạn.
Điều trị da mặt bị nóng rát bằng thuốc
Khi da mặt gặp phải những tổn thương nghiêm trọng bạn cần thăm khám trực tiếp để được bác sĩ chẩn đoán, xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
- Da mặt bị đỏ, ngứa rát da mặt không thuyên giảm sau vài ngày
- Các triệu chứng kèm theo rõ rệt hơn như nứt nẻ, bong tróc, nổi mụn nước li ti
- Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm trên bề mặt, có dịch mủ xuất hiện
- Các dấu hiệu toàn thân đi kèm như: sốt, đau đầu, chóng mặt…
Tùy theo tổn thương trên da và các biểu hiện triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc phù hợp. Một số loại thuốc gợi ý bao gồm:
– Thuốc bôi ngoài da:
Các thuốc bôi ngoài da thường có tác dụng làm dịu và cải thiện nhanh các triệu chứng. Chúng còn kích thích quá trình tái tạo da để hàn gắn tổn thương. Đối với trường hợp da bị đỏ rát và ngứa, bác sĩ có thể kê toa Hydrocortisone hay kem kháng Histamin để khắc phục.
Khi da mặt bị nóng kèm theo nhiều triệu chứng ngứa rát bác sĩ có thể kê toa thuốc Hydrocortisone hay kem kháng Histamin để khắc phục tình hình. Ngoài ra, còn có 1 số loại thuốc như: Calamine, Kemdefa, Gentrisone, Gentrisone…
Thuốc điều trị tại chỗ có thể gây ra một số tác dụng phụ làm bào mòn da, da dễ bị bỏng rát, lột da. Vì thế, trước khi bôi thoa các loại kem này bạn cần được các bác sĩ chỉ định và được hướng dẫn cụ thể mới nên dùng.
– Thuốc kê đơn chữa da mặt bị nóng rát
Bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc kháng Histamin để khắc phục triệu chứng do tình trạng viêm da hoặc mẩn đỏ,.. Một số loại thuốc Tây được gợi ý để chỉ định khắc phục tình trạng đỏ rát và ngứa trên da mặt
Các thuốc kháng Histamin thường được kê bao gồm:
- Loratadin
- Promethazin
- Acrivastin
- Clarytine
- Chlopheniramin
Ngoài ra, khi da xuất hiện các vấn đề khác, hoặc phát sinh của phản ứng viêm, sẽ thường có thuốc chỉ định như:
- Thuốc chống viêm không chứa thành phần steroid
- Kháng sinh chống tình trạng bội nhiễm trên da
- Thuốc giảm đau, hạ sốt
Trong quá trình điều trị bằng các loại thuốc bôi, kê toa, bạn cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Dùng thuốc tuân thủ đúng liều lượng, tần suất và thời gian
- Không tự ý thay đổi liều thuốc, kế hoạch uống thuốc
- Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị hay bôi thoa gây phản ứng viêm da nặng hơn
- Báo ngay cho bác sĩ da liễu khi thuốc không đáp ứng triệu chứng hay có bất cứ vấn đề nào phát sinh.
Xem thêm: [ HỎI – ĐÁP ] Da mặt sần sùi nhiều mụn ẩn phải làm sao?
Tại sao da mặt bị nóng rát đã được chia sẻ trong bài viết trên đây, mong rằng đã cho bạn thêm nhiều kiến thức hữu ích. Việc điều trị da liễu cần có sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa, đừng ngần ngại liên hệ và thăm khám để được hỗ trợ kịp thời. HOTLINE tư vấn 093 770 6666 sẵn sàng hỗ trợ giải đáp chi tiết.
Các bài viết liên quan
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?