Thuốc trị sẹo thâm ở chân loại nào hiệu quả nhất?
Có thể sử dụng các loại thuốc hoặc kem bôi ngoài da như: Scar Esthetique, Contractubex, Hiruscar, Dermatix Ultra… để điều trị các vết sẹo thâm ở chân mức độ I, mới hình thành, có màu sắc và kích thước không rõ ràng. Trường hợp các vết sẹo thâm có hiện tượng lồi lõm, phát triển nhanh về kích thước, tăng hoặc giảm sắc tố rõ rệt cần tham khảo ý kiến của chúng tôi để được tư vấn và gợi ý phương pháp trị liệu an toàn, nhanh chóng, hiệu quả cao.
Khu vực chân thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh, có lớp da khá mỏng nên dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, vì khu vực này không ảnh hưởng quá nhiều đến thẩm mỹ nên mọi người hiếm khi quan tâm đến cách điều trị vết thương, dẫn đến sự xuất hiện các vết thâm. Những vết thâm nhỏ có thể không đáng lo nhưng nếu hình thành vùng da bị thâm thì vẫn sẽ gây mất thẩm mỹ, nhất là với các chị em. Vậy dùng thuốc trị thâm sẹo ở chân loại nào hiệu quả? Khám phá ngay!
Những nguyên nhân hình thành các vết sẹo thâm ở chân
Sẹo thâm ở chân là một vấn đề phổ biến và có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này. Mặc dù không gây ra những ảnh hưởng quá lớn cho sức khỏe nhưng nếu diện tích vết thâm lớn, màu sắc quá đậm thì ít nhiều cũng tạo nên cảm giác tự ti, nhất là với các chị em. Dưới đây là một phân tích sâu và trả lời chi tiết về những nguyên nhân gây sẹo thâm ở chân:
- Tổn thương da nhẹ: Những vết thương trên da khi bị côn trùng cắn, thủy đậu, viêm da mãn tính, bỏng nước yêu cầu cơ thể phải tăng tốc sản xuất tế bào mới để phục hồi làn da. Điều này làm kích thích sản xuất sắc tố melanin nhiều hơn. Việc tổn thương da cũng có thể làm mất cân bằng nội tiết, khiến da mặt xám xịt, không đồng đều.
- Tiếp xúc quá lâu với ánh nắng: Việc tiếp xúc quá lâu với ánh nắng mặt trời, nhất là vào thời gian cao điểm mà không được che chắn, bảo vệ cẩn thận có thể làm da bị đen sạm trên quy mô rộng. Cơ thể tạo ra melanin để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV tốt hơn, nhưng đồng thời cũng góp phần vào quá trình hình thành vết thâm do hoạt động sản xuất hắc tố này không đồng đều.
- Lão hóa da tự nhiên: Khi già đi, tuổi tác ngày càng cao thì chúng ta buộc phải đối mặt với tình trạng da lão hóa, xuống cấp, khả năng phục hồi kém dẫn đến việc hình thành sẹo thâm trên một nền da mỏng yếu, thô ráp. Quá trình lão hóa cũng góp phần giảm khả năng tái tạo da, khiến collagen tự nhiên sụt giảm và nhiều vấn đề phức tạp hơn thế nữa.
- Thương tích lớn trên bề mặt: Các chấn thương nghiêm trọng như tai nạn, va đập, chấn thương, trầy xước, chảy máu, hay vết mổ phẫu thuật có thể tạo ra sẹo thâm hoặc thậm chí là các loại sẹo nghiêm trọng hơn như sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại. Điều này khiến cho cấu trúc gốc của tế bào da bị phá hủy, sắc tố da mất cân bằng rõ rệ, khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn và không đạt được kết quả như mong đợi.
- Bệnh lý ung thư tế bào da: Ung thư tế bào da có thể làm tăng tốc quá trình tổng hợp melanin trên mọi khu vực. Điều này cũng không là ngoại lệ đối với các vùng da ở chân, nơi dễ bị chấn thương, khó chăm sóc và ít được bảo vệ.
Nhận dạng mức độ phát triển của vết sẹo thâm ở chân
Nhận dạng mức độ phát triển của các vết sẹo thâm có thể giúp chúng ta xác định phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Đối với sẹo mức độ I, có thể áp dụng các cách trị liệu đơn giản như kem bôi ngoài da. Nhưng trong trường hợp sẹo nặng lên, diện tích lớn thì cần áp dụng các hướng điều trị theo yêu cầu của bác sĩ. Dưới đây là các dấu hiệu đơn giản về màu sắc, kích thước, độ sâu và hình dạng sẹo thâm ở chân giúp chúng ta phát hiện vấn đề dễ dàng hơn.
Mức độ 1: Vết sẹo thâm ở chân có kích thước nhỏ, màu sắc gần giống với màu da, hình dạng tròn hoặc bầu dục, không sâu cũng không bị lồi hơn so với bề mặt da. Vết sẹo thâm ở mức độ này thường do côn trùng cắn, muỗi đốt, ghẻ nước, sau khi bị thủy đậu hoặc trầy xước nhẹ. Tình trạng này có thể biến mất hoặc mờ dần sau một thời gian ngắn nếu được điều trị bằng thuốc và chăm sóc đúng cách.
Mức độ 2: Vết sẹo thâm ở chân có kích thước trung bình (khoảng bằng 2 đốt ngón tay trở lên), màu sẹo đậm hơn màu da, hình dạng không đều, có thể bị lõm hoặc lồi hơn những khu vực xung quanh. Hiện tượng sẹo thâm mức độ 2 thường do bỏng bô xe nặng, bỏng nước nóng, bỏng nhiệt, tai nạn, chấn thương gây chảy máu. Đối với trường hợp này, vết sẹo không chỉ thâm mà còn biến dạng lồi lõm nên có khả năng phát triển tệ hơn nếu không được điều trị kịp thời.
Mức độ 3: Vết sẹo thâm ở chân có kích thước lớn, màu sắc rất đậm, hình dạng bất thường trên quy mô rộng hoặc những vị trí khác nhau, tùy vào nguyên nhân gây chấn thương. Sẹo mức độ III thường lõm sâu hoặc bị lồi, dễ phát triển thành sẹo phì đại. Không thể xếp tình trạng thâm mức độ này là sẹo thâm mà còn phải căn cứ vào các đặc điểm khác trên da. Nhưng nhìn chung loại sẹo này cần can thiệp sâu và điều trị lâu dài thì mới có cơ hội phục hồi.
Dùng thuốc trị sẹo thâm ở chân loại nào hiệu quả?
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng với những vết thâm sẹo mức độ I, việc điều trị sẽ đơn giản hơn và chỉ cần dùng thuốc bôi ngoài da. Với những trường hợp khác, sẹo nặng cần thăm khám với bác sĩ để được chỉ định về phương pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là thông tin về những loại thuốc trị sẹo thâm ở chân được đánh giá rất tốt mà bạn có thể cân nhắc sử dụng:
- Scar Esthetique: Dòng kem trị sẹo thâm xuất xứ từ Mỹ – Scar Esthetique đặc biệt nổi tiếng trên thị trường từ nhiều năm nay. Sản phẩm có chứa các thành phần tự nhiên và một số hoạt chất chống oxy hóa mạnh như:
Pycnogenol, Glucosamine, Coenzyme Q10, vitamin A… giúp cải thiện các vết thâm nhanh chóng, phục hồi các chuỗi collagen bị đứt gãy và giúp da sáng màu hơn. Đa số khách hàng đều khẳng định dùng loại kem này để trị thâm chân cho hiệu quả khá nhanh, chỉ sau vài tuần sử dụng. - Contractubex: Đây là một loại kem trị sẹo chuyên nghiệp có xuất xứ từ Đức, được các chuyên gia và bác sĩ da liễu gợi ý sử dụng. Sản phẩm có chứa các hoạt chất như heparin, allantoin, axit sorbic, chiết xuất hành tây…Mang đến hiệu quả xóa mờ các vết sẹo thâm, ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm ngứa ngáy và thúc đẩy hình thành các tế bào da mới. Ngoài ra, sản phẩm cũng có khả năng làm mềm cấu trúc collagen ở các vết sẹo xơ cứng như sẹo lồi, sẹo phì đại mới phát triển.
- Hiruscar: Loại kem trị sẹo thâm Nhật Bản này là sản phẩm nổi tiếng và cực kỳ được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam. Hiruscar có chứa các hoạt chất an toàn, hiệu quả cho làn da bị sẹo như: silicone, allantoin, vitamin E, vitamin B3, axit hyaluronic… Hiệu quả làm giảm vết thâm, các đốm sắc tố sau chấn thương của Hiruscar khá tốt. Tuy nhiên, cần sử dụng từ sớm, theo chỉ dẫn của bác sĩ để sớm làm mờ vết thâm sẹo. Trường hợp da có sẹo quá nặng thì sản phẩm này không cho hiệu quả rõ rệt.
- Dermatix Ultra: Tiếp tục là một loại thuốc trị thâm sẹo đến từ Mỹ, phù hợp để sử dụng cho mọi khu vực da, bao gồm cả da chân. Sản phẩm có chứa các hoạt chất dưỡng sáng, kích thích sản xuất collagen và tế bào mới như silicone, vitamin C, cyclopentasiloxane. Các nghiên cứu lâm sàng và từ đánh giá từ những người đã từng Dermatix Ultra sau 8 tuần cho thấy, sản phẩm này có thể làm mờ đến 80% vết thâm da mức độ I hoặc giai đoạn đầu của sẹo mức độ II.
Những cách dùng thuốc bôi hỗ trợ trị thâm chân hiệu quả
Để sử dụng thuốc trị sẹo thâm ở chân một cách hiệu quả, nhanh chóng phát huy đầy đủ công dụng của sản phẩm, bạn cần tuân thủ theo các bước cụ thể sau đây:
Vệ sinh da sạch sẽ: Trước khi bắt đầu quá trình dùng kem trị sẹo, hãy làm sạch da hoàn toàn và lau khô nhẹ nhàng. Có thể sử dụng các loại kem tẩy tế bào chết body cho vùng chân để loại bỏ cản trở của bụi bẩn, tạp chất, da chết trên bề mặt. Điều này giúp tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thuốc trị sẹo.
Áp dụng thuốc trị sẹo: Khi đã chắc chắn khu vực có vết sẹo được vệ sinh và lau khô sạch sẽ. Hãy lấy một lượng thuốc vừa đủ và thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị sẹo, tập trung vào vùng trung tâm của vết thương và bán kính xung quanh khoảng 1-2cm, kết hợp massage thật nhẹ nhàng.
Tần suất sử dụng: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc yêu cầu của bác sĩ. Đồng thời, sử dụng thuốc trị sẹo đều đặn mỗi ngày cho đến khi thấy làn da thật sự được cải thiện. Thông thường, chúng ta có thể dùng thuốc 2-3 lần mỗi ngày cho vùng da bị thâm ở chân.
Những yêu cầu quan trọng khác:
+ Chỉ sử dụng thuốc bôi trị thâm sẹo trên vùng da không có vết thương hở hoặc da đã lành lại, không bị chảy máu hay chảy dịch.
+ Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dùng thuốc trị thâm ở chân. Nên che chắn kỹ nhưng không dùng băng gạc.
+ Trường hợp dùng thuốc trị thâm sẹo chân 2-4 tuần không có cải thiện nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được đề xuất loại thuốc khác.
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm giải đáp cho bạn đọc thông tin dùng thuốc trị sẹo thâm ở chân loại nào tốt. Nếu còn bất kỳ điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn kỹ hơn về các loại thuốc bôi và cách sử dụng hiệu quả, vui lòng để lại câu hỏi hoặc liên hệ với các chuyên gia của Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666!
Tìm hiểu thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị sẹo thâm trên da và cách dùng tại nhà an toàn, hiệu quả nhanh:
Kem trị thâm sẹo dùng có tốt không và nên chọn loại nào?
Dùng kem trị thâm mụn loại nào hiệu quả?
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?