TCA Peel là gì? Peel da bằng TCA có an toàn không?
Peel TCA là một phương pháp peel da sử dụng hoạt chất Tricloacetic Acid (TCA) để cải thiện tình trạng của da như mụn, thâm, xỉn màu hoặc không đều màu.
Peel da TCA là một phương pháp trị mụn và làm đẹp ít xâm lấn, được nhiều cơ sở điều trị da áp dụng và mang lại hiệu quả cải thiện cao. Nếu bạn muốn cải thiện các vấn đề về da, mụn, thâm mụn hãy tìm hiểu chi tiết về phương pháp này bao gồm định nghĩa TCA Peel là gì, tác dụng và ưu điểm của nó trong bài viết sau đây nhé !
Peel TCA là gì?
Peel TCA là một phương pháp Peel da sử dụng hoạt chất Tricloacetic Acid (TCA), được các cơ sở chuyên khoa da liễu áp dụng để giải quyết những vấn đề liên quan đến tình trạng da mụn, trị thâm mụn, da xỉn màu hoặc không đều màu.
TCA là tên viết tắt của loại axit hữu cơ Tricloacetic, có tác dụng tái tạo tế bào da mới và tái cấu trúc bề mặt da. Tricloacetic Acid được cho là hợp chất an toàn không gây kích ứng, phù nề hay sưng tấy. TCA có tác dụng điều trị những vùng da bị xỉn màu, da có lớp sừng dày, cứng, mụn trên da. Ngoài ra, chất này còn được sử dụng để điều trị sẹo rỗ rất hiệu quả thông qua phương pháp chấm TCA.
Chemical peels TCA thường có 2 loại:
- Tricloacetic Acid 40% (TCA 40%): được dùng cho da có lớp sừng mỏng, da bị mụn, viêm da, nhưng da dễ nhạy cảm.
- Tricloacetic Acid 50% (TCA 50%): dùng cho da có lớp sừng dày, tác động sâu xuống dưới da để điều trị các vấn đề bệnh lý về da, nồng độ này chỉ dùng cho da khỏe.
Ai có thể được điều trị bằng TCA peels?
Peel hóa học có thể được thực hiện ở các mức độ nhẹ, vừa và chuyên sâu. TCA peel ở mức độ vừa phải cần phải được thực hiện bởi các chuyên gia hoặc kỹ thuật viên có chứng nhận. Những người không nên thực hiện TCA peel bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Người có tình trạng da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm hoặc bệnh rosacea.
- Người không thể tránh việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
- Người có tiền sử sẹo lồi hoặc vết thương kém lành.
- Người đã sử dụng thuốc trị mụn isotretinoin (Zenatane, Amnesteem, Claravis) và cần tránh lột da bằng hóa chất trong một khoảng thời gian sau khi kết thúc điều trị.
Ưu và nhược điểm của peel da TCA
Ưu điểm
- Peel da TCA có thể giải quyết các vấn đề như nếp nhăn, vết nám, tàn nhang, sẹo và thậm chí một số biến đổi tiền ung thư ở da.
- Loại axit này có khả năng đa năng và có thể mang lại hiệu quả khi sử dụng ở nồng độ cao hoặc kết hợp với các loại axit khác ở nồng độ thấp.
- Hiệu quả của TCA trên da dễ dự đoán vì không cần trung hòa và dễ hấp thụ bởi cơ thể, ngay cả ở nồng độ cao.
- Phù hợp với việc điều trị các khu vực nhỏ hoặc các đốm vết, đặc biệt là quanh miệng và mắt, mà không gây tác dụng tẩy trắng mạnh mẽ như các loại dung dịch peel khác.
- An toàn cho da nâu hoặc nâu vàng nhạt.
- Hiệu quả kinh tế hơn so với các phương pháp khác như laser thẩm mỹ.
- Có thể đạt được kết quả lớn mặc dù không cần thời gian nghỉ dưỡng nhiều.
Nhược điểm
- Da có thể bị đỏ, rỉ nước, bong tróc và kích ứng sau khi peel da TCA, mức độ này phụ thuộc vào độ sâu của quy trình thực hiện.
- Có nguy cơ tái phát bệnh lở miệng, nhưng có thể phòng ngừa bằng thuốc dựa trên chỉ định của bác sĩ.
- Tồn tại nguy cơ hình thành sẹo nếu sử dụng nồng độ TCA quá cao, vì vậy việc thảo luận với bác sĩ có kinh nghiệm là quan trọng.
Ứng dụng của liệu pháp peel da bằng TCA
Peel da hóa học bằng acid trichloroacetic được ứng dụng trong điều trị một số vấn đề da liễu sau:
Điều trị nám da
Theo nghiên cứu, peel da bằng TCA ở mức độ peel bề mặt đã cho thấy hiệu quả cải thiện nám da. So với peel da bằng axit glycolic, peel TCA có đáp ứng nhanh hơn nhưng không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị.
Cải thiện tình trạng lão hóa da
TCA có khả năng kích thích sản xuất các protein quan trọng như collagen, glycosaminoglycan, elastin, giúp làn da giữ được sự căng bóng và đàn hồi, từ đó giảm nếp nhăn và vết chân chim do lão hóa. Tuy nhiên, liệu pháp này hiệu quả đối với tình trạng lão hóa ở mức độ trung bình.
Đối với tổn thương nặng hơn, có thể cần phối hợp với các tác nhân peel khác để đạt được sự xâm nhập sâu hơn, hoặc kết hợp với các phương pháp khác như laser.
Làm mờ sẹo mụn
Nghiên cứu chỉ ra rằng sau khoảng 6 liệu trình peel da bằng TCA, tình trạng sẹo mụn có thể cải thiện đáng kể lên đến 70% so với trước. Ngoài việc sử dụng độc lập trong liệu trình, peel da bằng TCA cũng có thể kết hợp với các liệu pháp tái tạo da khác như lăn kim, laser không phân đoạn để tăng cường hiệu quả điều trị mà không cần tăng nồng độ axit.
Điều trị thâm, tăng sắc tố da
Peel da bằng TCA không chỉ giúp làm mờ vết thâm, bao gồm cả quầng thâm mắt, thông qua cơ chế ức chế sản xuất sắc tố melanin và loại bỏ lớp tế bào sừng.
Ngoài ra, peel da bằng TCA còn được sử dụng trong một số trường hợp khác như: dày sừng quang hóa (actinic keratosis), dày sừng dừng tiết bã (seborrheic keratosis), mụn cóc dẹt (flat warts), và u vàng ở da (xanthelasma).
Peel da bằng TCA có an toàn không?
Sau liệu trình peel bằng TCA, da có thể trải qua các tình trạng như ban đỏ, sưng tấy, khô và bong tróc, nhưng đa phần sẽ tự hồi phục nhanh chóng trong vòng 1-2 tuần.
Ngoài ra, một số tác dụng không mong muốn khác có thể xảy ra sau khi peel bao gồm: hình thành sẹo mới, thay đổi sắc tố da tạm thời hoặc vĩnh viễn, đặc biệt là đối với làn da sậm màu, nhiễm virus herpes, hoặc nhiễm trùng da.
Để tránh gặp phải nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng, cần tuân thủ một số lưu ý chăm sóc da sau:
- Làm sạch da bằng các sản phẩm nhẹ dịu không chứa chất tẩy rửa.
- Không chà xát hoặc cào gãi lên vùng da sau điều trị.
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và sử dụng kem chống nắng phổ rộng với SPF tối thiểu 30.
- Hạn chế trang điểm khi làn da chưa hoàn toàn hồi phục.
- Duy trì cấp ẩm để làm dịu da và hạn chế tình trạng da khô căng, bong tróc.
Trên đây, Mega Gangnam đã giải đáp thắc mắc TCA Peel là gì? Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: để được hỗ trợ ngay!
Các bài viết liên quan
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?
- Khám phá 5+ loại mặt nạ lựu đỏ cho da bừng sáng, láng mịn
- 5+ Cách trị mụn đầu đen bằng nước vo gạo hiệu quả cực tốt
- 6 mặt nạ thuần chay tốt nhất cho mọi loại da
- 7 mặt nạ trái cây trắng da mờ thâm, phục hồi siêu tốt