Tại sao mặt nổi nhiều mụn mủ? Nên điều trị ra sao?
Mụn mủ sinh trưởng bên dưới lỗ chân lông chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Chúng có kích thước từ 5-10mm, bên trong chứa mủ là các bạch cầu trung tính, thường có đầu màu vàng hoặc trắng, bên trong sẽ chứa đầy dịch mủ gồm dầu nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn.
Mụn mủ xuất hiện trên mặt hay còn được gọi là mụn đầu trắng, hoặc mụn có mủ trắng rất dễ lây lan nếu không điều trị kịp thời còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Nguyên nhân tại sao mặt nổi nhiều mụn mủ và tình trạng này có dễ điều trị hay không, cùng Mega Gangnam giải đáp trong bài viết sau đây.
Mụn mủ là tình trạng da như thế nào?
Mụn mủ là các nốt sưng đỏ trên da, có kích thước từ 5-10mm, bên trong chứa mủ là các bạch cầu trung tính. Chúng thường có đầu màu vàng hoặc trắng, bên trong sẽ chứa đầy dịch mủ gồm dầu nhờn, tế bào da chết và vi khuẩn.
Mụn mủ sinh trưởng bên dưới lỗ chân lông chủ yếu do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Một số ít tình trạng mụn mủ mọc dưới lớp sừng sẽ liên quan tới các bệnh về da như chốc lở, nhiễm nấm Candida.
Vị trí mụn mủ xuất hiện ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể, ở mặt, cằm hoặc tay chân.. Chúng thường phát triển nhanh theo các cụm, phát sinh nhiều nhất ở độ tuổi thanh thiếu niên & thanh niên. Bạn cần điều trị mụn mủ trắng bằng thuốc hoặc nặng hơn là tiểu phẫu khi bị biến chứng. Cùng xem nguyên nhân tại sao mặt nổi nhiều mụn mủ để có cách điều trị hiệu quả.
Tại sao mặt nổi nhiều mụn mủ gây khó chịu?
Nguyên nhân gây ra mụn mủ ảnh hưởng tới thẩm mỹ và cả sinh hoạt, sức khỏe của bạn có thể đến từ các lý do sau:
- Nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi nhiều mụn mủ nhỏ hoặc lớn chính là hậu quả của tình trạng viêm da dị ứng do thực phẩm, tác động từ môi trường hoặc côn trùng độc cắn.
- Tình trạng mụn trứng cá cũng là nguyên nhân khiến mặt bị nổi mụn mủ nhiều nhất. Mụn trứng cá khi phát triển làm cho lỗ chân lông tích tụ dầu thừa, tế bào da chết tắc nghẽn, lâu dần thành viêm lỗ chân lông và tạo thành dịch mủ.
- Vệ sinh da mặt không đúng cách: Khi da mặt không được làm sạch sâu lỗ chân lông thì vi khuẩn, bụi bẩn sẽ tích tụ lâu gây bít tắc lỗ chân lông, tình trạng viêm và nổi mụn mủ xảy ra. Ngoài ra, việc chà xát mạnh trong quá trình làm sạch da không những không tốt mà còn làm cho da bị tổn thương, tạo điều kiện vi khuẩn tấn công.
- Rối loạn hormone: Tình trạng này gặp nhiều trong giai đoạn tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh,… mất cân bằng hormone, nội tiết tố khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, làm sạch da chưa đủ khiến chất bẩn và tế bào chết làm tắc lỗ chân lông, sản sinh mụn mủ.
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Mỹ phẩm kém chất lượng là nguyên nhân gây ra tình trạng này, có thể chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại khiến da bị bào mòn, kích ứng, từ đó gây viêm và xuất hiện mụn mủ.
- Môi trường sống: Môi trường bị ô nhiễm, có chứa nhiều bụi bẩn, chất độc kết hợp thời tiết nắng nóng sẽ khiến nền da đổ dầu nhiều, tích tụ chất bẩn và vi khuẩn tăng sinh trên da gây mụn.
- Ngoài ra, mặt nổi mụn mủ còn do một số bệnh về da khác như: bệnh thủy đậu, bệnh vẩy nến, pemphigus IgA, rosacea, bệnh đậu mùa.
Vị trí mụn mọc nhiều trên mặt
Mụn mủ có thể trông giống như mụn nhọt nhưng chúng phát triển với kích thước lớn hơn và cũng dễ bị kích ứng hơn. Bạn thường bị mụn mủ tại vùng mặt, mỗi vị trí lại cho thấy một số vấn đề sức khỏe nhất định.
Các vị trí mụn mủ mọc nhiều trên mặt thường ở những chỗ sau:
- Mụn mủ ở khu vực cằm và xung quanh miệng
- Mụn mủ ở đầu mũi
- Mụn mủ ở 2 bên má
- Mụn mủ xuất hiện ở trán
- Mụn mủ mọc nhiều ở quai hàm
- Mụn mủ tại vùng thái dương
Với bất kỳ vị trí mọc mụn mủ nào, bạn cũng cần có một giải pháp điều trị thích hợp. Bởi vì mụn mủ là một dạng mụn viêm, nên khi không được xử lý đúng cách có thể dẫn tới những biến chứng có hại cho sức khỏe.
Cách điều trị mặt nổi mụn mủ tại nhà hiệu quả
Sau khi hiểu rõ nguyên nhân gây mụn mủ, bạn cần tìm hiểu cách điều trị mụn phù hợp. Tình trạng mụn mủ cần được chăm sóc và điều trị kỹ lưỡng để tránh nhiễm trùng hay biến chứng.
Với tình trạng mụn mủ nhỏ
Mụn mủ ở dạng nhỏ cần hỗ trợ loại bỏ nhân mụn gây viêm và chăm sóc tại nhà. Bạn có thể đến các spa uy tín để được tư vấn, nặn mụn và theo dõi. Việc này sẽ giúp loại bỏ bớt dầu thừa tích tụ, hạn chế tắc nghẽn lỗ chân lông, giúp mụn nhanh khỏi.
Khi rửa mặt, hãy dùng tay massage nhẹ nhàng thay vì dùng khăn chà. Điều này có thể làm cho mụn mủ vỡ ra, khiến da tổn thương rát da nhiều hơn.
Trị mụn mủ trên mặt bằng thuốc không kê đơn
Các sản phẩm đặc trị mụn mủ tốt nhất nên chứa các thành phần như peroxide, axit salicylic hoặc một số khác có lưu huỳnh. Tuy nhiên, lưu huỳnh là hoạt chất dễ kích ứng nên bạn cần tránh xa các sản phẩm này để không bị kích ứng.
- Các loại thuốc trị mụn không kê đơn cũng hỗ trợ điều trị mụn mủ bằng cách làm khô lớp da trên cùng, hấp thụ tốt dầu thừa trên bề mặt da. Một số sản phẩm có thành phần mạnh gây bong tróc. Nếu bạn thuộc tuýp da nhạy cảm, hãy tìm các sản phẩm được đặc chế riêng để tránh bị kích ứng mạnh.
- Không được dùng tay sờ, bóp, đè ép hoặc cố nặn mụn mủ khi chúng còn non. Điều này có thể gây tổn thương da hoặc làm nhiễm trùng nặng hơn. Đặc biệt, bạn cũng không nên sử dụng các sản phẩm gốc dầu ở vùng bị mụn mủ. Những sản phẩm này dễ làm tắc lỗ chân lông cũng như làm mụn mủ phát triển nhiều hơn.
- Ngoài ra, điều trị mụn mủ mọc tại nhà bằng các liệu pháp tự nhiên như sử dụng nha đam tươi, mặt nạ đất sét, trà xanh.. cũng là một trong số lựa chọn được tin tưởng. Tuy nhiên, phương pháp này không được đánh giá cao vì không phải ai cũng phù hợp với mặt nạ tự nhiên. Nếu không biết cách đắp còn vô tình làm cho da bị kích ứng, không thuyên giảm tình trạng mụn.
Tình trạng mụn mủ khi nào bạn nên gặp bác sĩ?
Trong trường hợp tình trạng mụn mủ kéo dài, lan rộng và gây đau đớn bạn không thể tự ý điều trị tại nhà thì nên đi khám tại các phòng khám da liễu uy tín. Các bác sĩ sẽ giúp bạn điều trị theo phác đồ kết hợp nặn mụn mủ, uống thuốc để tránh gây nặng và để lại sẹo.
Một số loại thuốc kê toa dành cho tình trạng mụn có thể kể tới như
- Kháng sinh: giảm tình trạng sưng viêm và vi khuẩn gây lan mụn
- Benzoyl peroxide: thành phần có tác dụng loại bỏ sợi bã nhờn và tẩy da chết.
- Axit salicylic: thành phần hỗ trợ loại bỏ tận gốc các nốt sần sâu ở dưới lỗ chân lông.
- Retinoids: là chất dẫn của Vitamin A, giúp làm thoáng tình trạng lỗ chân lông bít tắc và kháng khuẩn.
Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ Da liễu có thể sử dụng liệu pháp quang động PDT để điều trị mụn mủ. Đây là phương pháp trị liệu kết hợp giữa ánh sáng và chất hóa học nhạy sáng cùng các phân tử oxy để điều trị mụn. Phương pháp này không chỉ được dùng để làm sạch mụn mủ mà còn giải quyết được các vấn đề khác do mụn gây ra.
Trong trường hợp khẩn cấp khi bị mụn mủ: Nếu bạn thấy mụn mủ đột nhiên vỡ ra, dịch mủ loang ra khắp mặt, đừng quên liên hệ ngay lập tức với bác sĩ điều trị hoặc tới bệnh viên, cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để thăm khám. Vì rất có thể làn da bạn đang bị nhiễm khuẩn, hoặc nhiễm trùng da.
Xem thêm: [Giải đáp] Da mặt bị mụn nên uống vitamin gì?
Qua đây, hẳn là bạn đã biết tại sao mặt nổi nhiều mụn mủ và cách điều trị mụn mủ đúng cách. Nếu bạn gặp bất cứ triệu chứng nào bất thường, đừng quên liên hệ HOTLINE 093 770 6666 để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời từ các chuyên gia Da liễu.
Các bài viết liên quan
- Top sản phẩm trị mụn ẩn tốt nhất, được ưa chuộng hiện nay
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Dùng kem trị mụn bọc mụn viêm loại nào an toàn và nhanh khỏi?
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Dùng gel trị mụn bọc tại nhà loại nào hiệu quả nhanh?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?