Tiêm tiểu cầu là gì? Đánh giá hiệu quả và rủi ro
Nếu như trước đây, để làm đẹp da, chống lão hóa chúng ta cần phải áp dụng những loại hình thẩm mỹ có mức độ xâm lấn cao như phẫu thuật căng da, phẫu thuật nâng mũi… Thì thời điểm này với sự xuất hiện của các hình thức thẩm mỹ không xâm lấn, chị em đã có thêm nhiều lựa chọn hơn. Trong số đó tiêm tiểu cầu nhận được khá nhiều sự quan tâm. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì liệu pháp tiêm tiểu cầu là gì vẫn còn là một ẩn số. Vậy thì, hãy cùng theo dõi bài viết để được giải đáp chi tiết
Tiêm tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu là một loại tế bào máu nhỏ, không có hạt nhân, nhưng chứa nhiều dạng enzyme, protein và các yếu tố sinh trưởng có lợi cho việc làm lành và tái tạo tế bào. Trong phương pháp này, tiểu cầu được tách ra từ máu của người được điều trị, thông qua quá trình chiết tách ly tâm. Sau khi tiểu cầu được chiết tách khỏi tế bào máu, chúng được tập trung lại để tạo thành PRP (Platelet-Rich Plasma) mang nhiều yếu tố tăng trưởng, phục vụ cho mục đích thẩm mỹ.
Thành phần được sử dụng
PRP chứa tiểu cầu, các yếu tố sinh trưởng như PDGF (Platelet-Derived Growth Factor), TGF (Transforming Growth Factor), và các protein khác nhau như fibrinogen, fibronectin. Các thành phần này chịu trách nhiệm trong việc kích thích sự tái tạo tế bào, tăng cường quá trình làm lành và thúc đẩy sự phát triển của mô tế bào mới.
Tính ứng dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ
Phương pháp tiêm tiểu cầu đã trở thành một công cụ quan trọng trong ngành thẩm mỹ với tính ứng dụng và hiệu quả cao. Nhờ vào khả năng tăng cường quá trình tái tạo tế bào và kích thích sự phát triển mô mới. Tiêm tiểu cầu giúp người dùng có được làn da trẻ trung, tóc đẹp và sự tự tin hơn mà không cần phải thực hiện các cuộc phẫu thuật can thiệp lớn.
Tìm hiểu thêm: Tiêm máu tự thân là gì? Chuyên gia phân tích và đánh giá
Hiệu quả và lợi ích của phương pháp tiêm tiểu cầu
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh được những lợi ích tuyệt vời của liệu pháp tiêm tiểu cầu. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp thông tin để đánh giá về hiệu quả của phương pháp này để bạn đọc có được cái nhìn tổng quan hơn:
Hiệu quả của phương pháp tiêm tiểu cầu
- Cải thiện làn da: Tiêm tiểu cầu thúc đẩy cơ chế sản xuất collagen mạnh mẽ hơn, giúp kết cấu da mặt được củng cố. Mang đến cho chúng là làn da mềm mịn và đàn hồi hơn. Các vấn đề như nếp nhăn hay vết thâm sạm trên bề mặt cũng được cải thiện.
- Tái tạo tóc: Phương pháp này đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc kích thích mọc tóc và củng cố chức năng của nang tóc, giúp cải thiện tình trạng tóc thưa, tóc rụng.
- Giảm viêm và sưng: Tiểu cầu trong PRP chứa các yếu tố sinh trưởng có khả năng giảm viêm nhiễm và sưng tấy. Điều này mang đến hiệu quả đáng kể trong việc làm dịu da, giảm thiểu nguy cơ bị mụn trứng cá hoặc các bệnh lý về da thường gặp.
- Làm lành vết thương: PRP được ứng dụng trong điều trị y khoa để tăng cường quá trình lành vết thương. Giúp cho bệnh nhân phục hồi nhanh chóng hơn sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
Ưu điểm của phương pháp tiêm tiểu cầu
- An toàn và tự nhiên: PRP sử dụng thành phần tiểu cầu từ chính tế bào máu trong cơ thể chúng ta. Do đó, mức độ tương thích được đẩy lên cao hơn, không có khả năng gây dị ứng hay các phản ứng phụ nghiêm trọng.
- Không cần phẫu thuật: Một trong những lợi ích lớn nhất của phương pháp tiêm tiểu cầu là không cần phẫu thuật. Bạn hoàn toàn có thể trải qua quá trình điều trị mà không phải chịu đựng những cơn đau hoặc cảm giác khó chịu. Đồng thời, khả năng hồi phục của phương pháp này sẽ ngắn hơn rất nhiều so với phẫu thuật thẩm mỹ truyền thống.
- Kết quả tức thì và kéo dài: Mặc dù kết quả có thể không thấy rõ ngay lập tức sau tiêm. Nhưng sau vài tuần, bạn có thể cảm nhận thấy sự cải thiện rõ rệt ở khu vực được điều trị. Kết quả này có thể kéo dài từ 6 tháng – 2 năm. Sau đó có thể tiêm bổ sung nếu bạn có nhu cầu.
Đọc thêm: Phương pháp PRP có tác dụng gì? Nên thực hiện hay không?
Phương pháp tiêm tiểu cầu có tác dụng phụ gì không?
Thực tế thì lựa chọn phương pháp tiêm tiểu cầu cũng sẽ tồn tại một số rủi ro và không phải ai cũng phù hợp với hình thức trị liệu này. Do đó, dưới đây là một số vấn đề mà bạn cần lưu ý để phòng tránh các phản ứng không mong muốn:
Những đối tượng cần tránh tiêm tiểu cầu
- Có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng: Trường hợp bạn đang gặp phải một số vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như bệnh tim mạch, bệnh gan, thận, vấn đề về tiền đình… Hoặc đang trong thời gian sử dụng thuốc không nên tiêm tiểu cầu, nếu không được chỉ định bởi bác sĩ chuyên môn.
- Thai kỳ hoặc cho con bú: Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú nên tránh tiêm tiểu cầu. Do hiện nay vẫn còn khá nhiều tranh cãi về tác động của PRP đối với thai kỳ và sự phát triển của trẻ sơ sinh.
- Có tiền sử về dị ứng hoặc viêm nhiễm: Nếu bạn có tiền sử về dị ứng đối với các thành phần trong tiểu cầu, yếu tố tăng trưởng PRP hoặc đang trong giai đoạn viêm nhiễm nghiêm trọng tại vùng tiêm. Cần tránh thực hiện phương pháp này để hạn chế nguy cơ tổn thương, phản tác dụng.
- Không có mục tiêu cụ thể: Tiêm tiểu cầu nên được thực hiện với mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Nếu bạn chưa hiểu rõ nhu cầu của mình cũng như xác định được có nên tiêm tiểu cầu hay không. Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để được gợi ý liệu pháp tương ứng.
Những phản ứng tiêu cực khi tiêm tiểu cầu:
- Nguy cơ viêm nhiễm: Trong một số trường hợp, tiêm tiểu cầu có thể gây viêm nhiễm tại vị trí tiêm với các biểu hiện đau nhức, sưng đỏ, xuất hiện dịch mủ. Điều này có thể xảy ra nếu quy trình tiêm không được thực hiện trong môi trường sạch sẽ hoặc không tuân thủ các quy tắc vệ sinh.
- Nguy cơ kích ứng: Một số người có cơ địa yếu, dễ dị ứng có khả năng bị kích ứng đối với thành phần trong PRP, chẳng hạn như fibrinogen. Kích ứng da do tiêm tiểu cầu thường đi kèm với triệu chứng ngứa, sưng, cảm giác châm chích hoặc nổi mẩn.
- Nguy cơ tụ máu: PRP có khả năng làm kích thích các khu vực tụ máu dưới da. Tình trạng này thường không quá phổ biến nhưng có thể gặp phải ở những bạn đang gặp phải một số bệnh lý về máu.
- Sưng tấy và đau nhức dữ dội: Nếu không thực hiện đúng kỹ thuật hoặc tiêm tiểu cầu nhiều hơn mức được chỉ định cho 1 lần điều trị. Nguy cơ cao là bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng sưng bầm, tấy đỏ quá mức và giác đau đớn dữ dội.
- Để lại sẹo sau tiêm: Mặc dù hiếm, nhưng trong một số trường hợp, tiêm tiểu cầu có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt nếu quy trình tiêm không được thực hiện trong môi trường sạch sẽ. Điều đó có khả năng dẫn đến các vết sẹo thâm trên da.
Nếu không tiêm tiểu cầu thì chọn phương pháp thẩm mỹ nào?
Trong trường hợp bạn không thuộc nhóm đối tượng phù hợp để tiêm tiểu cầu hoặc chọn không muốn áp dụng phương pháp này. Thi vẫn có rất nhiều loại hình thẩm mỹ không xâm lấn khác có thể xem xét để cải thiện ngoại hình và tình trạng da. Tham khảo một số liệu pháp được đánh giá tốt nhất tại Mega Gangnam để có được lựa chọn phù hợp nhất!
Phương pháp căng chỉ da mặt
Căng chỉ da mặt là một phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn ứng dụng công nghệ cấy chỉ sinh học tự nhiên. Trong quá trình này, các bác sĩ sẽ sử dụng các sợi chỉ siêu vi an toàn để đặt dưới da theo các mối nối được chỉ định. Sau đó tiến hành siết căng để làm mờ nếp nhăn, nâng đỡ cấu trúc da và phục hồi các vấn đề lão hóa. Căng chỉ cũng có thể được áp dụng cho khu vực cổ và vùng cằm. Hiệu quả sau khi căng da mặt bằng chỉ có thể kéo dài được đến 5 năm.
Tiêm Collagen tự thân nhân bản
Phương pháp này sử dụng collagen được chiết tách từ các tế bào trong cơ thể chúng ta. Sau đó quay lại đưa vào bên trong để tái tạo và phục hồi những vùng da nhăn nheo, chảy xệ, thiếu sức sống. Khả năng nâng đỡ, tạo độ căng mịn của collagen tự thân rất tốt. Lại có khả năng thích ứng cao và thời gian duy trì lâu hơn so với tiêm tiểu cầu. Vậy nên đấy có thể là một lựa chọn đáng để bạn cân nhắc!
Trên đây là bài viết của chúng tôi nhằm cung cấp cho bạn đọc các thông tin để giải đáp tiêm tiểu cầu là gì. Cùng với đó là những đánh giá chuyên sâu về lợi ích, ưu điểm và hạn chế của phương pháp này. Để được tư vấn cụ thể hơn về các liệu trình làm đẹp không xâm lấn, có thể liên hệ trực tiếp với Mega Gangnam qua Hotline: 093.770.6666, các chuyên gia luôn túc trực và sẵn sàng hỗ trợ cho bạn!