Tại sao đắp mặt nạ lại bị nổi mụn? Bác sĩ da liễu giải đáp
Da mặt bỗng dưng bị nổi mụn có thể do chất lượng mặt nạ không đảm bảo, da bị tổn thương từ trước đó hoặc các phản ứng từ cơ địa kích ứng, da nhạy cảm.. Nếu tình trạng mụn nghiêm trọng, hãy sử dụng các sản phẩm trị mụn phù hợp dưới sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ Da liễu!
Tại sao đắp mặt nạ lại nổi mụn? Vì một lý do nào đó trong quá trình dùng mặt nạ mà nhiều chị em gặp phải tình trạng da nổi mụn, xuất hiện các phản ứng không tốt gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng tới sức khỏe làn da. Nhiều trường hợp còn bị nổi mẩn ngứa và dị ứng rất khó chịu sau khi đắp mặt nạ. Vậy nguyên nhân nào đã gây ra hiện tượng này, cùng bác sĩ Mega Gangnam giải đáp ngay sau đây.
Tại sao đắp mặt nạ lại nổi mụn trên da?
Có nhiều nguyên nhân khiến bề mặt da bị nổi mụn sau khi đắp mặt nạ. Dưới đây là các nguyên nhân cơ bản khiến da của bạn bỗng dưng thay đổi sau khi dùng mặt nạ chăm sóc da.
Da không phù hợp với loại mặt nạ đó
Mỗi người có một cơ địa và chỉ số đáp ứng với mỹ phẩm chăm sóc da khác nhau. Tuy không phổ biến nhưng vẫn có một số người bị dị ứng với các thành phần mặt nạ. Chúng khiến bạn bị nổi mụn hay phát ban đỏ sau khi sử dụng. Thậm chí, da có thể bị đỏ rát, sưng, viêm, mọc mụn ngay sau khi dùng.Một số người có thể bị dị ứng với các thành phần có` trong mặt nạ như BHA, retinol, cồn, paraben, hương liệu,…
Một số khác gặp phải tình trạng da nhạy cảm cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng da nổi mụn. Đây chính là yếu tố khiến da không hấp thu được dưỡng chất, ngược lại còn bị nổi mụn đỏ.
Vì thế, để hạn chế tình trạng đắp mặt nạ bị nổi mụn, bạn cần phải thấu hiểu và lựa chọn cho da các sản phẩm không chứa thành phần gây dị ứng. Có thể áp dụng thử lên da mun bàn tay trước để đánh giá phản ứng dị ứng nếu có trước khi thoa lên mặt.
Sử dụng mặt nạ không đúng thời điểm
Không ít các chị em chỉ có thể tận dụng đắp mặt nạ vào thời gian rảnh rỗi nhưng có thể thời điểm đó làn da chưa đáp ứng được các điều kiện tốt nhất. Ví dụ da chưa được thư giãn, làm sạch hoặc đắp mặt nạ xong vào ban ngày mà không được bảo vệ. Sau khi đắp mặt nạ, da sẽ có xu hướng nhạy cảm và cần thời gian hấp thu dưỡng chất. Nếu bạn không bảo vệ da mà tiếp xúc với ánh nắng bụi ẩn thì chắc chắn da sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn tới nổi mụn.
Tại sao đắp mặt nạ lại bị nổi mụn- Sử dụng mặt nạ sai cách
Việc sử dụng sai cách hay sai mục đích sẽ làm tăng khả năng cho da bị bít tắc lỗ chân lông – nguyên nhân gây ra mụn. Các trường hợp kể tới:
- Da không được làm sạch: Nếu da không được làm sạch kỹ càng trước khi đắp mặt nạ, bụi bẩn và vi khuẩn dễ dáng bám dính trên da gây bít tắc lỗ chân lông, gây mụn ẩn.
- Đắp mặt nạ quá lâu: Đắp mặt nạ quá lâu cũng làm cho da bị bí bách, kích ứng và nổi mụn.
- Sử dụng mặt nạ quá dày: Đắp mặt nạ quá dày không hợp với da có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn.
- Sử dụng mặt nạ không phù hợp với loại da: Mỗi loại da có một nhu cầu làm đẹp khác nhau. Do đó, bạn cần lựa chọn mặt nạ phù hợp với loại da của mình.
Chất lượng mặt nạ không đảm bảo
Da mặt bỗng dưng bị nổi mụn có thể do chất lượng mặt nạ không đảm bảo. Hiện nay trên thị trường có vô vàn sản phẩm mặt nạ đến từ thương hiệu khác nhau. Đi kèm với đó là mức giá siêu hời, siêu rẻ và tất nhiên chất lượng cũng không thể đảm bảo như bạn mong muốn. Sử dụng các loại mặt nạ không rõ nguồn gốc chính là nguyên nhân khiến da bị tổn thương.
- Mặt nạ giả: Mặt nạ giả kém chất lượng, nhái lại các thương hiệu nổi tiếng với giá thành rất rẻ thường chứa các thành phần gây hại cho da, có thể ngay lập tức xảy ra phản ứng gây kích ứng và nổi mụn.
- Mặt nạ hết hạn sử dụng: Có thể vô tình không để ý mà bạn sử dụng mặt nạ hết hạn sử dụng, sản phẩm như vậy dễ chứa vi khuẩn gây hại cho da, dẫn đến nổi mụn.
Da đang gặp các tổn thương khác
Khi da gặp các tổn thương thì không riêng gì mặt nạ mà còn nhiều sản phẩm chăm sóc da khác như sữa rửa mặt, kem dưỡng, kem bôi chuyên sâu.. càng khiến làn da bị tổn thương nặng hơn hoặc nổi mụn viêm. Những tổn thương này có thể xuất phát từ việc bào mòn sử dụng kem trộn, da cháy nắng hoặc do dị ứng thời tiết, da đang có vết thương hở, mụn u nang, mụn bọc vỡ… mà chưa được khắc phục kịp thời. – Bác sĩ Bùi Thị Ân cho biết da tổn thương cần được điều trị tốt mới nên đắp mặt nạ.
Trong thời gian da có các tổn thương, các chuyên gia làm đẹp khuyên bạn không nên nôn nóng “làm đẹp, đắp mặt nạ liên tục”. Bởi khi đó, da rất dễ bị kích ứng, hầu như không thể tiếp nhận bất kỳ một sản phẩm dưỡng da giàu dưỡng chất nào. Bạn nên chờ tới khi các tổn thương được chữa khỏi rồi mới đáp ứng mặt nạ làm đẹp cũng chưa muộn.
Một số nguyên nhân khác da nổi mụn khi đắp mặt nạ
Có thể không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng một số tác động từ bên trong sẽ làm cho tình trạng da thêm xấu đi và không đáp ứng được thành phần dinh dưỡng từ mặt nạ.
- Căng thẳng: Căng thẳng stress là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sức khỏe da và khiến da dễ bị nổi mụn.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, cay nóng, quá nhiều đường mà bạn vô tình không để ý tới làm cho da tiết nhiều dầu, gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.
- Thiếu ngủ: Thiếu ngủ có thể khiến da trở nên nhợt nhạt, kém sức sống, yếu ớt và dễ bị nổi mụn
Cách khắc phục tình trạng đắp mặt nạ bị nổi mụn
Sau khi hiểu rõ tại sao đắp mặt nạ lại bị nổi mụn, cách khắc phục tình trạng này như thế nào cũng được nhiều chị em quan tâm. Ngay khi da bị nổi mụn sau khi đắp mặt nạ, bạn có thể áp dụng những cách sau để khắc phục.
– Ngừng sử dụng mặt nạ ngay lập tức: Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Ngừng sử dụng ngay lập tức loại mặt nạ khiến da bị nổi mụn để tránh tình trạng da bị tổn thương thêm.
– Làm sạch da với nước: Rửa mặt 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và vi khuẩn trên da. Nên sử dụng nước ấm để rửa mặt, tránh dùng nước nóng ở thời điểm này vì có thể khiến da bị khô và kích ứng.
– Sử dụng toner cân bằng lại: Sử dụng toner không chứa cồn để cân bằng độ pH cho da và giúp da se khít lỗ chân lông.
– Dưỡng ẩm cho bề mặt da: Dưỡng ẩm cho da 2 lần mỗi ngày để giúp da mềm mại và khỏe mạnh. Nên chọn kem dưỡng ẩm có thành phần phù hợp với loại da của bạn.
– Sử dụng các sản phẩm trị mụn nếu mụn bị nặng hơn: Nếu tình trạng mụn nghiêm trọng, hãy sử dụng các sản phẩm trị mụn phù hợp. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu để được tư vấn về việc lựa chọn sản phẩm trị mụn phù hợp.
– Không ra ngoài để tránh da tiếp xúc với tia UV, bụi bẩn, ánh nắng mặt trời bởi các tác nhân này có thể khiến da mẩn đỏ nhiều hơn.
Chăm sóc da khoa học hơn
Việc chăm sóc da khoa học hơn, kể cả bằng các phương pháp từ bên trong cũng rất quan trọng giúp da được bảo vệ từ bên trong, giảm thiểu các nguyên nhân tác động gây ra mụn.
- Cần chăm sóc da một cách khoa học và toàn diện để da khỏe mạnh và hạn chế tình trạng nổi mụn.
- Ăn uống bổ sung đủ dưỡng chất, uống nhiều nước để cơ thể đào thải độc tố, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên tăng hệ tuần hoàn giảm stress lên da.
- Hạn chế căng thẳng, stress trong thời gian liên tục .
- Bảo vệ, che chắn tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Một số lưu ý khác tránh nổi mụn khi dùng mặt nạ
Các lưu ý trong cách chăm sóc da và sinh hoạt hàng ngày sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phục hồi và điều trị làn da bị mụn do đắp mặt, tránh được tổn thương không đáng có khi lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da.
- Không nên nặn mụn vì có thể khiến da bị viêm nhiễm và để lại sẹo.
- Không nên chà xát da quá mạnh khi rửa mặt gây tổn thương bề mặt da.
- Nên thay vỏ gối thường xuyên để không bị tiếp xúc với bụi bẩn tăng thêm mụn.
- Giữ cho da mặt luôn sạch sẽ, đảm bảo da được thông thoáng lỗ chân lông
Để tránh tình trạng da mặt nổi mụn khi đắp mặt nạ bạn cần chú ý đặc biệt tới các vấn đề sau:
+ Chọn mặt nạ phù hợp với làn da: Xem kỹ thông tin sản phẩm, thương hiệu, thành phần,.. để đảm bảo mặt nạ phù hợp với loại da của bạn.
+ Làm sạch da trước khi đắp mặt nạ: Rửa mặt sạch với sữa rửa mặt dịu nhẹ và nước ấm.
+ Đắp mặt nạ đúng cách: Thoa đều một lớp mặt nạ mỏng (dạng gel) hoặc vuốt nhẹ massage mặt nạ giấy lên toàn mặt, tránh vùng mắt và môi. Massage nhẹ nhàng và tuân thủ thời gian đắp mặt nạ theo hướng dẫn.
+ Sử dụng mặt nạ có nguồn gốc rõ ràng: Mua mặt nạ tại các cửa hàng uy tín, thương hiệu nổi tiếng, lâu đời có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
+ Chăm sóc da sau khi đắp mặt nạ: Sử dụng toner, dưỡng ẩm và kem chống nắng phù hợp đảm bảo da không bị nhạy cảm nếu phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
+ Ngưng sử dụng mặt nạ nếu da có bất kỳ biểu hiện kích ứng nào: Mẩn đỏ, ngứa rát, sưng tấy,…
+ Sau khi đắp mặt nạ, khi ra ngoài vào ban ngày bạn nên bảo vệ da thật kỹ bằng kem chống nắng, che chắn bằng mũ, nón khẩu trang…để tránh da bị tác động gây mụn bởi ánh mặt trời.
+ Nếu da đang trong quá trình treatment, không nên đắp mặt nạ nhiều, bạn chỉ nên đắp những loại mặt nạ phục hồi da chứa B5.
+ Khi đắp mặt nạ không để quá lâu hoặc qua đêm (trừ mặt nạ ngủ), chỉ nên giữ trên da 15-20 phút
+ Khi da có mụn lở loét, tổn thương hở thì bạn cần đảm bảo chữa khỏi hoàn toàn, không nên đắp mặt nạ. Đặc biệt, nếu da bị mụn bạn nên chọn những loại mặt nạ chuyên dùng cho da mụn để tránh gây ra tổn thương da, gây viêm mụn nặng hơn.
Trên đây là những chia sẻ của Mega Gangnam giải đáp biểu hiện, nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng tại sao đắp mặt nạ lại bị nổi mụn. Hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin trước khi áp dụng bất cứ loại mặt nạ nào lên da để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả như mong đợi. Mega Gangnam sẵn sàng giúp bạn chăm sóc, sở hữu làn da mịn mướt hoàn hảo với các liệu trình chuyên sâu, làm đẹp da, liên hệ thêm thông tin qua HOTLINE 093770 6666 để được tư vấn!
Các bài viết liên quan
- 5 lợi ích của mặt nạ táo với làn da không thể bỏ qua
- 10 công thức mặt nạ tự chế trị mụn giảm viêm nhanh
- 7 công thức mặt nạ collagen tự chế dưỡng da siêu tốt
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- 10 loại mặt nạ tự chế trị lỗ chân lông to cho da láng mịn
- 5 cách làm mặt nạ củ cải đường dưỡng trắng da hiệu quả
- 5 lợi ích độc đáo của mặt nạ sữa và mật ong cho da mặt
- 10 cách làm mặt nạ bơ trị nám sáng da dễ áp dụng
- Cách làm mặt nạ bơ với sữa tươi dưỡng da hiệu quả
- 9+ công thức mặt nạ chanh giúp dưỡng da trắng mịn siêu hiệu quả