Tại sao rửa mặt xong da bị khô hơn? Khắc phục thế nào?
Ngay cả khi da bạn đổ dầu thì việc rửa mặt nhiều lần trong ngày cũng là một sai lầm cần tránh. Rửa mặt quá nhiều lần sẽ vô tình làm cho da mất đi độ ẩm tự nhiên, thậm chí còn khiến da bị kích ứng, kích thích các tuyến nhờn làm các chất bã dầu tiết ra nhiều hơn, tác động trực tiếp gây ra mụn. Không dưỡng ẩm, làm sạch sai cách.. cũng làm cho da khô hơn sau khi rửa mặt.
Rửa mặt là bước làm sạch da vô cùng quan trọng trong chu trình chăm sóc da. Tuy nhiên tình trạng sau khi rửa mặt xong bị khô là rất nhiều người gặp phải. Tại sao rửa mặt xong da bị khô và nên làm gì để cải thiện tình trạng này, cùng Mega Gangnam giải đáp trong bài viết sau đây.
Da khô căng sau khi rửa mặt là sao?
Bề mặt da của mỗi người sẽ có một lớp bảo vệ có tính axit nhẹ gồm: hỗn hợp bã nhờn, axit béo, axit amin, axit lactic và nước (mồ hôi). Lớp axit này tác dụng chính là bảo vệ da tránh khỏi các vi khuẩn, virus, cùng các tác nhân gây ô nhiễm xâm nhập vào da.
Lớp axit bảo vệ da còn tiết ra các enzym phá vỡ các bã nhờn dư thừa, giữ cho lớp dầu trên da được cân bằng. Vì thế, khi chúng ta cố gắng loại bỏ lớp dầu thừa trên da, thì điều này đồng nghĩa với việc vô tình làm mất đi lớp axit bảo vệ này, làm cho tình trạng da đổ dầu càng tệ hơn.
Thông thường, khi bạn chọn đúng sản phẩm làm sạch, da có thể tự cân bằng lại mức độ pH tự nhiên sau khi rửa mặt chỉ sau khoảng 30 phút. Tuy nhiên, khi rửa mặt quá lâu hoặc dùng các sản phẩm không phù hợp, lớp axit bảo vệ da bị mất đi, có thể bạn sẽ mất tới 2 tuần để da tự cân bằng trở lại.
Độ pH của một làn da khỏe mạnh thường dao động từ 4.5 – 6.2. Nếu chúng ra dùng sữa rửa mặt có độ pH càng cao, tức tính kiềm cao thì đồng nghĩa với việc công dụng tẩy rửa càng nhiều, gây ăn mòn và hại da.
Nếu da bị khô căng sau khi rửa mặt, mặt cảm thấy căng, không phải căng mịn mà là cảm giác da bị kéo khô lên sau khi rửa mặt, điều này có nghĩa là làn da của bạn đã bị mất đi quá nhiều dầu, bề mặt da lúc này đang quá khô.
Nguyên nhân tại sao rửa mặt xong da bị khô?
Khi rửa mặt xong da bị khô, rất có thể bạn đã lựa chọn sai sản phẩm rửa mặt hoặc thao tác rửa mặt chưa đúng cách.
Chọn sản phẩm không hợp với nền da
Không phải sữa rửa mặt nào cũng giống nhau, hay áp dụng với cùng một nền da giống nhau. Việc chọn sai sản phẩm làm sạch da như sữa rửa mặt sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới làn da của người sử dụng. Mỗi loại da sẽ có đặc tính khác nhau vì thế, việc lựa chọn sản phẩm làm sạch cũng cần được lựa chọn phù hợp.
Nếu bản thân đang sở hữu làn da nhạy cảm nhưng lại chọn sản phẩm sữa rửa mặt chứa cồn, hương liệu, paraben.. thì chắc chắn da mặt của bạn sẽ bị ảnh hưởng, gây kích ứng và khô da.
Nếu bản thân thuộc làn da dầu, nhưng hàng ngày bạn chỉ dùng các sản phẩm có tính axit nhẹ, chứa thành phần oil free thì chắc chắn da sẽ không thể giảm bớt nhờn mà ngược lại, dễ kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh hơn. Điều này làm cho da bị mất đi độ ẩm cần thiết, dẫn tới tình trạng khô rát, lão hóa nhanh.
Thao tác rửa mặt chà xát mạnh
Nhiều người nghĩ rằng để làm sạch da thì cần tác động chà xát thật mạnh trên da, do đó trong quá trình rửa mặt luôn kỳ cọ da một cách mạnh bạo, thậm chí không ít người sử dụng khăn hay miếng rửa mặt để chà xát lên da nhiều lần. Điều này sẽ làm cho da ngày càng mỏng và khô, rát, kích ứng khiến các vi khuẩn, mụn tấn công nhiều hơn.
Thao tác thoa sữa rửa mặt không đúng
Một sai lầm khác mà nhiều chị em đã vô tình làm cho da mặt bị khô hơn là cho trực tiếp sữa rửa mặt lên da, thoa đều rồi mới rửa lại bằng nước. Trên thực tế, các loại sữa rửa mặt nếu không phải là loại thuần tự nhiên thì đều có chứa những thành phần hóa học nên bạn không nên sử dụng trực tiếp lên da, nhất là khi làn da còn chưa được làm ướt. Cách tốt nhất là làm ướt da mặt, sau đó cho sữa rửa mặt ra tay, xoa đều và đánh bông rồi mới thoa lên rửa mặt.
Rửa mặt nhiều trong ngày
Ngay cả khi da bạn đổ dầu thì việc rửa mặt nhiều lần liên tục trong ngày cũng là một sai lầm cần tránh. Rửa mặt quá nhiều lần sẽ vô tình làm cho da mất đi độ ẩm tự nhiên, thậm chí còn khiến da bị kích ứng, kích thích các tuyến nhờn làm các chất bã dầu tiết ra nhiều hơn, tác động trực tiếp gây ra mụn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng da khô căng sau khi rửa mặt xong.
Đặc biệt, trong những ngày mùa đông tiết trời lạnh, ẩm thấp, hanh khô, rửa mặt thường xuyên càng làm “vắt kiệt” lượng nước trên da khiến da khô, có phần bong tróc rất khó chịu.
Tẩy da chết quá nhiều
Tẩy tế bào chết là một bước cần thiết và nên có khi chăm sóc da. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên thực hiện bước làm sạch này từ 1-2 lần/tuần. Nếu nhiều hơn số lần này, da mặt cũng đồng thời bị khô, rát, dễ bị kích ứng mẩn đỏ..
Rửa mặt trực tiếp với nước nóng hoặc nước quá lạnh
Vào mùa hè, nhiều người thường rửa mặt bằng nước quá lạnh và ngược lại, xu hướng ưu tiên nước nóng vào mùa đông để da ấm hơn. Điều này đều không tốt cho bề mặt da. Dù là nước nóng hay lạnh thì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột này sẽ khiến da bị sốc nhiệt, kích ứng, vỡ mao mạch. Nhất là khi nước quá nóng làm mất đi độ ẩm cần thiết trên da, làm cho da khô căng sau khi rửa mặt. Tốt nhất, bạn nên sử dụng độ ẩm vừa phải để rửa mặt.
Không dưỡng ẩm sau khi rửa mặt
Tại sao rửa mặt xong da bị khô có thể đến từ chính các bước chăm sóc da chưa tốt của bạn. Ở một góc nhìn khác, việc da khô hơn sau khi rửa mặt là hiện tượng bình thường vì có thể da tạm thời mất đi độ ẩm nên sẽ thấy hơi khô và rít da. D đó, bước bổ sung thêm nước và độ ẩm cho da mặt sau khi rửa là điều vô cùng cần thiết.
Bạn nên sử dụng toner để cân bằng lại độ pH trên da, sau đó bắt đầu thoa kem dưỡng ẩm để da bù ẩm tức thì.
Xem thêm: [Giải đáp] Da khô bị thiếu nước và da dầu có gì khác nhau?
Làm sao để tránh rửa mặt xong da bị khô?
Theo bác sĩ Da liễu chuyên khoa BÙI THỊ ÂN, chúng ta chỉ nên rửa mặt 2 lần 1 ngày – sáng – tối, trước các bước dưỡng da. Đôi khi sau các hoạt động đổ mồ hôi nhiều cũng nên thực hiện bước làm sạch da, giảm tình trạng da kích ứng.
– Bạn chỉ nên rửa mặt bằng nước ẩm nhẹ, không nóng, không dùng các sản phẩm chứa thành phần làm khô da như: cồn, xà phòng, hương liệu nhiều.. Việc lựa chọn sữa rửa mặt luôn ưu tiên phù hợp với loại da đó như:
- For sensitive skin: thích hợp dùng cho da nhạy cảm;
- For dry skin: thiên dùng cho da khô;
- For oily skin: hợp dùng cho da dầu.
– Luôn sử dụng các ngón tay tạo bọt trước khi thoa lên mặt, điều này sẽ giúp làm sạch và làm dịu da hơn. Sau đó, nhẹ nhàng massage trong khoảng 1 phút theo chuyển động tròn, hướng lên trên. Hạn chế sử dụng các loại khăn hoặc lưới rửa mặt vì chúng dễ gây kích ứng, khô da.
– Không massage trên da quá lâu, làm mất đi độ ẩm bảo vệ da, massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả làm sạch mà vẫn giữ được độ đàn hồi trên da, tăng tuần hoàn máu trên da.
– Lượng sữa rửa mặt không quá nhiều, không quá ít, để tạo đủ lượng bọt cần thiết cho toàn bộ khuôn mặt. Dùng quá ít sẽ khiến da không được làm sạch tối ưu, trong khi dùng quá nhiều sẽ phản tác dụng đồng thời thêm lãng phí.
– Sau khi rửa sạch mặt, dùng khăn/ bông tẩy trang khô nhẹ nhàng thấm sạch cho ráo nước, không chà xát da mặt. Tiếp tục thực hiện bước cân bằng độ pH và độ ẩm của da với toner/lotion phù hợp. Đây chính là bước đệm để các bước dưỡng chuyên sâu phía sau tối ưu được hiệu quả.
– Có thể bổ sung chăm sóc da chuyên sâu hàng tuần để cấp ẩm, dưỡng da chuyên sâu, giảm tình trạng da khô, kích ứng. Liệu trình làm sạch và đào thải độc tố gợi ý cho bạn là Hydrafacial – công nghệ ứng dụng thiết bị xoáy sạch sâu, loại bỏ toàn bộ tế bào chết và bụi bẩn từ sâu bên trong lỗ chân lông, từ đó tăng cường độ ẩm phun oxy và các dưỡng chất cần thiết, bổ sung các chất chống Oxy hóa và Peptide – ngăn ngừa tình trạng da lõa hóa, để da luôn hồng hào, tươi tắn.
Đọc xong các thông tin trên đây chắc hẳn bạn đã hiểu tại sao rửa mặt xong da bị khô rồi đúng không. Chúc bạn có thêm nhiều kiến thức chăm sóc da bổ ích và sở hữu làn da mịn màng, căng bóng! Liên hệ tư vấn các dịch vụ chăm sóc da chuyên sâu tại Mega Gangnam qua Hotline 093 770 6666!
Các bài viết liên quan
- Cách làm xịt khoáng dưa chuột tự chế cấp ẩm hữu ích
- 8 lợi ích tuyệt vời của mặt nạ gỗ đàn hương bạn nên biết
- Cách xử lý mụn đầu đen ở trán hiệu quả từ chuyên gia
- Mụn bọc không đầu có biểu hiện gì? Điều trị như thế nào?
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc