[Giải đáp] Tại sao đắp mặt nạ lại có cảm giác châm chích?
Thực tế, việc đắp mặt nạ bị châm chích còn có thể gây ra một số vấn đề như: Da bị sưng đỏ, khó chịu, về lâu dài da bị nổi mụn, sưng đau. Sử dụng mặt nạ không đảm bảo chất lượng là một trong số nguyên nhân làm cho tình trạng đắp mặt nạ có cảm giác châm chích. Hoặc làn da bạn đang trong quá trình treatmen, laser, da nhạy cảm,.. cũng ảnh hưởng tới bề mặt da khi đắp mặt nạ.
Là một phần trong chu trình chăm sóc da, đắp mặt nạ luôn được xem là thời gian thư giãn nhất trong ngày để bạn bổ sung dưỡng chất cho da. Tuy nhiên, thay vì cảm giác thư giãn và sảng khoái, bạn lại gặp phải tình trạng da bị châm chích, ngứa rát khi dùng mặt nạ. Tại sao đắp mặt nạ lại có cảm giác châm chích như vậy? Bài viết này sẽ đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để bạn khắc phục ngay tức thì!
Biểu hiện đắp mặt nạ bị châm chích
Để giúp bạn dễ dàng nhận ra các dấu hiệu mặt nạ bị châm chích khi đắp mặt nạ, chuyên gia phân tích chi tiết hơn về tình trạng châm chích này ở các biểu hiện cụ thể:
- Làn da có cảm giác châm chích đi kèm ngứa ngáy.
- Nhìn kỹ trên da sẽ xuất hiện thêm các nốt mẩn đỏ liti một số điểm hoặc toàn bộ khu vực da.
- Da bị căng nóng râm ran cảm thấy rất khó chịu.
- Da sẽ bị nổi mụn đỏ, kích ứng ngay sau khi đắp mặt nạ hoặc ngay ngày hôm sau.
Đây là các phản ứng thường gặp có thể xảy ra khi bạn đắp mặt nạ. Đa số các phản ứng ở mức độ nhẹ sẽ tự hết sau khi bạn ngừng sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp da châm chích kích ứng kéo dài nếu không được điều trị đúng cách.
Tại sao đắp mặt nạ lại có cảm giác châm chích?
Thông thường, mỗi tình trạng da và sản phẩm loại mặt nạ khác nhau sẽ có một công dụng chính và mang tới phản ứng về sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, các loại mặt nạ đều mang tới cảm giác thư giãn, mát lạnh,.. và cũng có thể châm chích ở 1 vài phút đầu và tự biến mất. Đối với phản ứng kéo dài châm chích hoặc ngứa, nóng rát mặt.. thì nguyên nhân phải kể tới nhiều yếu tố.
Tình trạng da không phù hợp với sản phẩm
Sử dụng mặt nạ không phù hợp với làn da chính là một trong những nguyên nhân chính khiến da bị châm chích sau khi sử dụng. Trên thực tế mỗi loại da sẽ có một sản phẩm mặt nạ dành riêng, khi dùng không đúng cách có thể làm giảm tác dụng và tăng nguy cơ bị kích ứng.
Ví dụ da dầu bạn không nên dùng mặt nạ nhiều dưỡng – gây bít tắc chân lông và nổi mụn; ngược lại, da khô càng không nên sử dụng mặt nạ ít dưỡng chất làm da bong tróc khô thêm. Để đạt hiệu quả cao tránh tình trạng châm chích, bạn nên chọn mặt nạ phù hợp với làn da.
Da dễ bị dị ứng
Cảm giác châm chích khi đắp mặt nạ dễ xảy ra ở người có cơ địa dị ứng. Da nhạy cảm và da có cơ địa dị ứng sẽ gặp phải cảm giác châm chích này trên da. Trên thị trường hiện nay đang có đa dạng mặt nạ với các thành phần đa dạng, không ít mặt nạ chứa paraben, hương liệu hóa học.. Hoạt chất này làm tăng khả năng khiến da kích ứng khi dùng mặt nạ nên bạn cần đặc biệt lưu ý.
Có thể lựa chọn sản phẩm lành tính hoặc đọc kỹ thông tin sản phẩm để bạn chọn lựa sản phẩm không gây kích ứng cho làn da.
Da chưa dọn sạch trước khi đắp mặt nạ
Nghe tưởng chừng vô lý nhưng lại rất liên quan- một trong những nguyên nhân khiến da bị châm chích khi đắp mặt nạ là bước làm sạch da. Không chỉ giúp loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn, dầu thừa, bước làm sạch chính là yếu tố quan trọng để giảm nguy cơ bị nóng rát, châm chích khi đắp mặt nạ. Bởi đắp mặt nạ khi da chưa được làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công và gây ra các phản ứng khiến da bị mẩn đỏ, mụn viêm…
Vì vậy, để hạn chế tình trạng da bị kích ứng này, hãy tuân thủ bước làm sạch da hàng ngày bao gồm: Rửa tay sạch > Tẩy trang > Rửa mặt bằng sữa rửa mặt > Thoa toner cân bằng pH cho da > đắp mặt nạ chăm sóc da. Sau khi đắp mặt nạ, bạn có thể làm sạch da lại với nước và tiếp tục sử dụng serum và kem dưỡng trong quy trình chăm sóc da hằng ngày.
Tại sao đắp mặt nạ lại có cảm giác châm chích? Da đang bị tổn thương
Không phải bất cứ làn da nào cũng sử dụng được mặt nạ chăm sóc da. Nhất là một số tình trạng da đang tổn thương, Bác sĩ Phạm Thu Phương khuyến cáo, bạn không nên đắp mặt nạ khi peel da xong; Da đang bị tổn thương sau khi bắn laser, Da vừa nặn mụn; Da đang có các hiện tượng kích ứng sưng đỏ; Da xuất hiện các vết xước tổn thương chưa lành…
Những làn da này cần được chữa lành và phục hồi mới nên đắp mặt nạ. Bạn nên tuân thủ chế độ chăm sóc da theo chỉ dẫn từ các chuyên gia.
Mặt nạ không đảm bảo chất lượng khiến da châm chích
Sử dụng mặt nạ không đảm bảo chất lượng được cho là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng đắp mặt nạ có cảm giác châm chích. Nếu bạn sử dụng phải các sản phẩm chứa thành phần không cho phép (vượt ngưỡng giới hạn) thì rất có thể da đã bị kích ứng. Không may hơn là khi dùng mặt nạ đã hết hạn sử dụng hoặc sản phẩm không được bảo quản đúng thời gian sử dụng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Vì thế để đảm bảo an toàn, hạn chế kích ứng da bạn nên đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cũng như hạn sử dụng cần biết.
Tại sao đắp mặt nạ lại có cảm giác châm chích? Da đang treatment
Làn da đang trong quá trình treatment không nên sử dụng bất cứ sản phẩm hay các hoạt chất như: Retinol, AHA, BHA… để không trở nên nhạy cảm khi tiếp xúc với tác động nào từ bên ngoài, kể cả đắp mặt nạ. Vì vậy, việc đắp mặt nạ có thể khiến da bị nóng rát, châm chích thậm chí là kích ứng da nặng nề.
Để hạn chế tình trạng đắp mặt nạ bị rát trong quá trình đang treatment, bạn nên lựa chọn mặt nạ có chứa các thành phần dịu nhẹ, không chứa các thành phần gây kích ứng. Đồng thời, chỉ nên đắp mặt nạ trong thời gian ngắn, không lưu mặt nạ qua đêm (trừ một số mặt chuyên dụng) tối đa 20 phút và sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ sau khi sử dụng mặt nạ để cung cấp độ ẩm, ngăn ngừa tình trạng khô da.
Giữ mặt nạ trên da quá lâu gây châm chích
Làn da của mỗi người đều có một lớp dầu tự nhiên đóng vai trò bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài. Khi đắp mặt nạ quá lâu trên da lớp dầu tự nhiên này sẽ bị mất đi- đây là nguyên nhân khiến da bị khô, mất độ ẩm và có cảm giác châm chích, nóng rát khi sử dụng mặt nạ. Ngoài ra, trong một số loại mặt nạ có chứa hoạt chất AHA, Retinol… dễ gây kích ứng da nếu để mặt nạ lưu lại trên da quá lâu.
Để hạn chế tình trạng này, bạn nên lưu ý thời gian để mặt nạ trên da theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Trường hợp đắp mặt nạ bị rát, ngứa, châm chích nên ngừng sử dụng, làm sạch da với nước và làm dịu da bằng serum.
Làm gì khi đắp mặt nạ bị châm chích?
Thực tế, việc đắp mặt nạ bị châm chích nổi mẩn có thể gây ra một số vấn đề da như: Da bị sưng đỏ, khó chịu, về lâu dài da bị nổi mụn, sưng đau. Ở một số ít trường hợp còn gặp phải triệu chứng nghiêm trọng khác liên quan tới viêm nhiễm, kích ứng. Đặc biệt đối với những người đang có các vấn đề về da liễu có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm hơn như viêm lỗ chân lông, viêm da, mụn bọc, mụn mủ… Vì vậy, hơn hết khi gặp phải tình trạng đắp mặt nạ châm chích, bạn nên lưu tâm chăm sóc và chữa trị bằng các biện pháp có lợi để tránh gây nguy hiểm cho da.
Khi đắp mặt nạ bị châm chích, bạn nên thực hiện các bước chăm sóc da như sau để làm dịu da và tránh kích ứng thêm:
+Ngưng sử dụng mặt nạ đó ngay khi có cảm giác châm chích
Điều quan trọng nhất là ngừng đắp mặt nạ khi bạn cảm thấy châm chích hoặc ngứa ran. Việc tiếp tục sử dụng mặt nạ có thể khiến da bị kích ứng thêm.
+Rửa mặt bằng nước mát:
Rửa mặt bằng nước mát sẽ giúp loại bỏ tạm thời cảm giác khó chịu hoặc lớp mặt nạ khỏi da và làm dịu da. Lúc này bạn không nên dùng thêm sữa rửa mặt hoặc nước nóng vì dễ làm cho da bị khô rát thêm.
+Chườm đá lạnh (nếu cần thiết):
Nếu da bạn châm chích kèm theo sưng đỏ hoặc nóng rát bạn có thể chườm đá lạnh lên da trong vài phút để da dịu mát.
+Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây lão hóa, xỉn màu và bong tróc
Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nước nóng và các sản phẩm chăm sóc da chứa hương liệu, cồn, chất hóa học.. cho đến khi da phục hồi hoàn toàn.
Lưu ý: Nếu da bạn bị kích ứng nghiêm trọng, châm chích kèm theo xuất hiện nhiều mụn nước hoặc chảy dịch, hãy ngừng sử dụng và đến thăm khám với bác sĩ da liễu để được điều trị.
Trước khi dùng mặt nạ trên mặt lo lắng về tình trạng châm chích, bạn nên thử mặt nạ trên một vùng da nhỏ ở mặt trong khuỷu tay trước khi dùng cho toàn bộ khuôn mặt để test.
Làm theo hướng dẫn sử dụng chi tiết trên bao bì mặt nạ và không dùng các mặt nạ bảo quản không đúng cách, mặt nạ hết hạn sử dụng.
Trên đây là toàn bộ giải đáp lý do tại sao đắp mặt nạ lại có cảm giác châm chích cũng như cách khắc phục cho tình trạng này tại nhà. Mong rằng bạn có thể lựa chọn những giải pháp phù hợp để chăm sóc và cải thiện làn da của mình sạch khỏe, đẹp mịn màng mỗi ngày. Cần thêm thông tin về dịch vụ chăm sóc da, bạn vui lòng liên hệ 093 770 6666 để được hỗ trợ giải đáp chi tiết.
Các bài viết liên quan
- 9+ công thức mặt nạ chanh giúp dưỡng da trắng mịn siêu hiệu quả
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Top 7+ mặt nạ đất sét có trị mụn ẩn an toàn và hiệu quả
- Máy làm mặt nạ trái cây có tốt không? Nên dùng loại nào?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?