Thuốc tái tạo da mặt là gì? Cách lựa chọn cho từng nhóm tuổi
Tái tạo da mặt là nhu cầu thẩm mỹ được ưa chuộng nhất hiện nay dành cho những người có mong muốn phục hồi, chữa lành khuyết điểm trên bề mặt. Trong số đó, các sản phẩm được gọi là thuốc tái tạo da mặt nhận được nhiều sự quan tâm bởi cách sử dụng đơn giản, không cần can thiệp thẩm mỹ. Vậy đây là sản phẩm gì và hiệu quả thực tế có được như lời đồn hay không?
Thuốc tái tạo da mặt là gì?
Tên gọi “thuốc tái tạo da mặt” gây ra nhiều hiểu lầm cho người dùng bởi các sản phẩm này hoàn toàn không được xếp vào danh mục y tế hay phục vụ mục đích chữa bệnh. Trên thực tế, đây là những thành phần hoạt chất được ứng dụng trong mỹ phẩm với công dụng loại bỏ lớp vảy sừng, tế bào da chết, hoạt động kém hiệu quả. Đồng thời, cải thiện cấu trúc, độ đàn hồi và giảm thiểu các khuyết điểm da lão hóa như: nếp nhăn, vết chân chim, tăng sắc tố…
Một số thành phần hoạt chất thường bị nhầm lẫn là thuốc tái tạo da mặt như:
+ Retinoids (Retinol, Tretinoin): Đây là một dạng dẫn xuất của Vitamin A, có khả năng làm sạch tế bào chết, cải thiện tình trạng tăng tiết dầu nhờn, hỗ trợ trị mụn và kích thích tăng sinh tế bào mới.
+ Vitamin C: Chống oxy hóa mạnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất collagen tự thiên cho da mặt, tăng sinh liên kết tế bào mới, trẻ hóa da.
+ AHA: Loại bỏ vảy sừng thô ráp, tẩy tế bào chết, thúc đẩy quá trình tái tạo da mặt và giảm thiểu các khuyết điểm da lão hóa.
+ BHA: Tẩy tế bào chết sâu bên trong lỗ chân lông, giảm tiết bã nhờn, hỗ trợ điều trị mụn, kích thích tăng sinh tế bào mới, tái tạo da từ các tầng sâu.
+ Vitamin B3 (Niacinamide): Tăng khả năng tự phục hồi cho làn da, củng cố hàng rào lipid, hỗ trợ trị mụn và trẻ hóa da mặt.
Trên đây chỉ là các hoạt chất cơ bản được áp dụng phổ biến trong các dòng mỹ phẩm chăm sóc da. Ngoài ra, tùy vào mục đích sử dụng và tình trạng da của mỗi người mà các bác sĩ có thể kê đơn sử dụng thêm một số thành phần khác như: TCA, Enzyme sinh học…
Tìm hiểu thêm: Tẩy da chết hóa học là gì? Dùng hoạt chất nào? Cách tẩy và những lưu ý quan trọng
Khi nào cần sử dụng các hoạt chất tái tạo da mặt?
Sự xuất hiện của các dấu hiệu bất thường trên bề mặt có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy sức khỏe làn da của bạn đã và đang xuống cấp. Tuy nhiên, trường hợp cụ thể như thế nào thì nên dùng hoạt chất – “thuốc tái tạo da mặt”?
Độ tuổi nên dùng hoạt chất tái tạo da mặt
Không giống như các thành phần làm dịu và cấp ẩm (HA, Ceramide), hầu hết các hoạt chất hỗ trợ tái tạo da đều có cơ chế tác động sâu. Điều này có thể gây hiện tượng kích ứng nhẹ đến mạnh (tùy theo tỷ lệ %) khi mới sử dụng. Cơ chế chính của những hoạt chất treatment này là làm bong tróc lớp tế bào chết, vảy sừng, đẩy nhanh quá trinh tái tạo tự nhiên. Vì vậy, trường hợp da có khả năng tự phục hồi và chữa lành tốt (chủ yếu dưới 25 tuổi) không cần thiết phải dùng mỹ phẩm treatment.
Tình trạng cần dùng “thuốc tái tạo da mặt”
Các vấn đề về da là một trong những yếu tố cốt lõi thúc đẩy việc sử dụng các hoạt chất tái tạo dat. Trường hợp bề mặt da có các dấu hiệu sau cần thăm khám với bác sĩ da liễu để được khuyến nghị sản phẩm phù hợp: da xỉn màu, da bong tróc, tăng sắc tố, bị mụn, có sẹo, lỗ chân lông to, nám, tàn nhang, lộ mao mạch, thường xuyên bị bệnh về da…
Phục vụ nhu cầu làm đẹp cá nhân
Trường hợp da có ít khuyết điểm, khả năng phục hồi tốt, người dùng vẫn có thể cân nhắc sử dụng các hoạt chất treatment với mục đích chống lão hóa sớm, cải thiện kết cấu, giúp da căng mịn, rạng rỡ hơn. Tuy nhiên, hãy chỉ sử dụng những sản phẩm này nếu bạn từ 18 tuổi trở lên, da không có vết thương hở, viêm nhiễm, không trong thời kỳ mang thai… Đồng thời, chỉ nên sử dụng các loại thuốc tái tạo da mặt có nồng độ thấp để hạn chế kích ứng.
Khám phá ngay: Thuốc tái tạo da là gì? Top 3 loại thuốc tái tạo da tốt nhất hiện nay
Chuyên gia khuyến nghị các hoạt chất tái tạo da mặt nên sử dụng
Các chuyên gia da liễu luôn khuyến nghị việc sử dụng các hoạt chất tái tạo da mặt cần dựa trên độ tuổi, tình trạng da liễu, sức khỏe và nhu cầu của mỗi người. Việc lựa chọn đúng sản phẩm phù hợp giúp cho việc tái tạo da mặt diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và hạn chế nguy cơ kích ứng. Cụ thể như sau:
Nhóm tuổi 20-30: Bảo vệ và ngăn ngừa lão hóa da
Trong giai đoạn từ 20 đến 30 tuổi, da mặt vẫn còn ở trong trạng thái khá tốt. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta được chủ quan do làn da vẫn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ môi trường. Lúc này cần sử dụng các dưỡng chất bảo vệ, tăng cường độ ẩm, duy trì lớp nền tế bào và có khả năng ngăn ngừa lão hóa chẳng hạn như: Hyaluronic Acid, Peptide, Vitamin C, Vitamin B3…
Không thể bỏ lỡ: Review Top 5+ Sản phẩm tái tạo da mặt đáng thử nhất 2024
Nhóm tuổi 30-40: Chống lão hóa và tái tạo tế bào
Bắt đầu từ độ tuổi 30, da bắt đầu mất đi độ đàn hồi và quá trình tái tạo tế bào chậm lại. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của nếp nhăn và các đốm nâu (nám, tàn nhang). Thời điểm này, nên sử dụng các hoạt chất treatment tác động trực tiếp vào quá trình tái tạo da và giảm thiểu các khuyết điểm từ tầng thượng bì cho đến hạ bì nông. Hiệu quả nhất có thể kể đến như: Retinol 1 – 1.5%, AHA 5 – 10%, Vitamin C 15 – 20%, Petides 2%…
Nhóm tuổi 40-50: Củng cố hiệu quả tái tạo da
Ở độ tuổi 40-50, da bắt đầu trở nên mỏng hơn, khô hơn, dễ lộ mạch, giảm đàn hồi và xuất hiện nhiều nếp nhăn sâu hơn. Lúc này, việc sử dụng các hoạt chất treatment trên da mặt chỉ được xem là một biện pháp hỗ trợ cho các phương pháp thẩm mỹ chuyên sâu. Điều này là bởi các tế bào da vào giai đoạn trên 40, đặc biệt là trên 50 đã lão hóa quá mức và đáp ứng kém với các dưỡng chất phục hồi da. Dẫu vậy, song song với việc áp dụng liệu trình thẩm mỹ vầ cần chăm sóc da chuyên sâu tại nhà với các thành phần như: Vitamin B3, Vitamin B5, Hyaluronic Acid, Ceramides, retinol…
Đọc thêm: Liệu pháp chống lão hóa nặng – Meta Elite có tốt không? Hiệu quả và an toàn ra sao?
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp các thông tin quan trọng giải đáp cho bạn đọc thuốc tái tạo da mặt là gì. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, vui lòng liên hệ với các bác sĩ da liễu tại Phòng khám thẩm mỹ quốc tế Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666 để được giải đáp!
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở cằm: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị
- Hướng dẫn cách trị mụn trứng cá tuổi dậy thì an toàn, dễ thực hiện
- Tổng hợp các dấu hiệu nhận biết có thai qua khuôn mặt cực chuẩn!
- Miếng dán lột mụn đầu đen có thực sự trị mụn hiệu quả?
- Cách trị mụn bọc bằng kem đánh răng có thật sự tốt không?
- Cách trị mụn đầu đen và lỗ chân lông to hiệu quả tận gốc
- Giải đáp: Đắp mặt nạ bơ có bị ăn nắng không?
- Mọc mụn bọc ở má là do đâu? Trị bằng cách nào nhanh khỏi?
- Mụn bọc ở mũi có khó trị không? Bác sĩ khuyến nghị như thế nào?
- Khám phá 5+ loại mặt nạ lựu đỏ cho da bừng sáng, láng mịn