Tiêm filler có sưng không và lưu ý cách chăm sóc
Trước tiên cần hiểu rằng filler là một dạng của acid hyaluronic HA, khá giống với HA tự nhiên trong cơ thể nên chúng ít gây kích ứng. Dù cơ thể dễ thích nghi với filler và ít xảy ra các biến chứng xấu nhưng trong quá trình thích nghi, cơ thể lại thường có các biểu hiện sưng tấy và điều này là rất bình thường.
Tiêm filler được ví như một thủ thuật làm đẹp giúp cải thiện nhan sắc nhanh chóng. Tuy nhiên, không phải ai cũng dám “liều” bởi lo sợ những tác dụng phụ như liên quan như sưng tấy, bầm tím. Thực tế tiêm filler có sưng không? Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu và đưa ra lời khuyên hữu ích để bạn có thể tự tin hơn khi quyết định tiêm filler.
Tiêm filler có tác dụng gì?
Hiện nay tiêm filler được đánh giá là một trong những thủ thuật làm đẹp không xâm lấn cực kỳ được ưa chuộng. Nó được cấu tạo từ thành phần HA – Hyaluronic Acid. Hoạt chất này được biết tới là một chất siêu việt có khả năng giữ nước, tạo độ đàn hồi tốt cho làn da luôn căng bóng khỏe mạnh. Việc tiêm filler là cách để tăng thể tích da, giảm nếp nhăn, trẻ hóa và tinh chỉnh đường nét trên gương mặt.
Thực hiện tiêm filler có sưng không?
Tiêm filler có sưng không theo bác sĩ Phạm Thu Phương giải đáp thì câu trả lời là Có. Tiêm filler sẽ gây ra phản ứng sau khi thực hiện và cũng là một phản ứng bình thường xảy ra.
Trước tiên cần hiểu rằng filler là một dạng của acid hyaluronic HA, khá giống với HA tự nhiên trong cơ thể nên chúng ít gây kích ứng. Dù cơ thể dễ thích nghi với filler và ít xảy ra các biến chứng xấu nhưng trong quá trình thích nghi, cơ thể lại thường có các biểu hiện sưng tấy và điều này là rất bình thường.
Khi tiêm filler, cơ thể sẽ nhận biết chất làm đầy như một vật thể lạ và phản ứng lại bằng cách tăng lưu thông máu đến vùng tiêm, gây ra sưng tấy. Hơn nữa, mỗi loại filler có độ đặc, độ nhớt khác nhau. Các loại filler có độ đặc cao thường gây sưng ít hơn so với các loại filler có độ đặc thấp.
Nếu kỹ thuật tiêm không chính xác, tiêm quá sâu hoặc tiêm quá nhiều filler đây cũng có thể làm tăng nguy cơ sưng.
Với từng vị trí, tình trạng sưng sẽ có xu hướng khác biệt.
Tiêm filler mũi sưng mấy ngày? Thông thường tiêm filler mũi là cách để bạn thay đổi hình dáng mũi, cải thiện một số khuyết điểm như sống mũi sâu, mũi lõm, không đối xứng.. Khi tăng thể tích da tại vị trí này, ít nhiều bạn có thể gặp cảm giác mũi hơi sưng tức nhẹ từ 2-3 ngày. Điều này cũng là phản ứng bình thường sau khi chất làm đầy được đưa vào dưới da.
Thay vì lo lắng tiêm filler mũi có sưng không, bạn nên tập trung vào cách chăm sóc da sau tiêm từ bác sĩ để kết quả cuối cùng được tối ưu nhất và hạn chế biến chứng.
Tại vùng môi: Vùng môi sau khi tiêm sẽ được tinh chỉnh đường nét và chăm sóc tại nhà nhẹ nhàng. Thường sau khi filler tại vị trí này, tình trạng môi sưng chỉ kéo dài 1-2 ngày tùy theo cơ địa, không đáng lo ngại.
Vùng má tiêm filler sưng bao lâu: Thể tích chất làm đầy cho má thường lớn hơn đáng kể so với các vùng khác trên khuôn mặt, đó là lý do tại sao khu vực này dễ bị sưng nhiều và cũng có một số vết bầm tím nhẹ trong khoảng 3-5 ngày. Với lượng filler được sử dụng trong lần tiêm ban đầu, rất có thể liều lượng tương đối lớn filler sẽ còn bị sưng nhiều hơn.
Tại các vị trí khác như cằm, trán,..: Filler cũng sẽ có những phản ứng sưng nhẹ từ 1-3 ngày thậm chí 1 tuần. Nhưng cảm giác này sẽ giảm bớt từng ngày nên bạn chỉ cần thực hiện theo chỉ định bác sĩ tại nhà.
> Xem thêm: [Cập nhật] Giá tiêm filler các vùng trên mặt hiện nay
Cách xử trí khi tiêm filler bị sưng
1. Chườm đá lạnh để giảm sưng
Chườm lạnh có tác dụng giảm sưng sau tiêm filler khá hiệu quả. Bạn nên thực hiện phương pháp này thường xuyên trong vòng 2 ngày ngay sau tiêm. Tuy nhiên, không đắp đá lạnh trực tiếp lên bề mặt da vì có thể gây bỏng lạnh và khiến filler bị di chuyển, biến dạng.
Ưu tiên sử dụng túi chườm chuyên dụng, chỉ chườm lạnh khoảng 5 phút, nghỉ 30 phút và lặp lại để hiệu quả giảm sưng được tối ưu.
2. Massage nhẹ nhàng vùng bị sưng
Massage vùng da tiêm filler khác với việc sờ nắn, bóp đẩy filler. Bạn chỉ nên thao tác nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn máu, làm giảm sưng sau tiêm. Không thực hiện nắn bóp gây tổn thương và làm nghiêm trọng thêm vùng da sau tiêm.
3. Tạm ngưng sử dụng đồ uống chứa chất kích thích
Đồ uống chứa cồn, gas, đường chất hóa học, cafe, rượu bia.. cần được kiêng tạm thời để giảm sưng. Các loại đồ uống này có hàm lượng chất kích thích lớn, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bên cạnh đó, gan và thận cũng phải hoạt động hết công suất để loại bỏ độc tố nên thời gian phục hồi sau tiêm sẽ cần nhiều hơn, ảnh hưởng tới cả chất lượng filler.
4. Ngưng hoạt động thể chất nặng và nằm sấp
Sau khi tiêm nên hạn chế nằm sấp vì khi đó, mặt dễ bị tiếp xúc trực tiếp với giường đệm ảnh hưởng tới lớp filler, làm cho chúng không được cố định. Điều này vô tình khiến filler bị thay đổi vị trí.
Các hoạt động thể chất cũng cần tránh, không làm việc nặng trong vòng 2 ngày đầu. Bao gồm cả các hoạt động thể dục cũng cần tạm dừng. Các hoạt động này có thể làm nặng thêm tình trạng sưng phù sau thủ thuật tiêm filler.
5. Uống kháng sinh & kháng viêm theo chỉ định
Với một số trường hợp sưng, khó chịu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm giảm sưng dành cho bạn. Tuy nhiên, khi thực hiện, bạn nên nghe theo chỉ dẫn bác sĩ để sử dụng thuốc đúng cách và phát hiện sớm các bất thường.
>> Xem thêm: Sau khi tiêm filler cần kiêng những gì và kiêng bao lâu?
Tiêm filler bị sưng có gây nguy hiểm không?
Tiêm filler bị sưng không gây nguy hiểm vì đây là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, tiêm filler có sưng không chỉ là một câu hỏi cần thiết để bạn theo dõi da tại nhà mà còn là cách để phát hiện các biểu hiện bất thường. Nếu vị trí tiêm chỉ sưng nhẹ và dần hết qua từng ngày thì không đáng lo ngại. Ngược lại, với các hiện tượng sưng không có dấu hiệu thuyên giảm mặc dù đã áp dụng nhiều cách khác nhau bạn nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ để có hướng giải quyết tiếp theo.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nghe tư vấn trong các trường hợp như:
- Tình trạng sưng sau tiêm filler môi, mũi, má kèm theo cơn đau nhức, và không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2,3 ngày .
- Da có xu hướng xuất hiện sự thay đổi màu sắc (trắng, nổi vân, xanh xám) hoặc các trợt chứa dịch mủ, da càng sưng tấy và có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Tình trạng sưng sau tiêm filler xuất hiện sau 1 tuần, 1 tháng hay vài tháng sau khi tiêm filler.
- Xuất hiện các vết bầm tím trên da kéo dài, tổn thương lớn nếu không được kịp thời điều trị sẽ gây sẹo tại vùng thẩm mỹ hoặc biến dạng khuôn mặt,…
- Các dấu hiệu như mệt mỏi, sốt cao, cơ thể khó chịu xuất hiện sau khi tiêm filler.
Việc tiêm filler làm đẹp tuy đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao. Vì thế, bạn không nên tự tiêm tại nhà, tự mua và sử dụng filler. Nguy hiểm hơn cho những trường hợp tự dùng filler không chỉ là sưng, đau mà còn có thể gây ra tình trạng tắc mạch, hoại tử vùng tiêm. Nếu chẳng may tắc mạch mắt còn có nguy cơ gây tắc mạch não, đột quỵ.
Bạn nên chọn các cơ sở uy tín để tiêm filler và được các bác sĩ theo dõi sau tiêm, khắc phục kịp thời các triệu chứng. Tham khảo địa chỉ uy tín TOP 1 thị trường về trẻ hóa, các dịch vụ làm đẹp da tại Phòng khám quốc tế Mega Gangnam – nơi hội tụ tinh hoa các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, chuyên gia, bác sĩ và cơ sở vật chất uy tín giúp bạn trải nghiệm xứng đáng, không rủi ro.
Mong rằng những chia sẻ trên đây về câu hỏi tiêm filler có sưng không đã giúp bạn có thêm kiến thức để kết quả tiêm hiệu quả nhất. Vui lòng liên hệ 093 770 6666 để được tư vấn chi tiết các dịch vụ tiêm filler trước – sau từ chuyên gia.
>> Xem thêm:
Các bài viết liên quan
- Mụn trứng cá ở lưng: Dấu hiệu, nguyên nhân và 7+ cách điều trị
- Mụn trứng cá ở cổ: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách giảm mụn
- Khuôn mặt sau khi bắn laser thay đổi như thế nào?
- Nguyên nhân gây mụn bọc ở nam giới là gì? Điều trị như thế nào?
- Trị mụn đầu đen ở lưng cách nào hiệu quả?
- [Giải đáp] Uống hà thủ ô có bị sạm da không?
- Cách trị mụn đầu đen bằng chanh có nên thực hiện không?
- 7+ cách trị mụn ẩn tuổi dậy thì an toàn và hiệu quả
- Top 7+ sản phẩm trị mụn ẩn hiệu quả, được yêu thích hiện nay
- [Giải đáp] Mụn ẩn có nên nặn không? Làm sao để hết mụn ẩn?